Bị cảm lạnh nên uống thuốc gì nhanh khỏi, an toàn?

2023-12-26 17:05:19

Sử dụng thuốc trị cảm lạnh đúng cách là việc giúp người bệnh đẩy lùi các biểu hiện cảm nhanh chóng. Vậy người bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi, không gây hại đến hệ cơ quan khác. Vấn đề dùng loại thuốc nào chữa cảm lạnh tốt, an toàn sẽ được chúng tôi bật mí ở bài viết dưới đây.

I - Nên uống thuốc trị cảm lạnh khi nào?

Cảm lạnh là bệnh do virus Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra tác động đến sức khỏe người bệnh. Khi mới bắt đầu nhiễm bệnh sẽ xuất hiện biểu hiện: sốt, người nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2 - 3 ngày, hắt hơi, sổ mũi.

Dấu hiệu bệnh cảm lạnh sẽ khởi phát sau 15 - 16 giờ sau khi nhiễm virus, rầm rộ nhất sau 2 - 4 ngày và biến mất hẳn sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ khỏi bệnh cảm lạnh ở mỗi người khác nhau trong đó trẻ em và người già thì bệnh lâu lhoir, nguy cơ tiến triển nặng.

Khi mắc bệnh cảm lạnh, người bệnh có xu hướng chủ quan, không chăm sóc sức khỏe cẩn thận gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số biến chứng nguy hại khi cảm lạnh tái diễn dài ngày như: viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.

Vậy nên theo các chuyên gia, người bệnh nên sử dụng thuốc ở những ngày đầu tiên để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Đồng thời cần chọn dòng thuốc chữa cảm lạnh thông dụng, an toàn theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh việc bệnh diễn biến nặng.

uống thuốc chữa trị cảm lạnh khi nào

Người bệnh nên uống thuốc trị cảm lạnh ở những ngày đầu khởi phát bệnh

II - TOP 5 nhóm thuốc chữa cảm lạnh tốt trên thị trường

Bị cảm lạnh uống thuốc gì để cơ thể loại bỏ nhanh triệu chứng và hồi phục sức khỏe nhanh chóng? Dưới đây là một số gợi ý về dòng thuốc chữa trị cảm lạnh an toàn, hiệu quả nên thực hiện:

1. Thuốc làm thông thoáng đường thở

Thuốc giúp khơi thông đường thở có cơ chế co mạch, giảm phản ứng viêm ở vùng niêm mạc mũi. Từ đó giúp giảm tiết dịch nhầy ở mũi và cải thiện đường thở ở người mắc cảm lạnh trở nên thông thoáng.

Một số dòng thuốc làm co mạch và làm giảm triệu chứng ở người bệnh cảm lạnh bao gồm: ephedrine, pseudoephedrine, phenylephrine.

Tuy nhiên, nhóm thuốc làm thoáng đường thở tạo ra các phản ứng phụ như: tăng huyết áp, nhiễu loạn giấc ngủ hay nhịp tim… Vì vậy người bị cảm lạnh đi kèm bệnh lý về tim mạch hoặc mất ngủ thì cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ để tránh tổn hại đến sức khỏe.

Để hạn chế tắc nghẹt mũi thì bạn không nên dùng các loại thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc dạng xịt mũi dài ngày. Việc dùng thuốc quá thời gian chỉ định khiến mũi bị nghẹt kéo dài hoặc chứng sổ mũi tái phát nhiều lần.

2. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh thì không thể thiếu thuốc giảm đau, hạ sốt. Thông thường khi mặc cảm lạnh người bệnh có các biểu hiện như: sốt cao, đau nhức đầu, đau nhức toàn thân, tinh thần mệt mỏi.

Vậy nên cần dùng thuốc chữa cảm lạnh thông qua các triệu chứng bệnh để sức khỏe nhanh ổn định. Các đối tượng sốt cao (trên 38.5 độ C) dài ngày không đỡ nên ưu tiên nhóm thuốc hạ sốt. Loại thuốc giảm đau, nhanh hạ thân nhiệt được kê dùng gồm: paracetamol, ibuprofen, naproxen…

Trong đó, Paracetamol là loại thuốc trị cảm lạnh được dùng phổ biến nhưng tránh lạm dụng vì tổn hại đến gan thận hoặc đe dọa tính mạng. Mặc dù, aspirin có tác dụng hạ sốt nhưng bào mòn niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày nên ít sử dụng.

Mặt khác, các đối tượng dưới 16 tuổi nên tránh dùng aspirin để giảm đau, hạ sốt. Theo nghiên cứu, nhóm thuốc này khiến trẻ gia tăng mắc hội chứng Reye ( tổn thương ở não - gan, có thể gây tử vong).

bị cảm lạnh nên uống thuốc gì

Thuốc giúp loại bỏ nhanh biểu hiện của chứng bệnh cảm lạnh

3. Nhóm thuốc kháng Histamin

Bị cảm lạnh nên uống thuốc nhóm histamin vì giảm nhanh chứng sổ mũi, hắt hơi hoặc ho do viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Các loại thuốc chữa cảm lạnh tốt nhất thuộc nhóm histamin nên dùng là: clorpheniramin, loratadin, fexofenadin…

Thuốc kháng histamin có tác dụng phụ là buồn ngủ nên cần cân nhắc với các đối tượng làm công việc ngoài trời hoặc lái xe. Đối tượng tăng nhãn áp, viêm phổi mạn tính, phì đại tuyến tiền liệt... cần lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ trước khi uống thuốc trị cảm lạnh.

4. Thuốc giảm ho

Cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi thì nên dùng dòng thuốc giảm ho để cải thiện biểu hiện bệnh. Nhóm thuốc này được chỉ định ở người bệnh ho nhiều, ho ở mức độ từ vừa đến nặng. Nhóm thuốc giảm ho được dùng gồm: dextromethorphan, codein, pholcodin…

Tuy nhiên các đối tượng ho có đờm không nên sử dụng dòng thuốc giảm ho trên. Mặt khác trẻ dưới 12 tuổi không nên dùng thuốc nhóm Codein hoặc thiếu niên từ 12 - 18 tuổi nên hạn chế dùng vì gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Khi dùng thuốc giảm ho cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian sử dụng để không tổn hại sức khỏe. Đồng thời thuốc giảm ho dextromethorphan khi dùng cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn nên cân nhắc cẩn thận.

bị cảm lạnh nên uống thuốc gì nhanh khỏi

Thuốc giảm ho khan hiệu quả giúp xua tan bệnh cảm lạnh nhanh chóng

5. Thuốc long đờm

Thuốc long đờm được sử dụng với mục đích làm loãng dịch nhầy bị tắc nghẽn ở mũi họng. Từ đó giúp người bệnh cảm lạnh làm loãng dịch nhầy, hạn chế trạng thái tắc ngạt mũi hoặc giảm ho có đờm.

III - Chú ý khi dùng thuốc điều trị cảm lạnh an toàn

Khi vấn đề bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi được giải thích cụ thể thì người bệnh cần dùng thuốc khoa học. Dưới đây là một số chú ý cho người bệnh trong việc dùng thuốc chữa cảm lạnh:

  • Người bệnh chỉ uống thuốc (theo liều dùng, thời gian) từ hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh vì tạo ra nhiều tổn hại tới sức khỏe.
  • Trước khi dùng thuốc, cần đọc và tìm hiểu kỹ về các thông tin của thuốc (thành phần, tương tác thuốc, tác dụng phụ của thuốc) để tránh tổn hại sức khỏe.
  • Dòng thuốc kháng histamin gây chứng buồn ngủ, mất tỉnh táo và khó tập trung. Vậy nên đối tượng người lái xe, lao động chân tay ngoài trời, người đang nấu ăn dùng dao kéo hoặc dùng bếp ga, bếp điện cần cân nhắc.
  • Khi uống thuốc trị cảm lạnh bạn nên tránh xa đồ uống chứa cồn (rượu, bia) để không tổn hại tới việc hấp thu và thải trừ của thuốc.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc vì có thể gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và tác động đến kết quả điều trị cảm lạnh.
  • Mẹ bầu đang mang thai và hoặc nuôi con bằng sữa mẹ nên trao đổi ý kiến với bác sĩ. Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc vì dễ gây hại tới sự phát triển của thai nhi hoặc em bé.

Bài viết đã giúp người bệnh giải đáp câu hỏi "cảm lạnh uống thuốc gì" để nhanh khỏi, ổn định sức khỏe. Hy vọng các dòng thuốc chữa trị cảm lạnh đã chia sẻ ở bài viết giúp người bệnh có thêm kiến thức phong phú. Căn cứ vào yếu tố đó bạn hãy sáng suốt để dùng thuốc khoa học, an toàn nhằm tránh gây hại đến sức khỏe tổng thể.

Lên đầu trang
Loading