I. Chóng mặt là gì?
Chóng mặt là thuật ngữ dùng để mô tả một loạt các cảm giác như đầu óc choáng váng, không giữ được thăng bằng, không đứng vững, ngất xỉu… Chóng mặt tạo cảm giác như bạn hoặc môi trường xung quanh quay hoặc di chuyển.
Chóng mặt có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và biến mất, hoặc có thể tái phát nhiều lần với mức độ nặng. Chóng mặt xảy ra liên tục có thể làm cho sinh hoạt và công việc hàng ngày bị “đình trệ”. Đôi khi, chóng mặt còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý và cần được thăm khám, điều trị kịp thời.
Nhiều bộ phận, cơ quan cùng phối hợp nhịp nhàng giúp giữ trạng thái thăng bằng đóng vai trò quan trọng giữ thăng bằng cho cơ thể như: não bộ, tai, mắt, dây thần kinh ở bàn chân và cột sống. Nhưng nếu các bộ phận này bị tổn thương, hoặc vì một lý do nào đó làm giảm sự liên kết giữa các bộ phận này cũng có thể đều gây nên hiện tượng chóng mặt.
Chóng mặt có thể gặp ở nhiều đối tượng, chẳng hạn như: người cao tuổi, người mắc bệnh rối loạn tiền đình, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh, người bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…
II. Mối liên hệ giữa chóng mặt và tuổi tiền mãn kinh
Chắc hẳn bạn đã biết rằng các hormone nội tiết tố như estrogen và progesterone thay đổi rất nhiều trong giai đoạn tiền mãn kinh. Kết quả là dẫn đến rất nhiều sự thay đổi của cơ thể có thể ảnh hưởng đến huyết áp, hệ tuần hoán, mạch máu, hệ thống tim mạch và thần kinh. Những ảnh hưởng này đã dẫn đến tình trạng chóng mặt tuổi tiền mãn kinh. Cụ thể như sau:
1. Rối loạn nội tiết tố
Sự suy giảm lượng estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh là yếu tố nguy cơ cao khiến cho nồng độ chất béo xấu trong máu gia tăng, từ đó hình thành nên mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Điều này dẫn đến kích thước mạch máu thu hẹp lại, làm giảm lượng máu tới não bộ và bộ phần tiền đình. Từ đó gây ra các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày…
2. Thay đổi tâm lý, căng thẳng tiền mãn kinh
Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có sự suy giảm nồng độ nội tiết tố estrogen- điều này đã gây ra nhiều thay đổi về mặt tâm lý. Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng căng thẳng, rối loạn tâm lý ở phụ nữ tiền mãn kinh có mối liên hệ mật thiết với với chóng mặt. Ngoài ra, căng thẳng cũng làm rối loạn giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến vùng kiểm soát thăng bằng trong não bộ và cũng là nguyên nhân gây ra chóng mặt.
3. Bốc hỏa, nóng bừng trong người
Người nóng bừng, bốc hỏa là triệu chứng phổ biến ở những người phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Khi bốc hỏa sẽ làm cho thân nhiệt trong cơ thể tăng cao, từ đó làm tăng bài tiết mồ hôi, và điều này khiến cho độ kết dính trong máu tăng cao. Điều này có thể gây ra nhiều nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và não bộ. Một trong hệ lụy đó là gây tăng huyết áp và dẫn đến triệu chứng chóng mặt.
4. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ, mất ngủ là hiện tượng hay gặp ở nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh. Rối loạn giấc ngủ có thể là do các cơn bốc hỏa vào ban đêm, hoặc phụ nữ bị căng thẳng trong thời kỳ này. Khi bị thiếu ngủ, chức năng của cơ quan giữ thăng bằng trong cơ thể (tiền đình) có thể bị suy giảm dẫn đến triệu chứng chóng mặt, đi đứng loạng choạng.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm suy giảm sức khỏe tổng thể, khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và giảm khả năng làm việc hay sinh hoạt.
5. Mệt mỏi tiền mãn kinh
Đa số nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh đều có thể đã trải qua sự mệt mỏi về thể chất. Điều này có thể là do suy giảm lưu thông và tuần hoàn máu trong cơ thể, hoặc do sự xuất hiện các bệnh lý trong giai đoạn này. Mệt mỏi, suy kiệt gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của người phụ nữ. Từ đó dẫn đến sự suy giảm sức khỏe tổng thể, làm giảm chất lượng cuộc sống của chị em.
6. Đau nửa đầu
Theo các chuyên gia, đau nửa đầu ở những người phụ nữ tiền mãn kinh cũng là nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt. Nguyên nhân gây đau nửa đầu ở chị em trong giai đoạn này có thể là do sự thiếu hụt estrogen. Đau nửa đầu làm giảm tuần hoàn máu đến não bộ, từ đó gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có chóng mặt.
7. Tim đập nhanh
Rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể làm cho nhịp tim thay đổi thất thường, thường gặp là tim đập nhanh. Như đã giải thích ở trên, trong thời kỳ tiền mãn kinh có sự thay đổi nồng độ estrogen, dẫn đến làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Lúc này, lòng mạch máu bị chít hẹp lại, gây cản trở dòng máu đến tim và khiến cho tim phải hoạt động “gắng sức”. Từ đó gây ra đau thắt ngực, hoặc các rối loạn về chức năng tim mạch.
8. Đường huyết
Hormone estrogen và progesterone rất cần thiết cho quá trình điều hòa nồng độ đường huyết trong cơ thể. Sự suy giảm nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể làm giảm phản ứng của tế bào với insulin. Do vậy mà khó kiểm soát lượng đường huyết, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi đường huyết thay đổi thất thường có thể khiến cho lượng máu tới não bộ không ổn định, có thể xảy ra thiếu máu não hoặc xuất huyết máu não. Từ đó làm xuất hiện triệu chứng chóng mặt tiền mãn kinh.
III. Điều trị chóng mặt tuổi tiền mãn kinh như thế nào?
1. Điều chỉnh lại lối sống
Nếu chóng mặt trong thời kỳ tiền mãn kinh ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số biện pháp điều chỉnh lối sống như sau:
1.1. Uống đủ nước
Bổ sung đủ nước từ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bốc hỏa, điều hòa thân nhiệt của cơ thể, giảm mệt mỏi trong thời kỳ tiền mãn kinh. Nhờ vậy mà có cải thiện chứng chóng mặt giai đoạn này.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp điều hòa thân nhiệt của cơ thể, giảm bốc hỏa, cải thiện chóng mặt tuổi tiền mãn kinh
1.2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng khoa học là “chìa khóa vàng” giúp cho phụ nữ tiền mãn kinh có sức khỏe tốt, kiểm soát ổn định nội tiết tố và khắc phục chóng mặt hiệu quả. Trong thực đơn hàng ngày, phái đẹp cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên sử dụng các loại thực phẩm có thể cải thiện chóng mặt như sau:
- Trà gừng: Trà gừng giúp hạn chế sự mệt mỏi, ổn định đường huyết trong cơ thể. Và nhờ đó mà có thể khắc phục được tình trạng chóng mặt tuổi tiền mãn kinh.
- Thực phẩm giàu protein: Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm giàu protein giúp cân bằng nội tiết tố ở nữ giới, ngoài ra còn giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Vì vậy đây là loại thực phẩm hỗ trợ làm giảm trạng thái chóng mặt. Ví dụ về thực phẩm giàu protein bao gồm: các loại sữa, đậu nành, ớt chuông, thịt nạc, cá…
- Thực phẩm có chứa estrogen: Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung thực phẩm giàu estrogen (rau cải xanh, hạt vừng, đậu nành, tỏi…) để có thể khắc phục chóng mặt do suy giảm lượng estrogen trong cơ thể.
Ngoài ra, cần tránh xa các loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe, làm rối loạn nội tiết tố và khiến cho chóng mặt nặng hơn. Có thể kể đến như: đồ ngọt, món ăn có chứa nhiều chất kích thích, rượu bia, đồ chế biến sẵn, thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh.
1.3. Chế độ nghỉ ngơi, tập luyện
Khi gặp phải chóng mặt, chị em nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để tạo điều kiện cho quá trình phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, cũng nên ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm và hạn chế thức quá khuya để hạn chế làm gia tăng triệu chứng chóng mặt.
Bên cạnh đó, thường xuyên tập luyện cũng là biện pháp tốt giúp cải thiện sức khỏe cho phụ nữ tiền mãn kinh, tăng cường lưu thông máu đến não bộ và giảm chứng chóng mặt. Một số bài tập hoặc hình thức tập luyện nhẹ nhàng rất phù hợp cho nữ giới trong giai đoạn này bao gồm: đi bộ, cầu lông, bơi lội, tập yoga…
1.4. Quản lý stress
Căng thẳng trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng chóng mặt ở nữ giới. Vì vậy, giảm mức độ chóng mặt thì chị em cần hạn chế căng thẳng bằng cách áp dụng các liệu pháp hay cá cách giảm stress như: nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, đi du lịch…
2. Điều trị y tế
Nếu đã áp dụng các biện pháp như trên nhưng triệu chứng chóng mặt vẫn không được cải thiện thì phụ nữ nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Như đã trình bày ở trên nguyên nhân phần lớn ở những người bị chóng mặt ở tuổi tiền mãn kinh đều liên quan đến rối loạn nội tiết tố, phổ biến nhất là do estrogen bị suy giảm. Do đó, bác sĩ có thể cho người bệnh áp dụng liệu pháp hormone để giúp cân bằng nội tiết tố, từ đó làm giảm chóng mặt cho phái đẹp trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, chị em không nên tự ý áp dụng liệu pháp liệu pháp hormone (các loại thuốc bổ sung hoặc cân bằng nội tiết tố), mà nên trao đổi kỹ với bác sĩ. Bởi vì việc sử dụng các loại thuốc bừa bãi có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hại, hoặc có thể làm cho tình trạng chóng mặt tăng nặng hơn.
Thế nhưng, liệu pháp hormone cũng không phải là giải pháp tối ưu khi chữa trị chóng mặt ở tuổi tiền mãn kinh. Bởi khi ngừng sử dụng biện pháp này thì chứng chóng mặt vẫn có thể tái phát quay trở lại.
Hiện nay, sản phẩm Đông Y thế hệ 2 như Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương là giải pháp đem lại hiệu quả vượt trội hàng đầu trong việc cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ tiền mãn kinh bị suy giảm estrogen. Nhờ vậy giúp chặn đứng nguyên nhân “gốc rễ” gây chóng mặt.
Điểm độc đáo có trong Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương đó là giúp tăng quá trình sản xuất estrogen tự nhiên nhờ vào việc tăng cường chức năng của buồng trứng. Sử dụng sản phẩm với liệu trình từ 3 tháng trở lên sẽ giúp chị em không còn lo ngại vấn đề chóng mặt tái phát do suy giảm estrogen.
Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương có thể sử dụng cho phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố kéo dài, hoặc đã dùng nhiều cách nhưng không có hiệu quả.
Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương là sản phẩm nội tiết thành công vang dội trên thị trường, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất. Nhà máy đã được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.
Sản phẩm đã được kiểm nghiệm về chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các thành phần có trong Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương đều là các thảo dược lành tính, đạt chuẩn GACP, GSP…
IV. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Phụ nữ tiền mãn kinh bị chóng mặt cần đi thăm khám và gặp bác sĩ trong trường hợp như:
- Mức độ chóng mặt ngày càng dữ dội, có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
- Chóng mặt diễn ra liên tục và kéo dài, không thể cải thiện được bằng các biện pháp nêu ở phần trên.
- Chóng mặt làm “đảo lộn” công việc, và sinh hoạt.
Ngoài ra, một số trường hợp chóng mặt cần được sự can thiệp y tế khẩn cấp nếu có đi kèm với các triệu chứng như:
- Sốt cao, nôn mửa liên tục.
- Khó nói, cứng cổ, đau nhức đầu.
- Không nghe thấy, suy giảm thính lực, ù tai.
- Đau tức ngực.
- Không còn ý thức, ngất xỉu.
- Nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim.
- Cơ miệng rủ xuống.
- Mắt nhìn mờ, tầm nhìn bất thường.
Chóng mặt tuổi tiền mãn kinh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hy vọng với những thông tin bài viết đã chia sẻ về nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng này thì chị em đã có thêm bí quyết để đối phó hiệu quả với chóng mặt tuổi tiền mãn kinh và cải thiện được sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.