Cảm lạnh nhức đầu do đâu & Cách giảm đau đầu nhanh chóng

2024-01-04 14:56:29

Cảm lạnh nhức đầu là triệu chứng dễ gặp ở nhiều bệnh nhận khiến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt bị suy giảm nghiêm trọng. Khi mắc bệnh mọi người cần thực hiện các biện pháp chăm sóc khoa học để loại bỏ nhanh dấu hiện bệnh. Nội dung bài viết này sẽ giúp người bệnh tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa chứng bệnh cảm lạnh đau đầu chi tiết.

I - Tại sao cảm lạnh gây đau đầu?

Bệnh cảm lạnh CÓ THỂ GÂY ĐAU ĐẦU, đau nhức đỉnh đầu, đau thái dương ở bất kỳ người nào khi bị cảm lạnh. Mức độ đau đầu ở mỗi người bệnh sẽ diễn biến khác nhau dựa vào mức độ bệnh và hiện trạng sức khỏe.

Yếu tố khiến bệnh cảm lạnh đi kèm nhức đầu là chịu tác động từ virus (cụ thể là Rhinovirus, Enterovirus). Lúc này virus xâm nhập vào mũi khiến các hốc xoang ở mũi bị sưng viêm nghiêm trọng. Tiếp đó người bệnh bị nghẹt mũi, chảy dịch mũi đi kèm với vùng đầu đau nhức khó chịu.

Việc cảm lạnh nhức đầu phần lớn do các hốc xoang bị tổn thương, ngoài ra người bệnh sẽ cảm nhận thấy cơn đau ở mặt, má, sống mũi. Chứng bệnh sẽ nhanh giảm khi người bệnh biết cách chăm sóc sức khỏe và vệ sinh vùng mũi họng hợp lý.

nguyên nhân gây cảm lạnh nhức đầu

Chứng cảm lạnh đau đầu do virus gây ra cản trở sức khỏe

II - Các triệu chứng khi bị cảm lạnh nhức đầu

Sau 2 - 3 ngày khi virus bắt đầu xâm nhập và tấn công đường hô hấp trên thì người bệnh bắt đầu có biểu hiện nghẹt mũi, hắt xì liên tục, khó ngửi mùi hương, chảy nước mắt và nước mũi liên tục.… Sau đó, các dấu hiệu này sẽ giảm dần và có thể khỏi dứt điểm sau 7 ngày hoặc lâu hơn dựa vào cơ địa mỗi người.

Ngoài ra khi bị cảm lạnh đau đầu, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng khác như

  • Người mệt mỏi, đau nhức toàn thân hoặc có người gần như kiệt sức.
  • Họng đau rát, sưng họng, viêm họng.
  • Hắt hơi nhiều lần, chảy nhiều nước mũi.
  • Khó thở, ngạt mũi, tắc mũi.
  • Sốt.
  • Sưng hạch bạch huyết, giảm hoặc mất vị giác.

Khi các biểu hiện bệnh diễn ra dài ngày mà không giảm sút thì bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tránh để bệnh kéo dài lâu ngày có thể tiến triển xấu đi gây ra nguy hiểm tới sức khỏe.

III - Người bị cảm lạnh đau đầu nên làm gì?

Trong thời gian bị cảm lạnh nhức đầu người bệnh có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để đẩy lùi trạng thái bệnh nhanh chóng:

1. Thực hiện ngay biện pháp tăng cường sức đề kháng

Tăng đề kháng là giải pháp quan trọng hàng đầu giúp đẩy lùi bệnh cảm lạnh để từ đó giảm triệu chứng đau đầu. Bởi khi bị virus tấn công thì tế bào miễn dịch phải “gắng sức” để chống lại tác nhân gây bệnh, khiến cho đề kháng suy giảm.

Nếu đề kháng kém thì người bệnh lâu khỏi bệnh, cơn đau đầu nghiêm trọng và dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Vậy nên để tăng đề kháng, khắc phục cảm lạnh thì nên sử dụng sản phẩm Đông Y thế hệ 2.

Dạng sản phẩm này có thể sử dụng cho cả những trường hợp sức đề kháng yếu nghiêm trọng. Người thường xuyên mắc bệnh cảm lạnh hoặc ốm vặt, người ốm yếu đã thực hiện nhiều biện pháp mà không hiệu quả.

Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu nhất phải nhắc đến Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương của thương hiệu Dược phẩm Nhất Nhất. Bộ Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương được bào chế dưới dạng: Siro (thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi), viên uống (thích hợp với trẻ lớn, người trưởng thành).

Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương tạo hàng rào sức mạnh cho cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của virus gây cảm lạnh. Ngoài ra, sản phẩm còn bồi bổ phủ tạng, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy. Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương giúp chặn đứng biểu cảm lạnh nhức đầu sau 2 - 3 ngày.

Nếu không muốn cảm lạnh đau đầu tái phát nhiều lần gây hại cho cơ thể thì bạn nên sử dụng sản phẩm đủ liệu trình từ 2 - 3 tháng trở lên. Sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương chỉ dành riêng cho Vua Chúa và sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất nên đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, chất lượng.

thuốc chữa cảm lạnh nhức đầu

Bộ sản phẩm cải thiện đề kháng, điều trị bệnh cảm lạnh hiệu quả

2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bệnh cảm lạnh cần thực hiện dinh dưỡng khoa học và hợp lý để sớm đưa cơ thể về trạng thái bình thường. Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm hoặc chế biến món ăn có tác dụng giải cảm, nâng cao miễn dịch để sớm khỏi bệnh.

Ngoài ra bệnh nhân nên ưu tiên món ăn dễ tiêu, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa để thúc đẩy hấp thu dưỡng chất. Một số món ăn nên chế biến cho người bệnh như cháo gà, súp rau củ, canh xương nấu củ quả...

3. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi là biện pháp “then chốt” giúp tinh thần thoải mái, làm dịu cơn đau đầu. Từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cảm lạnh nhức đầu.

Khi đang mắc bệnh cảm lạnh, bạn không nên gắng sức đề làm việc hoặc học tập. Thay vào đó, hãy dành nhiều thời gian để bản thân nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để sớm lấy lại sức khỏe tốt.

Không chỉ có vậy, nghỉ ngơi đúng cách còn giúp cải thiện sức mạnh cho tế bào miễn dịch từ đó tiêu diệt hiệu quả virus gây bệnh, phòng ngừa bệnh tiến triển mạnh mẽ.

4. Uống đủ nước, chất điện giải

Một số người bệnh cảm lạnh đau đầu đầu có hiện tượng sốt cao dẫn đến rối loạn điện giải và mất nước. Nếu cơ thể bị mất nước kéo dài sẽ tác động đến hoạt động chuyển hóa và gây nguy hại đến cơ thể.

Lúc này, cơ thể người bệnh cần thu nhận đủ nước cùng nhóm chất điện giải (natri, kali, magie, kẽm…). Khi cơ thể đáp ứng đủ nước, chất điện giải sẽ hạn chế rối loạn chuyển hóa, tăng khả năng phục hồi sức khỏe để nhanh chóng khỏi bệnh.

cách chữa cảm lạnh nhức đầu

Cần tích cực bổ sung các chất điện giải để cơ thể nhanh khỏe

5. Xoa dịu triệu chứng ở đường hô hấp

Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp với các biểu hiện cơ bản như: đau rát họng, chảy nước mũi, hắt hơi, đau nhức mũi, đau đầu… gây khó chịu cho người bệnh. Do vậy, để giảm chứng cảm lạnh nhức đầu cần súc miệng, rửa mũi bằng nước muối hoặc massage vùng đầu đúng cách.

6. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là biện pháp làm sạch cơ thể đơn giản, kích thích tuần hoàn máu dưới da để sức khỏe của người bệnh phục hồi. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao từ hơi nước ấm có thể loãng dịch nhầy ở mũi xoang, đào thải yếu tố gây nghẹt mũi.

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không nên tắm nước quá nóng vì có thể làm tổn thương da. Không nên tắm quá lâu vì có thể bị nhiễm lạnh và khiến triệu chứng của bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Sau khi tắm xong, người bệnh cần giữ ấm đầy đủ để tránh bệnh diễn biến xấu đi.

7. Dùng tinh dầu để giảm cảm lạnh nhức đầu

Khi mắc bệnh cảm lạnh, không ít người rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng. Để giảm triệu chứng này, bạn nên sử dụng tinh dầu để ổn định tinh thần, giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Hương thơm từ tinh dầu còn loại bỏ chứng nhức đầu, cải thiện giấc ngủ và hồi phục sức khỏe người nhanh chóng.

Một số loại tinh dầu còn chứa hợp chất kháng khuẩn, ức chế virus và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cảm lạnh. Bạn có thể dùng tinh dầu để trong phòng hoặc xông hơi mặt để giảm cảm lạnh đau đầu.

cách chữa cảm lạnh nhức đầu

Thực hiện xông hơi bằng tinh dầu để thư giãn tinh thần, giảm bệnh nhanh chóng

IV - Mẹo ngăn chặn chứng cảm lạnh nhức đầu hiệu quả

Dưới đây là một số gợi ý về biện pháp giúp hạn chế đau đầu do cảm lạnh hiệu quả bạn có thể thực hiện:

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dành thời gian nghỉ ngơi

Vệ sinh toàn bộ cơ thể nhất là khu vực bàn tay giúp loại bỏ virus gây bệnh cảm lạnh bám trên bề mặt da hoặc niêm mạc mũi họng. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh hoặc hạn chế bệnh phát triển theo chiều hướng xấu đi.

Ngoài ra, bạn cũng cần ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng hoặc lao động quá sức. Khi cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách sẽ tái tạo năng lượng, ngăn cản virus tấn công vào cơ thể và hạn chế khả năng mắc bệnh cảm lạnh.

cách giảm cảm lạnh đau đầu

Cơ thể cần cung cấp đầy đủ nước để thực hiện các hoạt động chuyển hóa

Tích cực tập thể dục

Thực hiện các hoạt động thể dục, thể thao là giải pháp để nâng cao đề kháng, ổn định chức năng miễn dịch. Lúc đó cơ thể đủ khả năng thoát khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh. Khi sức đề kháng tốt thì nếu có mắc bệnh sẽ nhanh khỏi, ít gặp phải biến chứng của cảm lạnh.

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày

Virus gây bệnh có thể tồn tại nhiều giờ đồng hồ tại vùng hầu họng, xoang mũi. Nếu không “hạ gục” được chúng ở vị trí này thì virus có thể đi sâu vào phế quản, phổi và gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm. Vì vậy, để phòng ngừa cảm lạnh đau đầu thì bạn cần vệ sinh vùng họng sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Hạn chế tiếp xúc, chạm vào đồ vật của người mắc bệnh

Virus cảm lạnh tồn tại nhiều giờ ở môi trường bên ngoài và các đồ vật khi người bệnh đã tiếp xúc. Vậy nên khi giao tiếp với người bệnh cảm lạnh nhức đầu nên đeo khẩu trang, đứng xa đồng thời rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế chạm vào các vật dụng của người bệnh đồng thời vệ sinh không gian sống đúng cách.

cách phòng ngừa cảm lạnh nhức đầu

Cần tích cực lau dọn không gian sống để hạn chế virus cứ trú

Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài

Môi trường bên ngoài luôn tiềm ẩn nhiều loại virus gây bệnh cảm lạnh và hàng loạt bệnh truyền nhiễm khác. Vì thế, khi đi ra ngoài đường, bạn và người thân nên có biện pháp bảo vệ cơ thể của mình. Chẳng hạn như đeo khẩu trang hoặc rửa tay bằng xà phòng, súc họng bằng nước muối khi từ ngoài đường trở về nhà.

V - Khi nào đau đầu cảm lạnh nên thăm khám bác sĩ

Thông thường bệnh cảm lạnh nhức đầu không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nhiều trường hợp diễn biến nặng với nhiều biểu hiện bất thường khiến sức khỏe bị giảm sút nhanh chóng.

Khi quan sát có các dấu hiệu bất thường dưới đây bạn cần đến các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, khắc phục nhanh chóng.

  • Khi nuốt cảm thấy đau rát vùng họng, cơn đau có thể trở nên rất nghiêm trọng.
  • Ho liên tục, ho với tần suất tăng dần không thấy giảm đỡ, ho kéo dài từ 2 - 3 tuần trở lên.
  • Chảy nước mũi liên tục, đau nhức vùng xoang mũi, đau đầu nặng gây mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
  • Khó thở, tắc ngạt mũi diễn ra trong thời gian dài từ 2 - 3 tuần trở lên nhưng không thấy đỡ.
  • Sốt nhiều ngày (từ 3 ngày trở lên), sốt cao trên 39 độ C, sốt cao kèm theo co giật.
  • Nôn nhiều, chóng mặt, hoa mắt đi đứng loạng choạng.

Cảm lạnh nhức đầu là bệnh có thể khỏi theo chu trình 7 ngày nếu người bệnh thực hiện tốt các hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ. Dưới góc nhìn khoa học đã chia sẻ ở bài viết hy vọng người bệnh tiếp cận nhiều thông tin hữu ích và có biện pháp để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn dịch bệnh.

Lên đầu trang
Loading