Vì sao bị chảy máu tươi ở búi trĩ? Có nguy hiểm không?

2024-03-02 09:08:29

Chảy máu trĩ, một vấn đề thường gặp nhưng đầy lo ngại đối với nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây ra sự không thoải mái mà còn có thể tạo ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, việc nắm vững thông tin về nguyên nhân của vấn đề này là cực kỳ quan trọng để phòng tránh và xử lý kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trĩ chảy máu trong bài viết này.

I - Vì sao bệnh trĩ gây chảy máu?

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh trĩ gây chảy máu là do:

  • Áp lực lớn: Cơ thể chịu áp lực khi vận động mạnh trong các hoạt động như tập gym, mang vác nặng, hay thậm chí chỉ là thói quen ngồi lâu tại một chỗ. Những tác động này khiến áp lực tĩnh mạch tăng cao, gây tổn thương và chèn ép lên búi trĩ vốn đã nhạy cảm, gây ra tình trạng chảy máu trĩ nội.
  • Búi trĩ bị ma sát, kích ứng: Sự ma sát tạo ra từ các búi trĩ với nhau hoặc với phần hậu môn, quần áo cũng là một nguyên nhân chính gây ra chảy máu. Hơn nữa, việc rặn mạnh khi đi đại tiện cùng với việc phân quá cứng gây ma sát với thành niêm mạc hậu môn, làm tĩnh mạch búi trĩ bị tổn thương, gây chảy máu và viêm nhiễm.
  • Vỡ búi trĩ: Hiện tượng này xảy ra ở những người bị trĩ huyết khối, trĩ tắc mạch hoặc trĩ có biến chứng. Khi các cục máu đông hình thành bên trong hoặc bên ngoài hậu môn, chúng dễ bị va chạm và làm rách niêm mạc búi trĩ, gây ra chảy máu, viêm nhiễm và đau đớn.

Ngoài chảy máu, các triệu chứng sau cũng có thể đi kèm khi mắc bệnh trĩ:

  • Sa búi trĩ.
  • Cảm giác ngứa và đau xung quanh khu vực hậu môn.
  • Chảy ra chất nhầy từ hậu môn với mùi khó chịu.

Nguyên nhân gây chảy máu trĩ

II - Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không?

Chảy máu là một trong các triệu chứng đặc trưng của trĩ và thường xuất hiện trong những giai đoạn đầu. Trong trường hợp chảy máu với tần suất thấp, chỉ vài giọt hoặc chỉ kéo dài trong vài giây hoặc vài phút thì không đáng lo ngại. Chỉ cần chú trọng vào điều trị trĩ, triệ chứng chảy máu theo đó cũng sẽ được khắc phục.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu liên tục, kéo dài hơn 10 phút; chảy máu thành tia hoặc chảy máu bất ngờ ngay trong các hoạt động thường nhật, thì đây là dấu hiệu cảnh báo và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bị trĩ.

Trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Nếu triệu chứng chảy máu tiếp diễn lâu dài có thể gây ra một số biến chứng trĩ như:

  • Thiếu máu: Tình trạng mất máu liên tục do trĩ có thể dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt ở nhiều người.
  • Hoại tử búi trĩ và nhiễm trùng: Chảy máu trĩ do viêm, vỡ búi trĩ thường tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra tình trạng nhiễm trùng đáng lo ngại, nguy cơ hoại tử là tương đối cao.
  • Tạo thành nhiều búi trĩ: Bệnh trĩ chảy máu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến việc tạo thành nhiều búi trĩ hơn, khiến bệnh càng trở nên trầm trọng.
  • Bệnh viêm ruột: Sự viêm nhiễm từ bệnh trĩ chảy máu có thể lan rộng đến các phần khác của ruột, gây ra các vấn đề về sức khỏe đáng chú ý.
  • Ung thư hậu môn: Mặc dù hiếm, nhưng bệnh trĩ không được điều trị đúng cách có thể tăng nguy cơ mắc các loại ung thư hậu môn.

Vì vậy, để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm này, việc điều trị kịp thời bệnh trĩ chảy máu là điều vô cùng quan trọng. Người bệnh nên tìm đến bác sĩ ngay khi phát hiện có máu ở các búi trĩ để được khám và điều trị chính xác.

Nên tìm hiểu rõ hơn: Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn?

III - Những cách giảm chảy máu khi bị trĩ hiệu quả nhanh chóng

1. Chườm đá lạnh

Nhiệt độ tỏa ra từ đá lạnh sẽ giúp các mạch máu co lại, từ đó làm giảm chảy máu khi bị trĩ khá hiệu quả. Nên thực hiện theo các bước sau để tránh bị kích ứng khi chườm đá lạnh:

  • Thay vì chườm trực tiếp vào hậu môn, bạn nên quấn đá viên vào khăn hoặc túi chườm rồi đặt vào hậu môn gần nơi chảy máu.
  • Chườm 10 phút rồi tạm nghỉ, thực hiện lại từ 2 đến 3 lần cho đến khi không còn thấy máu.
  • Chườm đá xong, sát trùng bằng cách ngâm mình trong nước muối ấm pha loãng khoảng 10 đến 15 phút rồi lau nhẹ cho sạch sau đó băng lại bằng gạc sạch.

Chườm lạnh ở hậu môn

2. Dùng bông gòn cầm máu

Trong trường hợp việc chườm đá lạnh không khả thi, người bệnh có thể thay thế bằng việc sử dụng bông gòn hoặc giấy mềm để thấm và cầm máu. Lưu ý khi thực hiện phương pháp này đó là tránh sử dụng giấy ướt có cồn, các loại giấy cứng, có tẩm mùi hay chất tạo màu để tránh kích ứng vùng da nhạy cảm.

3. Ngâm hậu môn trong nước muối ấm

Ngâm hậu môn trong nước muối ấm giúp sát trùng, co tĩnh mạch để hạn chế việc chảy máu. Các bước thực hiện phương pháp này cụ thể như sau:

  • Trước khi ngâm hậu môn trong nước muối ấm, cần thấm các vết máu bị chảy ra.
  • Chuẩn bị nước ấm, thêm chút muối. Lưu ý chỉ nên pha loãng, không nên cho quá nhiều muối khi pha.
  • Ngâm hậu môn trong nước đã chuẩn bị khoảng 10 - 15 phút.
  • Dùng băng gạc hoặc khăn mềm để thấm hậu môn sau khi ngâm.

Tìm hiểu thêm: Bị trĩ ngâm nước muối có tốt không?

Ngâm hậu môn, vùng bị chảy máu trong nước muối ấm

4. Tăng cường chất xơ cho cơ thể

Tăng cường chất xơ và nước sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón, giúp giảm tình trạng chảy máu cũng như những triệu chứng khó chịu khác khi bị bệnh trĩ.

Việc tích cực tăng cường chất xơ bao gồm rau củ hay ngũ cốc nguyên hạt… cho cơ thể sẽ khiến nhu động ruột được kích thích, từ đó làm mềm phân giúp việc đi đại tiện dễ dàng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung lượng nước đủ mỗi ngày.

Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì nếu muốn nhanh khỏi?

5. Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng

Tích cực chơi thể thao hay những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, từ đó ngăn ngừa táo bón và trĩ hiệu quả hơn. Lưu ý nên tránh vận động mạnh như đạp xe, tập tạ chân hay nâng vật nặng vì những điều đó sẽ gây áp lực lên xương chậu, kích thích búi trĩ dẫn đến chảy máu.

Tìm hiểu: Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào?

IV - Bị trĩ ra máu nên uống thuốc gì?

1. Sản phẩm Đông y Thế hệ 2 trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một loại bệnh do cơ địa chi phối. Người có cơ địa trĩ thường có tĩnh mạch vùng hậu môn suy yếu dẫn đến khí huyết dễ bị ứ trệ lại đó và hình thành nên trĩ. Người có cơ địa trĩ sẽ dễ mắc trĩ hơn người bình thường dù có chú ý hay kiêng khem kỹ càng. 

Muốn đánh tan huyết ứ, ngăn ngừa tái lại phải đưa cơ địa trở lại như những người khỏe mạnh bình thường, điều mà Đông y Thế hệ 2 có thể làm được hiệu quả.

Viên trĩ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 vừa làm giảm triệu chứng bên ngoài, làm bền vững thành tĩnh mạch hậu môn giúp cho bệnh nhân hết chảy máu, đồng thời cải thiện cơ địa bên trong cho người bệnh. Từ đó hạn chế bị trĩ chảy máu và ngăn ngừa tái phát.

Để tránh tái phát, việc chữa trị trĩ sớm và đủ liệu trình sẽ giúp nhanh chóng khỏi bệnh và giảm nguy cơ tái phát. Hiện nay, sử dụng thuốc Đông y Thế hệ 2 chữa bệnh trĩ là một xu hướng phổ biến vì hiệu quả cao, tính an toàn và không gây tác dụng phụ.

Xem thêm: 8 thực phẩm chức năng trị bệnh trĩ hiệu quả (cập nhật 2024)

Ngự y mật phương 15 khắc phục trĩ chảy máu

2. Sử dụng các loại thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng để đem lại sự thoải mái trong thời gian ngắn cho bệnh nhân bằng cách làm giảm các triệu chứng bệnh mang lại. Một số loại thuốc có thể được sử dụng khi mắc bệnh trĩ:

  • Thuốc giảm đau rát khó chịu: Các loại thuốc uống như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen thường được sử dụng để giảm đau rát khó chịu nhờ khả năng giảm đau và kháng viêm của các loại thuốc này. 
  • Thuốc giảm viêm ngứa: Chẳng hạn hydrocortisone giúp tiêu viêm và giảm ngứa. Hoặc thuốc mỡ bôi lidocain có tác dụng gây tê tạm thời, giúp người bệnh tránh được các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo dùng thuốc bôi kẽm oxyd hay một số các sản phẩm có chứa chiết suất cây phỉ, lô hội… cũng có thể giảm được những kích ứng do bệnh trĩ mang lại, nhờ đó phòng ngừa chảy máu.
  • Thuốc làm mềm phân: Chẳng hạn như Polyethylene Glycol, thuốc có tác dụng giúp cho phân mềm hơn từ đó người bệnh có thể đi đại tiện dễ dàng mà không ảnh hưởng đến các búi trĩ. Cơ chế của thuốc là tích nước tại đường tiêu hóa, từ đó giúp phân mềm hơn để đào thải nhẹ nhàng hơn.

Các loại thuốc nên dùng khi bị chảy máu trĩ

V - Phải làm sao để hạn chế tình trạng chảy máu khi bị trĩ?

Để giảm tình trạng chảy máu khi bị trĩ, nên hạn chế tình trạng táo bón kéo dài. Có thể áp dụng các phương pháp sau giảm nguy cơ chảy máu khi bị trĩ:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
  • Uống nhiều nước: Uống lượng nước khoảng 1,5 đến 2,5 lít và chia ra khoảng từ 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày là hợp lý.
  • Tập các bài tập nhẹ và điều độ mỗi ngày.
  • Tránh vận động nặng, bê vác vật nặng.
  • Ngồi quá lâu cũng có thể khiến bệnh trĩ thêm trầm trọng. Vì thế người bệnh nên tích cực vận động nhẹ nhàng, đứng lên đi lại để không làm bệnh trĩ nặng hơn sau khi đã ngồi 30 - 45 phút.

Bệnh trĩ chảy máu chỉ nguy hiểm nếu chảy máu liên tục kéo dài. Hiểu nguyên nhân và cách xử lý góp phần làm giảm nguy cơ phát triển và tái phát bệnh trĩ. Nếu bị chảy máu quá nhiều và không thể cầm máu, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Lên đầu trang
Loading