I - Có thể chữa bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật không?
Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ không nhất thiết phải phẫu thuật mà có thể tự điều trị tại nhà tùy vào mức độ và biểu hiện của bệnh. Phẫu thuật chỉ nên được người bệnh cân nhắc sau khi đã áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà nhưng không đem lại hiệu quả.
Đối với những trường hợp trĩ độ 1, độ 2 hoặc ngay cả trĩ nội độ 3 nhưng ít nghiêm trọng thì đều có thể điều trị nội khoa (điều trị tại nhà) mà không cần can thiệp phẫu thuật. Những trường hợp này có thể sử dụng kết hợp thuốc, thực phẩm chức năng, thay đổi lối sinh hoạt hoặc áp dụng các mẹo dân gian chữa trĩ để hỗ trợ để giảm triệu chứng đau, chảy máu hoặc sa búi trĩ.
Ngược lại, đối với trường hợp trĩ độ 3, độ 4 với triệu chứng tăng nặng (chảy máu thường xuyên, búi trĩ sa hẳn ra ngoài); trĩ hỗn hợp ở mức độ nặng; trĩ ngoại có biến chứng (huyết khối, sa nghẹt hậu môn, đau đớn không ngừng) thì nên được thực hiện phẫu thuật. Đây đều là những trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp tự điều trị tại nhà lúc này hầu như không thể đem lại hiệu quả nữa. Người bệnh cần sớm được chỉ định phẫu thuật để tránh biến chứng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
II - Những cách trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả nhất
1. Điều trị bằng thuốc
Thuốc là phương án chữa trị trĩ nhiều người nghĩ đến nhất bởi tính tiện lợi và dễ thực hiện. Có nhiều loại thuốc được sử dụng để giảm đau, giảm viêm và kiểm soát triệu chứng của trĩ, cụ thể:
- Thuốc ngăn ngừa tình trạng táo bón: Việc giảm tình trạng táo bón cũng sẽ cải thiện tình trạng trĩ của bệnh nhân. Natri picosulfate, bisacodyl hoặc polyethylene glycol là những loại thuốc ngừa táo bón nhờ khả năng thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời làm mềm phân.
- Thuốc giảm đau và tiêu viêm: Có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc paracetamol để tạm thời giúp cho người bệnh giảm bớt những cảm giác đau và khó chịu do trĩ mang lại.
- Thuốc hỗ trợ tĩnh mạch: Chẳng hạn như diosmin hay các dẫn xuất của rutin như hydroxyethylrutoside, với tác dụng hỗ trợ làm bền tĩnh mạch, giúp máu lưu thông, không bị huyết ứ, hạn chế tình trạng sưng to của búi trĩ đồng thời ngăn ngừa trĩ tái phát.
- Các loại kem bôi hoặc tinh dầu: Người bệnh có thể tham khảo một số loại kem bôi như hydrocortisone, lidocaine hoặc tinh dầu dầu cây phỉ, dầu dừa để hỗ trợ làm giảm viêm, hạn chế tình trạng rát và sưng ngứa tại khu vực hậu môn.
- Thuốc Đông y Thế hệ 2: Theo y học cổ truyền, tĩnh mạch vùng hậu môn suy yếu bởi cơ địa dẫn đến huyết ứ gây nên bệnh trĩ. Chỉ duy nhất Viên trĩ Ngự Y Mật Phương được bào chế chuẩn Đông y Thế hệ 2 mới có khả năng thay đổi cơ địa từ bên trong, đồng thời hỗ trợ giảm đau, cầm máu, bền thành mạch và co búi trĩ.
2. Bổ sung chất xơ
Bổ sung vừa đủ chất xơ sẽ giúp phân mềm hơn và khiến cho việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn, hạn chế gây kích ứng tới thành mạch, làm giảm triệu chứng chảy máu do trĩ...
Người bệnh trĩ có thể bổ sung chất xơ qua thực phẩm hằng ngày (các loại rau củ, hoa quả, các loại hạt…) hoặc bổ sung qua thực phẩm chức năng (các loại bột, viên bổ sung chất xơ như metamucil, citrucel, fiberco…).
Tuy nhiên người bệnh cần chú ý chỉ nên nạp một lượng vừa đủ mỗi ngày để tránh tình trạng đầy hơi. Ngoài ra cũng cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng bằng cách đa dạng thực phẩm để hỗ trợ tăng sức đề kháng, phục hồi mạch máu vùng hậu môn.
3. Áp dụng mẹo hoặc các bài thuốc chữa bệnh trĩ dân gian
Với nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí và hiệu quả tốt mà không cần phẫu thuật, những mẹo dân gian chữa bệnh trĩ từ lâu đã được nhiều người áp dụng trong việc điều trị bệnh trĩ.
Người bệnh có thể tham khảo những cây thuốc thảo dược như diếp cá, thiên lý, lá bỏng, trầu không… để trị bệnh trĩ bằng nhiều cách khác nhau tùy theo mỗi loại. Chẳng hạn như xay rồi lọc lấy nước uống, chế biến thành món ăn, tận dụng phần bã để đắp hậu môn hoặc dùng nước để xông hậu môn.
Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh hiện tại cũng như cơ địa mỗi người mà hiệu quả của các phương pháp dân gian này là khác nhau. Ngoài ra khi thực hiện người bệnh cũng cần lưu ý về việc lựa chọn đúng cây thuốc, quy trình thực hiện để tránh gây kích ứng hoặc nhiễm trùng búi trĩ.
4. Uống đủ nước và uống đều đặn mỗi ngày
Nước là yếu tố quan trọng trong việc làm mềm phân của chất xơ. Vì vậy, việc uống đủ nước và đều đặn mỗi ngày rất quan trọng không chỉ đối với những người đang bị trĩ. Việc làm cho phân mềm sẽ khiến việc đi vệ sinh dễ dàng hơn, người bệnh trĩ không phải rặn nhiều, từ đó giảm thời gian ngồi khi đi đại tiện, đồng thời áp lực lên búi trĩ cũng được hạn chế.
5. Điều chỉnh thói quen khi đi vệ sinh
Việc ngồi lâu trong nhà vệ sinh có thể khiến cho tình hình bị trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc điều chỉnh thói quen đi vệ sinh là điều cực kỳ quan trọng, nhất là đối với bệnh nhân trĩ.
Người bị trĩ nên rèn thói quen hạn chế ngồi lâu quá 5 phút khi đi vệ sinh. Nếu sau 5 phút mà vẫn chưa thể đi đại tiện, người bệnh nên đứng dậy và quay lại bồn cầu khi thực sự có cảm giác buồn đi vệ sinh. Việc ngồi lâu trên bồn cầu, dù không rặn cũng khiến máu bị dồn và đọng lại lâu hơn tại tĩnh mạch của trực tràng và làm cho tình trạng trĩ trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, thói quen rặn cũng khiến búi trĩ trở nên sưng tấy và tình trạng trĩ trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, chỉ nên đi đại tiện khi thực sự buồn và muốn đi để giảm thời gian ngồi lâu trong nhà vệ sinh cũng như hạn chế việc gắng sức rặn.
6. Tiêm xơ búi trĩ
Tiêm xơ búi trĩ thường được sử dụng như một phương pháp thay thế việc phẫu thuật được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này sẽ làm cứng búi trĩ qua việc tiêm thuốc gây xơ tĩnh mạch bên trong búi trĩ, đồng thời tạo áp lực nén các mạch máu trong búi trĩ nội vào với nhau. Từ đó, búi trĩ sẽ trở nên cứng hơn, lượng máu lưu thông bị chặn lại khiến búi trĩ dần teo và rụng một cách tự nhiên.
7. Điều trị với phương pháp laser
Búi trĩ xảy ra khi do thành tĩnh mạch bị phình to khi chịu quá nhiều áp lực. Phương pháp laser sẽ khiến các mạch máu trong búi trĩ bị đông cứng nhờ tia laser, từ đó búi trĩ sẽ xẹp đi và co lại.
Phương pháp này là một phương pháp hiệu quả và gây đau đớn như phẫu thuật cắt trĩ, tuy nhiên cần kỹ thuật viên lành nghề, có chuyên môn để vận hành máy laser an toàn và đúng cách.
8. Quang đông hồng ngoại
Khác với phương pháp laser, phương pháp này sử dụng ánh hồng ngoại làm đông cứng các mạch máu, ngăn chặn lượng máu lưu thông nuôi búi trĩ. Từ đó, búi trĩ sẽ dần bị teo đi mà không gây một chút đau đớn nào cho người bệnh khi sử dụng phương pháp này.
Mong rằng những cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả và an toàn được đề cập trong bài viết này sẽ có ích với bạn. Nếu phát hiện sớm và chữa bệnh trĩ đúng cách, hoàn toàn có thể khỏi được bệnh trĩ mà không cần phải sử dụng đến các phương pháp phẫu thuật.