Chóng mặt khi thay đổi tư thế là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách điều trị
Chóng mặt khi thay đổi tư thế không phải là tình trạng hiếm gặp, đặc biệt phổ biến với những người ở độ tuổi trung niên. Hiện tượng này có nguy hiểm đến sức khỏe không? Làm thế nào để điều trị triệt để và hạn chế tái phát hiệu quả? Tất cả thông tin sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.
I. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là gì?
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo – BPPV) xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế đầu như cúi, ngửa đầu hoặc ngồi thẳng dậy. Tình trạng này không kéo dài lâu, có xu hướng thuyên giảm theo thời gian và thường tự biến mất sau một khoảng thời gian nhất định (từ vài ngày đến vài tuần). Tuy không phải dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể khiến người bệnh quay cuồng, choáng váng, dễ trượt ngã gây thương tích cho bản thân.
BPPV có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là những người trên 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em. Bệnh có thể điều trị thành công, tỷ lệ tái phát của bệnh ước tính chỉ khoảng 50% trong 5 năm.
XEM NGAY: Chóng mặt buổi chiều tối là bệnh gì?
II. Triệu chứng của chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
Chóng mặt là triệu chứng hàng đầu trong chẩn đoán lâm sàng về BPPV. Người bệnh sẽ cảm thấy mọi thứ xung quanh như xoay tròn, đảo lộn, nghiêng ngả, nhất là vào buổi sáng, khi ngồi dậy trên giường. Cơn chóng mặt có thể kéo dài trong vài giây hoặc thậm chí là vài phút, có thể đi kèm với một số dấu hiệu khác như:
- Lâng lâng, choáng váng.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Nhìn mờ, khó nhìn.
- Mất thăng bằng.
- Nhãn cầu rung giật không tự chủ.
- Ù một tai hoặc cả 2 bên.
Các triệu chứng trên có thể diễn biến xấu hơn theo tuổi tác do sự hao mòn về cấu trúc tai trong, nguyên nhân chính dẫn đến chóng mặt khi thay đổi tư thế.
THAM KHẢO: Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt
III. Nguyên nhân của hiện tượng chóng mặt khi thay đổi tư thế
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính xuất phát từ các vấn đề ở tai trong như viêm, nhiễm trùng, tổn thương trong quá trình phẫu thuật tai... Hệ thống tiền đình ốc tai kết hợp cùng sự dịch chuyển của những tinh thể canxi cacbonat (otoconia) ở các thạch nhĩ đóng vai trò giúp cơ thể nhận biết chuyển động và trọng lực. Khi các tinh thể di chuyển sai vị trí, tạo nên kích thích cho các tế bào lông ở ống bán khuyên sau và ống bán khuyên trên gây ra các ảo giác về chuyển động, dẫn đến hiện tượng chóng mặt.
Đặc biệt, theo nghiên cứu, có tới hơn 90% các trường hợp chóng mặt là do thiểu năng tuần hoàn não, cụ thể là thiếu máu tới hệ tiền đình gây rối loạn tiền đình, trong đó có trường hợp chóng mặt khi thay đổi tư thế.
IV. Điều trị chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thế nào?
BPPV có thể được chẩn đoán dựa vào tình trạng chóng mặt hoặc thông qua một số bài kiểm tra về thay đổi tư thế của các bác sĩ chuyên khoa, qua đó đưa ra hướng giải quyết hiệu quả tùy theo từng thể trạng cụ thể.
1. Canalith tái định vị
Tái định vị Canalith được xem là thủ thuật phổ biến nhất trong điều trị chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế. Các otoconia sẽ được loại bỏ ra khỏi các ống bán khuyên, di chuyển đến một khu vực khác dễ hòa tan và hấp thụ bởi chất dịch trong tai. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách giữ 4 vị trí trong khoảng 30 - 45 giây hoặc cho đến khi sự rung giật nhãn cầu dừng lại. Hiệu quả có thể được kiểm chứng sau 1 - 2 lần áp dụng.
2. Sử dụng thuốc
Nhiều trường hợp có thể điều trị bằng các loại thuốc hỗ trợ giảm ức chế tiền đình theo liều lượng hợp lý để giúp giảm các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa cho người bệnh. Đối với tình trạng chóng mặt dữ dội ngay cả khi đã thực hiện ổn định tư thế nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng histamin, bổ sung thêm thuốc an thần khi bệnh nhân rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi.
Phương pháp này không được khuyến cáo sử dụng vì hiệu quả không triệt để và có thể gây ra một số triệu chứng phụ như buồn ngủ, lờ đờ, kém tỉnh táo.
ĐỌC NGAY: Bị chóng mặt uống thuốc gì?
Thiếu máu tới hệ tiền đình là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chóng mặt khi thay đổi tư thế. Vì vậy một trong những cách an toàn, hiệu quả, hạn chế nguy cơ tái phát nhất giúp khắc phục tình trạng này là sử dụng các sản phẩm Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não, hệ thống tiền đình làm hết rối loạn tiền đình, chóng mặt.
Tuy nhiên, không phải cứ thuốc Đông y là ngăn ngừa được chóng mặt tái phát. Duy chỉ sản phẩm chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp lại an toàn, không gây tác dụng phụ.
3. Phẫu thuật thay thế
Đối với những bệnh nhân không có phản ứng tích cực với 2 phương pháp trên, phẫu thuật chặn phần tai trong bằng nút bịt xương sẽ được sử dụng để ngăn ống bán khuyên không bị ảnh hưởng bởi các chuyển động của các tinh thể. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến 90%.
V. Những lưu ý để hạn chế chóng mặt khi thay đổi tư thế
Để phòng ngừa tình trạng chóng mặt do thay đổi tư thế tái diễn, hãy thử áp dụng một số mẹo đơn giản sau:
- Hạn chế các cử động ở đầu như cúi xuống, ngửa lên hoặc bật dậy đột ngột, nên thực hiện chậm rãi, từ tốn, nhắm mắt lại để giảm kích thích tiền đình
- Khi cảm thấy choáng váng, hãy ngồi xuống, hít thở sâu và nghỉ ngơi trong vài phút
- Không làm các công việc nặng, lái xe, điều khiển máy móc hoặc di chuyển nhiều khi chóng mặt để tránh cơn kích thích nặng nề hơn.
- Tuân theo chế độ dinh dưỡng cân đối và sinh hoạt điều độ, uống đủ nước. Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích.
Hy vọng những thông tin về chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và khắc phục hậu quả do tình trạng này gây ra, nhanh chóng lấy lại thể trạng sức khỏe tốt và tinh thần vui vẻ, phấn khởi mỗi ngày.
