I - Cảm giác chán nản mệt mỏi là thế nào?
Không khó để có thể nhận biết bản thân bạn hoặc một người nào đó đang cảm thấy chán chường mệt mỏi với cuộc sống. Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng đó là cảm xúc nhất thời, dễ qua trong thời gian ngắn. Vậy nên nếu có các biểu hiện dưới đây thì mọi người nên cẩn trọng về sức khỏe:
- Luôn cảm thấy không hài lòng, thậm chí bất mãn hay không hứng thú để làm bất kỳ công việc gì. Có trường hợp chán nản xuất hiện ngay cả khi cơ thể đang khỏe mạnh sung sức, không có trở ngại gì trong cuộc sống.
- Khi bạn gắng sức làm một việc gì đó nhưng chưa có thành quả hoặc khi vừa trải qua một biến cố nào đó trong cuộc đời thì tinh thần luôn bi quan, thiếu động lực.
- Cảm giác chán nản có thể xâm chiếm vào tâm trí, khiến cho bạn không thể tập trung tinh thần và sức lực vào việc cụ thể.
Chứng bệnh chán nản mệt mỏi có thể gặp ở bất kỳ đối tượng cùng độ tuổi khác nhau. Cần có hướng điều chỉnh phù hợp để mọi người có động lực trong mọi việc và không tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Cảm giác thiếu động lực, cơ thể uể oải khi nghĩ về công việc
II - Nguyên nhân dẫn đến hình ảnh mệt mỏi chán nản
Hình ảnh chán nản mệt mỏi khiến trật tự cuộc sống và sức khỏe người bệnh giảm sút rõ rệt. Vậy nên tìm ra lý do gây nên trạng thái này là giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.
1. Suy nhược cơ thể
Người mắc hội chứng suy nhược thường rơi vào tâm trạng bi quan, người mệt mỏi rã rời và thiếu sức sống. Ngoài ra hội chứng suy nhược còn làm xuất hiện nhiều biểu hiện khác nhau như: người kiệt sức, chán trường, tâm lý bất an, chân tay tê bì, hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực…
Sự mệt mỏi, tinh thần bi quan ở những người bệnh suy nhược cơ thể có thể kéo dài trong suốt thời gian dài. Việc này gây ra nhiều hậu quả không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe và công việc của chính người bệnh.
Nguyên nhân của chứng suy nhược cơ thể có thể là do: Căng thẳng quá mức, lao động vất vả, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, nhiễm trùng nhiễm khuẩn, người vừa trải qua cuộc đại phẫu lớn… Tuy nhiên nhân tố chủ chốt nhất vẫn là cơ địa của người bệnh suy yếu dẫn đến suy nhược kéo dài.
2. Trầm cảm
Điểm rõ nét ở những người mắc bệnh trầm cảm đó là thường xuyên thấy chán nản mệt mỏi với mọi việc xung quanh. Người trầm cảm luôn suy nghĩ đến những điều tồi tệ, không tốt đẹp dẫn đến tâm trạng chán nản, thiếu động lực cuộc sống.
Cảm giác chán nản sẽ kéo dài quanh năm suốt tháng, thậm chí nhiều trường hợp còn có rối loạn hành vi, có ý định tự tử hoặc làm hại những người xung quanh.
Ngoài ra, người trầm cảm còn có một số biểu hiện khác như: cảm thấy bản thân luôn có lỗi (dù có thể lỗi không phải do họ), rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc thiếu ngủ), người kiệt sức, bồn chồn lo lắng, khó đưa ra quyết định.
Chứng bệnh trầm cảm dễ tạo nên cảm giác chán nản, thiếu sức sống
3. Ít giao tiếp với mọi người
Một số người có lối sống quá khép kín, không giao lưu với xã hội bên ngoài có thể mắc phải tình trạng rối loạn tâm lý. Đây thực sự là mối nguy hại với sức khỏe tinh thần bởi khả năng thu nhận thông tin bị hạn chế.
Khi ít giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ khiến cho người bệnh trở nên trầm uất, thiếu nơi để giải tỏa muộn phiền. Ngoài ra, việc thiếu giao lưu với bên ngoài làm cho người bệnh thường xuyên thấy phẫn uất, lo lắng và bất an.
4. Dinh dưỡng, sinh hoạt kém
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt thiếu điều độ là “sát thủ giấu mặt” khiến cho con người chán nản mệt mỏi, thiếu hứng thú trong mọi công việc. Cụ thể là:
Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng gây mất cân bằng về nhóm chất dẫn đến cơ thể mệt mỏi, không đủ năng lượng để hoạt động. Ngoài ra, thói quen thích ăn đồ cay hoặc dùng các chất kích thích dễ tạo ra cảm giác mệt mỏi, giảm chức năng tiêu hóa.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt không khoa học như thức khuya, giấc ngủ kém, lười rèn luyện thể dục thể thao cũng gia tăng mệt mỏi. Khi cơ thể uể oải, thiếu chất dinh dưỡng kéo dài sẽ làm cho tinh thần chán nản, xuống dốc nhanh.
Người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học
5. Vừa trải qua cú sốc lớn
Cú sốc lớn có thể làm cho con người ta “gục ngã”, chán chường và không còn muốn làm việc gì nữa. Những biến cố lớn trong cuộc đời gây ra cú sốc có thể là: Người thân mất, vợ chồng ly hôn, gia đình phá sản…
Những người không mạnh mẽ hoặc thiếu bản lĩnh thì sẽ khó để vượt qua cú sốc đó. Nỗi đau cứ “ngự trị” suốt trong tâm trí khiến mọi suy nghĩ luôn xoay quanh chuyện buồn tạo nên trạng thái tiêu cực. Việc này diễn ra thời gian dài khiến họ rơi vào sự chán nản, thậm chí là tuyệt vọng, kéo theo đó là sức khỏe đi xuống.
III - Khi chán nản mệt mỏi nên làm gì?
Mệt mỏi chán nản là trạng thái tiêu cực mà nhiều người gặp phải gây ra tổn hại về sức khỏe và tâm lý. Vậy nên dựa vào nguyên nhân khởi phát triệu chứng để chọn ra cách điều trị phù hợp dưới đây:
1. Điều trị bệnh lý liên quan
Bệnh lý làm gia tăng cảm giác chán nản đồng thời khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài đó là suy nhược cơ thể và trầm cảm.
Đối với trầm cảm, tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh thì người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn liệu pháp điều trị khác nhau. Người bệnh có thể điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc chữa trầm cảm như: Sertraline, trimipramine, venlafaxine...
Đối với người bệnh chán nản uể oải do suy nhược cơ thể thì cần nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần. Tuy nhiên, các biện pháp chữa suy nhược cơ thể hiện nay chưa thực sự đem lại hiệu quả để giúp người bệnh vượt qua mệt mỏi chán nản.
Theo Đông Y, nguyên nhân “gốc rễ” của hiện tượng chán nản thiếu sức sống do suy nhược cơ thể là cơ địa yếu. Chỉ khi nào cải thiện được cơ địa thì người bệnh mới hết chán nản mệt mỏi do hội chứng suy nhược gây ra.
Tuy nhiên, việc nâng cao cơ địa không dễ dàng khi các sản phẩm Đông Y hiện nay đều không có tác dụng. Chỉ có Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất mới thật sự giúp cơ địa của người bệnh tốt lên, khống chế suy nhược cơ thể từ “gốc bệnh”.
Từ đó người bệnh giảm nhanh cảm giác mệt mỏi và cải thiện tinh thần theo hướng tích cực. Viên Suy nhược có khả năng dưỡng tâm an thần, bổ khí thông huyết nhằm thúc đẩy nhanh giai đoạn phục hồi để cơ thể khỏe mạnh.
Khi sử dụng đủ liệu trình từ 3 tháng trở lên, sản phẩm sẽ ngăn chặn mệt mỏi chán nản do suy nhược cơ thể tới vài năm. Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương được bào chế từ 100% các loại thảo dược quý hiếm, đạt tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Bộ Y tế nên khách hàng yên tâm sử dụng.
Viên Suy nhược Ngự Y Mật Phương giúp thay đổi cơ địa nhanh chóng
2. Tạo lập mục tiêu rõ ràng ở tương lai
Xác định kế hoạch rõ ràng trong tương lai sẽ giúp bạn hành động chính xác, đưa bạn tới những kết quả ấn tượng. Mục tiêu chính là “kim chỉ nam” dẫn đường để bạn chạm tới sự thành công.
Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ không chán nản mệt mỏi mà cảm thấy hưng phấn và thêm nhiều sức mạnh để tiến về phía trước. Vì thế hãy viết lên những mục tiêu cụ thể trong tương lai chẳng hạn như
- Học thêm kỹ năng mới về nghề nghiệp, hoặc kỹ năng sống, học thêm ngoại ngữ…
- Quản lý tốt tài chính, tiết kiệm được nhiều tiền.
- Trải nghiệm nhiều hoạt động kinh doanh mới.
- Thiết lập được các mối quan hệ tốt trong công việc, tạo gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
- Mua được nhà mới, xe mới.
3. Điều chỉnh ăn uống và chế độ sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể và góp phần cải thiện tinh thần người bệnh. Vậy nên hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thông qua các biện pháp như sau:
- Không nên tập trung vào một nhóm thực phẩm: Mọi người nên tiêu thụ đa dạng nguyên liệu đặc biệt rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng.
- Uống đủ nước hàng ngày: Nước thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bạn nên uống từ 1.5 - 2 lít nước để giúp hoạt động của các bộ phận duy trì ổn định, ngăn chặn mệt mỏi.
- Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt hoặc đồ ăn dầu mỡ: Các món ăn này sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa đường, chất béo, tích tụ sỏi thận hoặc gây nhiều vấn đề bệnh lý khác. Để tránh xuất hiện cảm giác chán nản mệt mỏi bạn nên tránh xa các loại đồ ăn thiếu lành mạnh.
- Thường xuyên vận động, tập luyện tích cực: Giải pháp nhằm cải thiện đề kháng để cơ thể khỏe mạnh, gia tăng lưu thông máu não. Ngoài ra, tập luyện tích cực giúp tinh phần phấn chấn và đem đến nguồn năng lượng tích cực giúp cuộc sống.
- Cải thiện giấc ngủ: Khi chìm vào trong giấc ngủ, cơ thể sẽ huy động nhiều cơ quan và bộ phận để tái tạo năng lượng và hàn gắn tổn thương. Vì vậy, nâng cao chất lượng giấc ngủ là cách để bạn hết mệt mỏi, giảm chán nản và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Hãy tâm sự với người tin tưởng: Để vơi bớt nỗi buồn hoặc giải tỏa những khúc mắc để trạng thái tâm lý chuyển biến tốt và nâng cao sức khỏe tinh thần.
Vận động thể dục, thể thao để nâng cao tinh thần - sức khỏe toàn diện
Chán nản mệt mỏi không chỉ đơn thuần là một triệu chứng thường gặp mà chúng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy nắm vững kiến thức về triệu chứng này sẽ giúp bạn vững tin để vượt qua chúng. Hy vọng bạn sẽ không còn mệt mỏi chán nản mà sẽ luôn mạnh khỏe và tinh thần phấn chấn để hướng đến tương lai tốt đẹp nhé.