Đau cổ tay khi chơi cầu lông là do đâu? Điều trị thế nào?

2023-08-09 10:30:17

Đau cổ tay khi chơi cầu lông là vấn đề rất thường gặp do đây là bộ môn thể thao chủ yếu sử dụng tới tay, đặc biệt là cổ tay. Tùy mức độ nặng nhẹ mà cơn đau có thể ảnh hưởng nhiều hoặc ít tới người chơi. Nếu quá đau có thể khiến người chơi không thể tiếp tục đánh cầu lông trong một khoảng thời gian. Cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị qua bài viết dưới đây.

I - Đau cổ tay khi chơi cầu lông là do đâu?

1. Khởi động chưa kỹ

Bất kỳ môn thể thao nào, trước khi bắt đầu chúng ta đều cần phải khởi động để giúp lượng máu và nồng độ oxy được tăng cường hoạt động, giúp xương khớp dẻo dai hơn. Chính vì vậy, nếu trong quá trình chơi cầu lồng nếu vận động quá mạnh và đột ngột sẽ dễ dẫn tới áp lực lên dây chằng, lớp sụn và từ đó khiến các gây chấn thương.

2. Cầm vợt, đánh cầu sai kỹ thuật

Ở những người mới bắt đầu với môn thể thao cầu lông, phần lớn do chưa quen nên chúng ta thường cầm vợt sai tư thế. Khi cầm ở phần cuối chuôi vợt, điều này dễ khiến vợt bị tuột khỏi tay, hay khi để ngón trỏ dọc theo thân vợt, khiến lực đánh cầu không được mạnh, bị yếu và thường sẽ người chơi sẽ phải dùng đến lực nhiều hơn, điều này sẽ dễ gây ra chấn thương ở cổ tay.

3. Đánh cầu lông quá sức

Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, trong quá trình hoạt động cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi. Nếu bạn hoạt động liên tục không ngừng nghỉ thì sẽ tạo lên áp lực cho cổ tay và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ càng làm tăng nguy cơ cổ tay bị tổn thương.

4. Chấn thương do va chạm, té ngã

Chơi quá hăng hái, sẽ dễ khiến người chơi không chú ý tới vị trí xung quanh, dễ dẫn tới ngã, va chạm. Do đó, khi ngã cổ tay thường là bộ phận chống đỡ để tránh gây ra những chấn thương khác, nên nếu sự va chạm quá mạnh sẽ khiến khớp xương mất độ ổn định, gây ra trật khớp, bong gân và tổn thương nghiêm trọng.

XEM THÊM: Tại sao cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi?

lý do gây đau cổ tay khi chơi cầu lông

II - Những kiểu chấn thương cổ tay thường gặp khi chơi cầu lông

Dưới đây là những chấn thương ở cổ tay và người chơi cầu lông dễ phải đối mặt:

1. Viêm gân cổ tay

Tình trạng viêm gân cổ tay hay còn được gọi là viêm bao gân, hiện tượng xảy ra là khi viêm gân quanh cổ tay và gặp nhiều ở những ai chơi cầu lông quá mức, liên tục với cường độ mạnh.

Hiện tượng này xuất hiện sẽ khiến người chơi xuất hiện cơn đau âm ỉ, nhức, cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, không những vậy còn kèm tình trạng hơi sưng và có thể gây ra cơn tê bì châm chích.

2. Bong gân cổ tay

Bong gân là tình trạng thường thấy trong quá trình chơi thể thao, và đối với bộ môn cầu lông cũng vậy, khi hầu hết môn thể thao này cần cổ tay phải hoạt động liên tục. Một khi cổ tay bị bong gân, sẽ gây ra tình trạng chấn thương hoặc tổn thương dây chằng (dây chằng có nhiệm vụ nối các xương ở cổ tay với nhau. Người chơi sau khi gặp chấn thương thường cảm thấy đau nhói vùng cổ tay khi cử động, cảm thấy cổ tay có dấu hiệu sưng, có bầm tím nhẹ, nghiêm trọng hơn có thể xảy ra đứt dây chằng.

ĐỌC THÊM: Bị đau khuỷu tay khi chơi cầu lông

các chấn thương cổ tay dễ gặp khi chơi cầu lông

3. Gãy xương cổ tay

Gãy khớp cổ tay có thể từ đơn giản đến phức tạp, có thể xảy ra trong quá trình chơi cầu lông khi ngã hoặc va chạm. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới gãy tay, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau, nhưng thường người bị gãy tay sẽ cảm thấy đau nhói, đau khi vận động, tím tái, sưng tấy.

4. U nang hoạt dịch cổ tay

U nang hoạt dịch là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới khớp cổ tay đau nhức, đặc biệt là những người chơi cầu lông. U nang này là sự hình thành từ một khối chất lỏng tại khu vực mô mềm, tạo ra áp lực cho các dây thần kinh bên xung quanh, gây ra cơn đau dữ dội và ảnh hưởng tới vận động.

III - Điều trị cơn đau cổ tay khi chơi cầu lông thế nào?

1. Chườm đá, chườm nóng

Việc dùng đá chườm lạnh là phương pháp giúp đánh tan lượng máu tích tại, để đạt được hiệu quả tốt nhất, chườm đá sẽ đem lại tác dụng trong 48 giờ đầu, sau khi gặp chấn thương. Khi chườm lạnh bạn cần để đá qua lớp vải mỏng sau đó chườm trực tiếp tới vùng khớp cổ tay bị tổn thương trong khoảng 15 phút.

Đối với việc chườm nóng thì giúp người bị chấn thương giãn mạch máu tốt, làm giãn các cơ và dây chằng hiệu quả giúp khớp cổ tay được thư giãn, cải thiện quá trình làm lành tổn thương, cảm thấy cơn đau nhẹ nhàng hơn.

2. Tập các động tác hỗ trợ cổ tay

Một số động tác hỗ trợ cổ tay giúp quá trình vận động, di chuyển được khắc phục.

Duỗi cơ cổ tay:

  • Đặt phần cẳng tay lên bàn và lòng bàn tay úp xuống.
  • Cầm một vật có trọng lượng vừa phải ở phần cổ tay bị chấn thương.
  • Dùng tay còn lại để uốn phần cổ tay bị thương lên một cách nhẹ nhàng.
  • Thả tay ra và lúc này phần tay bị thương từ từ hạ xuống.

Gấp cổ tay:

  • Ngược lại với động tác trên, người bệnh đặt tay trên bàn và hướng cổ tay lên.
  • Cầm lấy vật có trọng lượng ở tay chấn thương.
  • Dùng tay còn lại để uốn cổ tay hướng lên.
  • Bỏ tay kia và cũng dần dần hạ tay bị thương xuống, trở về vị trí ban đầu.

NÊN ĐỌC: Những phương pháp trị chứng đau khớp cổ tay tại nhà

động tác giảm đau cổ tay khi chơi cầu lông

Kéo cổ tay:

  • Đưa tay bị thương ra phía trước mặt.
  • Bẻ ngược cổ tay lại phía sau, từ từ và thật nhẹ nhàng cho đến khi cảm thấy căng không quá đau ở lòng bàn tay, phần cổ tay và phía cẳng tay.

Duỗi cổ tay:

  • Đưa tay ra trước, sau đó để khuỷu tay và lòng bàn tay hướng xuống.
  • Dùng tay còn lại bẻ cong cổ tay xuống một cách nhẹ nhàng cho đến khi không còn cảm thấy đau ở mu bàn tay, cổ tay.

3. Uống thuốc điều trị xương khớp

Để giảm cơn đau hiệu quả, người bệnh thường sử dụng một vào nhóm thuốc giảm đau tức thì, giúp ngăn cơn đau kéo dài và âm ỉ làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.

Tuy nhiên, phương pháp này không thể khắc phục triệt để cơn đau, sẽ khiến tình trạng tái phát lại. Vậy để có thể cải thiện và phòng những cơn đau cổ tay đột ngột xuất hiện thì người bệnh nên tham khảo viên khớp Ngự y mật phương. Sản phẩm chuẩn đông y thế hệ 2 giúp giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa tái phát trong vòng nhiều năm.

Trong quá trình người bệnh sử dụng không phải kiêng khem quá nhiều, không gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày và không khiến cơ thể tích nước và gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

IV - Những lưu ý để hạn chế, phòng tránh đau cổ tay khi chơi cầu lông

Để có thể ngăn ngừa tình trạng chấn thương cổ tay người bệnh cần chú ý đến một số biện pháp dưới đây:

  • Quá trình khởi động trước khi chơi cầu lông là điều cần thiết, giúp cơ khớp được linh hoạt, giảm các nguy cơ chấn thương xảy ra đột ngột.
  • Massage cổ tay thường xuyên, để giảm bớt áp lực tới vùng khớp tay, tuy nhiên việc xoa bóp cũng cần đúng cách để tránh phản ứng ngược gây căng cơ.
  • Lựa chọn vợt chơi cầu phù hợp và cầm vợt đúng để tránh gây ra chấn thương trong quá trình chơi.
  • Tập luyện có thời gian hợp lý để khớp cổ tay có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Người chơi có thể tìm mua các dụng cụ kẹp hoặc băng dán hỗ trợ cổ tay khi chơi.
  • Ăn uống đủ chất và cân bằng dinh dưỡng, bạn nên có các chất như carbohydrate, các thực phẩm chứa nhiều protein, chất xơ, các loại vitamin cần thiết… từ đó giúp cơ bắp chắc khỏe hơn.

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông là trường hợp xảy ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó, đối những ai đối mặt với tình trạng chấn thương nhẹ thì có thể áp dụng một vài phương pháp chăm sóc tại nhà, điều này sẽ giúp chấn thương cổ tay được cải thiện hiệu quả. Nếu chấn thương cổ tay nghiêm trọng hơn, thì bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thăm khám ngay.

Lên đầu trang
Loading