Đau cổ chân nhưng không sưng là bị sao? Có nguy hiểm không?

2023-10-05 15:05:32

Đau cổ chân nhưng không sưng có thể trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người, triệu chứng này không đơn thuần là cảm giác khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Vậy đau cổ chân nhưng không sưng do nguyên nhân nào gây ra? Có phức tạp hay nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

I - Nguyên nhân khiến đau cổ chân nhưng không sưng

1. Viêm gân chày trước

Viêm gân chày trước, hay còn gọi là viêm gân trước xương chày là tình trạng viêm đau liên quan đến dây chằng, gân cơ và mô ở vùng trước xương chày. Tổn thương này làm cho vùng cổ chân đau nhức, thời gian mới bắt đầu bị bệnh thì vị trí này có thể không sưng. Nếu không điều trị kịp thời, thì viêm gân ngày càng nặng và khiến cho cổ chân sưng, đau lan rộng hơn.

Ngoài ra, người mắc bệnh viêm gân chày trước còn có một số biểu hiện như: mắt cá chân cứng và khó cử động, sưng mắt cá chân khi gân bị đứt hoặc rách.

Viêm gân chày trước có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi (nhất là người trên 40 tuổi), nhưng thường gặp ở những người vận động mạnh hoặc cử động nhiều vùng cổ chân.

viêm gân chày trước gây đau cổ chân nhưng không sưng

2. Hội chứng chèn ép phía trước mắt cá chân

Hội chứng hẹp khoang phía trước của khớp cổ chân là tình trạng khoang phía trước khớp cổ chân bị thu hẹp do những vấn đề liên quan đến mô mềm, xương, khớp.

Biểu hiện thường thấy ở những người mắc phải tình trạng này là đau cổ chân nhưng không sưng, nhưng nếu kéo dài lâu ngày mà không được can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến viêm sưng vùng cổ chân.

Nguyên nhân gây ra hội chứng hẹp khoang phía trước của khớp cổ chân thường là chấn thương, thoái hóa khớp cổ chân, vận động nhiều quá mức ở cổ chân (người chơi bóng đá, người khiêu vũ…).

3. Bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân xảy ra khi dây chằng phía trên khớp mắt cá chân bị tổn thương (có thể là bị đứt hoặc rách dây chằng). Các dây chằng này giữ nhiệm quan trọng trong việc liên kết giữa xương chày và xương mác. Khi có sự tổn thương ở các dây chằng này sẽ khiến cho cổ chân đau nhức, đau tăng nặng hơn khi di chuyển hoặc cử động.

Thời gian đầu khi mới mắc phải bong gân cổ chân rất có thể không xuất hiện tình trạng sưng ở cổ chân, nhưng nếu để lâu ngày mà không chữa trị thì cổ chân sẽ sưng tấy.

XEM THÊM: Chạy bộ bị đau cổ chân phải làm sao?

bong gân làm đau cổ chân nhưng không sưng

4. Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân là “thủ phạm” phổ biến gây ra nhiều vấn đề đến khớp cổ chân và làm đau cổ chân nhưng không sưng. Tình trạng này thường diễn ra ở những người trung niên và cao tuổi (khoảng từ 40 tuổi trở lên).

Bệnh này thường diễn ra âm ỉ với nhiều biểu hiện không đặc hiệu (dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác) nên có thể khiến cho nhiều người bệnh chủ quan, và thường phát hiện muộn ở giai đoạn bệnh tiến triển với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân còn có thể gây ra một số hậu quả nguy hiểm như:

  • Teo cơ: Đây là một trong những biến chứng của người thoái hóa khớp, khiến cho vùng cơ xung quanh cổ chân bị teo nhỏ, cử động khó khăn.
  • Liệt chân: Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị liệt chân, không thể di chuyển hoặc đi lại như bình thường.
  • Biến chứng khác: Biến dạng khớp cổ chân, dáng đi không bình thường, sụn khớp tổn thương hoặc vỡ ra có thể đâm chọc, làm hại tới những vùng bộ phận lân cận.

II - Đau khớp cổ chân nhưng không sưng có nguy hiểm không?

Đau khớp cổ chân nhưng không sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì vậy không thể chủ quan và bỏ qua triệu chứng này được. Nếu không được can thiệp đúng cách và khẩn trương thì tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động và sinh hoạt của người bệnh.

Cụ thể là một số biến chứng liên quan đến đau khớp cổ chân nhưng không sưng đó là:

  • Biến dạng cơ, xương và khớp cổ chân: Cơn đau có thể cản trở tới việc cử động ở cổ chân, làm hạn chế sự vận động của người bệnh. Vì vậy mà làm suy giảm quá trình hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng của cơ thể, giảm khối lượng cơ và biến dạng sụn khớp cổ chân.
  • Tàn phế: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, tổn thương có thể lan rộng khắp cả bàn chân và cẳng chân, bắp đùi. Tổn thương này có thể liên quan đến khớp, dây chằng hoặc dây thần kinh, làm cho người bệnh mất khả năng vận động hoặc thậm chí là tàn phế.

đau cổ chân nhưng không sưng có sao không

III - Điều trị chứng Đau khớp cổ chân nhưng không sưng thế nào?

1. Dùng kỹ thuật RICE

RICE là phương pháp không dùng đến thuốc nhằm khắc phục đau khớp cổ chân nhưng không sưng. Cách thức thực hiện RICE như sau:

  • Rest (Nghỉ ngơi): Trước hết, người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế đi lại nhiều để phòng ngừa tổn thương ở cổ chân diễn biến xấu đi, hoặc tránh cho đau khớp cổ chân dữ dội hơn.Trong trường hợp bắt buộc phải vận động nhiều bằng chân, người bệnh nên sử dụng thêm các loại dụng cụ giúp cho việc đi lại không ảnh hưởng đến cổ chân. Chẳng hạn như: nạng, gậy, khung tập đi…
  • Ice (chườm lạnh): Đừng cố gắng chịu đựng những cơn đau vùng cổ chân, bạn hãy thử áp dụng ngay cách chườm lạnh để làm giảm viêm, giảm nhanh cơn đau. Cách chườm lạnh được tiến hành như sau: Mỗi ngày chườm khoảng 2-3 lần, mỗi lần chườm khoảng 15 phút, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ. Ngay khi phát hiện ra triệu chứng đau, bạn nên chườm lạnh ngay trong 2 ngày đầu tiên để giúp hiệu quả giảm đau được tốt hơn.
  • Compression (Ép vùng tổn thương): Biện pháp này có tác dụng giảm đau khớp cổ chân, đồng thời làm giảm viêm, hạn chế những cử động bất thường ở cổ chân. Bạn có thể dùng vải sạch để quấn ở vùng cổ chân. Lưu ý: Không quấn vải lên vùng da có vết thương hở, không quấn quá chặt vì có thể gây siết chặt vùng cổ chân và làm cho đau tăng lên, hoặc khiến dòng máu lưu thông tại vị trí này bị gián đoạn.
  • Elevation (Đưa vùng cổ chân đang bị đau cao hơn tim): Khi đi ngủ hoặc khi ngồi, ban nên kê cổ chân lên cao, cao hơn vùng tim. Điều này giúp cho máu trở về tim tốt hơn, hạn chế phù nề vùng cổ chân.

NÊN XEM: Cây vòi voi có thể chữa đau xương khớp không?

2. Dùng mẹo dân gian

Hiện nay, có một số mẹo dân gian có tác dụng rõ rệt trong việc giảm thiểu tình trạng đau cổ chân nhưng không sưng, có thể kể đến một số mẹo nhỏ như sau:

Sử dụng gừng: 

Gừng có thể làm giúp giảm đau hiệu quả, thúc đẩy tuần hoàn máu tới vùng cổ chân nên có thể hỗ trợ phục hồi tổn thương tại vị trí này.

Bạn chỉ cần lấy một củ gừng, rửa sạch và cạo vỏ bên ngoài. Sau đó, dùng dao để đập dập gừng, cho gừng vào một chậu nước ấm. Tiếp theo, bạn hãy thêm chút muối, dùng đũa khuấy đều hỗn hợp này.

Mỗi ngày bạn có thể ngâm chân vào nước gừng muối như vậy, tình trạng đau cổ chân nhưng không sưng sẽ thuyên giảm.

dùng gừng chữa đau cổ chân nhưng không sưng

Dùng dầu dừa:

Nếu bạn đang rất khó chịu vì đau cổ chân thì hãy sử dụng dầu dừa, nguyên liệu này có chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn biến chứng đau cổ chân nhưng không sưng.

Cách dùng dầu dừa rất đơn giản như sau: Thoa dầu dừa lên vùng cổ chân bị sưng đau hàng ngày, vừa thoa vừa massage để giúp các thành phần có trong dầu dừa thấm sâu vào bên trong và cho hiệu quả nhanh hơn.

Đắp lá lốt:

Đây là dược liệu có tác dụng giảm đau nhức khớp cổ chân được Y học Cổ truyền sử dụng phổ biến.

Bạn rửa sạch khoảng 4-5 lá lốt, giã nhỏ, sau đó dùng bã lã lốt để đắp lên vùng cổ chân đang bị tổn thương.

THAM KHẢO: Cách dùng lá lốt chữa đau khớp gối

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng có thể giúp người bệnh đối phó hiệu quả với tình trạng đau cổ chân không có viêm sưng. Biện pháp vật lý trị liệu chữa đau cổ chân bao gồm: thực hiện các động tác hoặc bấm huyệt, xoa bóp.

Bạn có thể kết hợp xoa bóp với bấm huyệt để giúp thư giãn vùng cơ xung quanh cổ chân, lưu thông khí huyết và tạo điều kiện phục hồi tổn thương ở cổ chân. Từ đó mà hạn chế tình trạng đau cổ chân, phòng ngừa viêm sưng tấy. Ngoài ra, có thể tác động tới các huyệt đạo như sau để khắc phục tình trạng đau cổ chân như: huyệt thái khê, huyệt giải khê, côn lôn…

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số bài tập hoặc động tác để hạn chế đau cổ chân như: Gấp duỗi bàn chân, căng cơ bắp chân, xoay khớp cổ chân…

4. Uống thuốc

Nếu cơn đau cổ chân làm cho bạn không đi lại được, đi một lúc cảm thấy đau dữ dội hoặc khiến đau tới mức khó ngủ, mất ngủ thì bạn có thể sử dụng đến thuốc Tây Y để khắc phục triệu chứng. Một số loại thuốc thường dùng đó là:

  • Thuốc giảm đau: Giảm đau tạm thời, nếu tạm ngừng sử dụng thuốc thì cơn đau cổ chân vẫn có thể tái diễn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng loại thuốc này vì có thể khiến cho làm giảm ngưỡng chịu đựng cảm giác đau của cơ thể, gây hại cho dạ dày, hoặc gan thận. Ví dụ về thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen…
  • Thuốc giãn cơ: Nếu việc sử dụng thuốc như đã kể trên không mang lại hiệu quả tốt thì bạn có thể thay đổi sang dùng thuốc giãn cơ, để giúp giãn vùng cơ đang bị co cứng gây đau nhức. Thuốc giãn cơ bao gồm: metaxalone, methocarbamol…

Nếu tình trạng đau cổ chân nhưng không sưng là do thoái hóa khớp tại vị trí này thì nếu chỉ dùng các loại thuốc Tây như đã kể trên, thì không thể chữa trị được gốc bệnh mà còn gây hại cho sức khỏe.

Vì vậy, hướng điều trị tích cực nhất hiện nay đó là sử dụng giải pháp từ Đông Y thế hệ 2, để tác động nâng đỡ cơ địa, cải thiện sức chịu đựng cho vùng xương khớp ở cổ chân, ngăn ngừa thoái hóa, để từ đó không còn tình trạng đau cổ chân.

Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 đem lại hiệu quả vượt trội nhất trên thị trường đó là Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất.

đau cổ chân nhưng không sưng uống nymp 18

Đây là sản phẩm duy nhất có thể cải thiện cơ địa xương khớp ở người bệnh thoái hóa, giảm nhanh triệu chứng đau cổ chân chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Sau 20-30 ngày, có thể hết hẳn đau vùng cổ chân do thoái hóa khớp gây ra. Nếu dùng đủ liệu trình 3 tháng thì có thể ngăn ngừa tới vài năm.

Đặc biệt sản phẩm còn giúp tác dụng tăng cường chức năng gan thận, bổ huyết, bổ khí nên giúp sức khỏe tổng thể của người bệnh được tốt lên, nhờ vậy mà rút ngắn thời gian hồi phục xương khớp.

Thành phần của Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương được chắt lọc từ những loại thảo dược tinh túy nhất, quý giá nhất đem lại hiệu quả vượt trội trong cải thiện đau nhức cổ chân, đặc biệt an toàn cho sức khỏe người dùng.

Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đây nhà máy Dược phẩm hiện đại bậc nhất trong ngành Dược Việt Nam, luôn đảm bảo tuyệt đối về chất lượng và an toàn. Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đã được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia, giải thưởng cao quý minh chứng cho năng lực sản xuất hàng đầu tại nơi đây.

IV - Những lưu ý cần nhớ khi bị đau khớp cổ chân nhưng không sưng

Để ngăn chặn đau khớp cổ chân nhưng không sưng tránh tái phát và hạn chế tiến triển nặng nề hơn thì bạn cần lưu ý đến những vấn đề như sau:

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Điều này giúp bạn hạn chế áp lực lớn của cả cơ thể lên vùng cổ chân, từ đó hạn chế tình trạng khớp cổ chân bị tổn thương và đau nhức.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Chế độ ăn uống cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng và tăng cường khả năng bảo vệ sụn khớp. Chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là dưỡng chất như collagen, glucosamine, canxi, vitamin D3…
  • Tránh những thói quen hoặc lối sống sinh hoạt không tốt cho khớp cổ chân: Nghỉ ngơi không điều độ, sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc đồ uống có chứa chất kích thích (nước ngọt có gas, cà phê), hạn chế hút thuốc lá hoặc ngửi phải khói thuốc lá trong thời gian dài…
  • Không nên đi giày cao gót hoặc dép cao trong khoảng thời gian dài vì có thể làm cho cơn đau trở nên dữ dội hơn hoặc làm biến đổi sụn khớp.
  • Nên đi thăm khám sụn khớp định kỳ để điều trị triệt để tình trạng đau cổ chân nhưng không sưng hoặc cải thiện sức khỏe của xương khớp.

Đau cổ chân nhưng không sưng làm suy giảm sức khỏe, gây ra phiền toái khi cử động chân và làm giảm vận động trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy, bạn có thể áp dụng những biện pháp khắc phục như đã nêu trên để đối phó hiệu quả với tình trạng này nhé.

Lên đầu trang
Loading