#5 Nguyên nhân gây đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn

2023-11-17 09:19:20

Đau bụng dưới đau thúc xuống dưới hậu môn thường xảy ra sau khi hệ thống tiêu hóa, sinh sản hoặc là tiết niệu của người bệnh phát sinh vấn đề. Những cơn đau thúc xuống hậu môn có thể nặng hay nhẹ tùy theo giai đoạn của bệnh.

I - Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn là bệnh gì?

Những cơn đau bụng dưới và thúc xuống hậu môn sẽ chủ yếu liên quan tới những bệnh tại khu vực trực tràng gây ra. Đáng nói, “thủ phạm” gây cơn đau này không ít, có tới ít nhất 5 bệnh lý phổ biến gây đau bụng dưới thúc xuống hậu môn như:

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ chủ yếu hình thành do sự tổn thương tĩnh mạch tại khu vực hậu môn, đồng thời có thể do trực tràng phía dưới bị giãn ra. Khi những mạch máu tại hậu môn bị giãn ra quá mức sẽ tạo ra những đám rối tích mạch ở đó và làm xuất hiện búi trĩ.

Những búi trĩ này sẽ ngày càng phát triển kích thước nếu như máu huyết tiếp tục bị dồn lại tại vùng hậu môn, gây ra các biểu hiện như đau hậu môn, đau nhâm nhẩm ở bụng dưới, đi ngoài ra máu…

Tìm hiểu rõ hơn: Bệnh trĩ có gây đau bụng không?

Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn là do bệnh trĩ

2. Nứt kẽ hậu môn

Ai hay bị táo bón mà không xử lý sẽ rất dễ bị nứt kẽ hậu môn. Lúc này, việc đi ngoài sẽ trở thành “thảm họa” với tất cả người bệnh. Vì tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương, làm nứt kẽ hậu môn và gây đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn.

Chưa kể, khi đó vùng hậu môn cũng rất dễ bị sưng tấy, dễ bị hại khuẩn tấn công và làm cho những triệu chứng bệnh càng thêm trầm trọng, gây đau đớn âm ỉ, đi đại tiện bất tiện… cho người bệnh.

Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn có phải trĩ không?

Nứt kẽ hậu môn gây đau bụng dưới, đau hậu môn

3. Rò hậu môn

Rò hậu môn có thể do nhiễm trùng ở hậu môn. Lượng dịch chảy ra từ các khu vực nhiễm trùng có thể làm hình thành lỗ rò hậu môn (hay còn gọi với tên khác là áp xe quanh hậu môn).

Nếu không xử lý sớm, hậu môn không chỉ chảy dịch mà còn làm cho bệnh nhân bị đau rát mỗi khi đi hậu môn, hay bị đau khu vực bụng dưới, đau thúc xuống hậu môn… ảnh hưởng tới cuộc sống.

Rò hậu môn gây đau bụng và đau hậu môn

4. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích IBS chủ yếu liên quan tới những tổn thương tại 2 cơ quan là ruột và dạ dày. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau bụng cả phần bụng trên và bụng dưới, đau có thể thúc xuống khu vực hậu môn kèm theo chứng đầy hơi, tiêu chảy…

Đây là bệnh mạn tính với những triệu chứng bệnh luôn diễn ra âm ỉ, tái lại nhiều lần. Mặc dù rất ít trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích gặp diễn biến nghiêm trọng, nhưng triệu chứng dai dẳng của nó lại ảnh hưởng rất nhiều tới người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích cũng gây đau bụng dưới thúc xuống hậu môn

5. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh cũng có thể gây đau bụng dưới và kéo xuống phía hậu môn. Mức độ đau sẽ tùy vào thể trạng của từng người, do cơ tử cung co bóp quá mức trong thời gian hành kinh.

Xem thêm: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Tới tháng đau bụng kinh có thể kèm cảm giác đau thúc xuống hậu môn

II - Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có phải triệu chứng nguy hiểm?

Tùy theo căn nguyên gây đau bụng dưới thúc hậu môn mà mức độ nguy hiểm của bệnh cũng thay đổi. Nếu như những cơn đau này đột ngột xuất hiện, nhưng sau đó tự thuyên giảm và biến mất sau một thời gian ngắn thì bạn không cần lo lắng.

Vậy nhưng, nếu các cơn đau bụng dưới thúc xuống hậu môn kéo dài liên tục, thậm chí là cơn đau ngày càng tồi tệ thì bạn cần đi khám ngay để tránh gặp phải các biến chứng sau:

  • Sức khỏe suy nhược, thiếu sức sống, mệt mỏi do phải chịu đựng sự bứt rứt, khó chịu đến từ cơn đau.
  • Cơn đau bụng dưới thúc xuống hậu môn lặp lại nhiều lần, làm chảy máu hậu môn, gây mất máu và tổn thương cơ quan này.
  • Hậu môn bị viêm nhiễm do các bệnh lý liên quan không được khắc chế kịp thời, thậm chí là có thể gây ung thư.

Ngoài ra, nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ hậu môn hoặc không đi thăm khám định kỳ cũng có thể làm cho các triệu chứng của các bệnh về cơ quan này trở nên tồi tệ hơn.

Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có sao không?

III - Bị đau bụng dưới thúc xuống hậu môn phải làm sao?

Nếu bị đau bụng dưới thúc xuống hậu môn và muốn giảm bớt sự khó chịu mà nó gây ra, bạn cần:

  • Quan tâm đến chế độ ăn và nghỉ ngơi của mình, điều chỉnh chúng cho phù hợp để cải thiện sức khỏe.
  • Uống đủ nước (ít nhất là khoảng 2 lít nước mỗi ngày) để duy trì lượng nước cần thiết cho hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng.
  • Vệ sinh hậu môn mỗi ngày (bạn có thể dùng thảo dược hoặc muối để ngâm hậu môn giảm đau).
  • Bạn đừng để bản thân phải đứng hoặc là ngồi quá lâu.
  • Trường hợp đau kéo dài hoặc bạn nghi ngờ mình gặp phải một trong những bệnh lý nêu trên, cần đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị chính xác.

Tuy nhiên, những phương thức trên chỉ mang tính hỗ trợ, không thể triệt để ngăn bệnh tái phát. Nếu bạn muốn giảm đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn do các bệnh lý về đường tiêu hóa, cần giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.

Xem thêm: Cách giảm đau do trĩ cấp tốc, hiệu quả

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống

IV - Khắc phục đau bụng dưới thúc xuống hậu môn do bệnh trĩ bằng Đông y

Trong trường hợp bạn đang bị trĩ gây đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn, cần can thiệp bằng giải pháp tác động trực tiếp đến tĩnh mạch tại hậu môn.

Bởi việc thành tĩnh mạch tại khu vực hậu môn suy yếu chính là nguyên nhân khiến máu ứ tụ thành búi trĩ, tác động tiêu cực tới hệ thống tiêu hóa phía trên, gây ra các triệu chứng đau bụng dưới cho người bệnh.

Lúc này, hãy dùng ngay viên Trĩ Ngự y mật phương. Đây là giải pháp trị bệnh chủ đạo, mang hiệu quả vượt trong trị bệnh trĩ. Cơ chế tiêu biểu của viên uống là phục hồi chức năng tĩnh mạch hậu môn, ngăn ngừa mạch máu suy yếu và hình thành búi trĩ tại hậu môn.

Thông qua đó, người bệnh có thể ngăn bệnh trĩ tái phát, giúp những cơn đau bụng dưới thúc xuống hậu môn do bệnh trĩ gây ra cũng giảm hẳn. Viên uống hiệu quả là nhờ được bào chế theo Đông y thế hệ 2, bởi dược phẩm Nhất Nhất.

Viên trĩ Ngự Y Mật Phương 15

Tóm lại, đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn diễn ra trong thời gian dài thì bạn cần can thiệp ngay, tránh để bệnh gây ra biến chứng tồi tệ, khiến sức khỏe bạn giảm sút.

Lên đầu trang
Loading