Đau dạ dày có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

2024-08-29 08:39:51

Nhiều trường hợp các thành viên trong một gia đình đều bị đau dạ dày. Vì vậy nhiều người lo lắng băn khoăn liệu bệnh đau dạ dày có di truyền hay không và làm cách nào để phòng ngừa tốt nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

I. Đau dạ dày có di truyền không?

Đã có nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy căn bệnh đau dạ dày có liên quan đến yếu tố gia đình theo cơ chế gen trội. Đây là một trong các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tới gần 50%.

Cụ thể nếu trong một gia đình có bố mẹ mắc các bệnh về dạ dày thì con cái khả năng cao cũng mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường khác trong gia đình không có bố mẹ mắc bệnh, bệnh cũng thường khởi phát sớm hơn. Bệnh có thể di truyền qua nhiều thế hệ, trong đó nam giới có nguy cơ bị nhiều hơn nữ.

Ngoài ra, trong một số nghiên cứu liên quan đến gen cũng xác nhận rằng có một số loại gen có khả năng tác động đến yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện hình thành nên căn bệnh.

Đau dạ dày có di truyền không

XEM THÊM: Tại sao bị đau bụng trên rốn sau khi ăn?

II. Cơ chế di truyền gen bệnh dạ dày diễn ra như thế nào?

Các nghiên cứu khoa học đã rút ra những đánh giá về hệ gen của người bị đau dạ dày. Những biến thể gen sau đây có liên quan trực tiếp đến bệnh hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm loét, đau dạ dày.

1. Gen liên quan đến phản ứng viêm

Phản ứng gây viêm nhiễm có sự liên quan đến các đột biến gen IL1B và IL1RN và TNF. Gen IL1B mã hóa interleukin-1 beta, đây là một cytokine thúc đẩy quá trình viêm nhiễm diễn ra mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khi dạ dày bị nhiễm HP càng dễ gây viêm hơn. Trong khi đó gene IL1RN mã hóa các hoạt chất ức chế nó. Nghiên cứu cho thấy Polymorphism có trong các gen này gia tăng các phản ứng viêm nhiễm bên trong dạ dày, nguy cơ hình thành bệnh viêm loét dạ dày rất cao. Đồng thời một cơ thể có biến thể gen IL1B có khả năng mắc bệnh dạ dày cao hơn so với nhiễm khuẩn HP.

Còn gen TNF sản xuất ra phân tử tác động đến cơ chế gây viêm nhiễm và sự cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ dạ dày. Vì vậy biến thể gen TNF có liên quan nhiều đến nguy cơ bị viêm loét dạ dày.

2. Gen liên quan đến quá trình vận chuyển acid amin trong dạ dày

Người mang gen SLC6A14 có nguy cơ cao bị bệnh viêm loét dạ dày cao hơn do mã gen này có liên quan trực tiếp tới việc vận chuyển các acid amin, tác động đến quá trình cân bằng dịch vị acid bên trong dạ dày.

3. Gen liên quan đến sản xuất enzym tiêu hóa trong dạ dày

Các nghiên cứu đã chỉ ra các biến thể gen PGC có liên quan đến nguy cơ mắc viêm loét dạ dày, viêm dạ dày. Nguyên nhân do gen này sản xuất ra progastricsin, là một loại enzyme giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Vì vậy biến thể của gen này tác động trực tiếp đến tăng tiết acid, ảnh hưởng đến sự bài tiết acid bên trong dạ dày.

4. Gen liên quan đến bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các loại gen MUC1 và MUC6 có nhiệm vụ mã hóa cho protein mucin. Đây là một trong các thành phần chính giúp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh, kháng lại được các yếu tố tấn công như các acid, enzym tiêu hóa. Chính vì vậy đột biến của những gen này làm yếu đi khả năng bảo vệ của niêm mạc, tăng nguy cơ hình thành vết loét.

5. Gen liên quan đến sản xuất axit dạ dày

Các loại Gen ATP4A và ATP4B mã hóa cho các tiểu đơn vị bơm proton bên trong tế bào thành dạ dày. Nó có vai trò chính trong quá trình bơm dịch tiết vào lòng dạ dày, vậy nên khi các gen này đột biến bất thường có thể dẫn đến tăng tiết acid, hình thành các ổ viêm nhiễm loét dạ dày.

Đau dạ dày có di truyền không

Nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy căn bệnh đau dạ dày có liên quan đến yếu tố di truyền

THAM KHẢO: Viên dạ dày Ngự y Mật phương Nhất Nhất 8

III. Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh đau dạ dày

Đa phần trong các trường hợp, những cơn đau dạ dày có biểu hiện rất rõ ràng. Tuy nhiên ở một số người bệnh diễn tiến lặng lẽ, thi thoảng chỉ thấy xuất hiện những cơn đau bụng nhẹ. Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng thường gặp dưới đây để xem bản thân có mắc phải căn bệnh này không:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng thường hay xuất hiện nhất, người bệnh đau âm ỉ khó chịu, cảm giác nóng rát ở trên rốn nhất là sau khi ăn quá no hoặc để bụng rỗng. Các cơn đau thường diễn ra theo từng đợt, kéo dài từ 1 - 2 tuần sau đó giảm dần và biến mất. Còn đối với những trường hợp bị ung thư dạ dày, các cơn đau bụng kéo dài dai dẳng thay vì diễn ra có tính chất chu kỳ.
  • Ợ hơi ợ nóng, ợ chua: Là một triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày. Khi dạ dày hoạt động không ổn định, lượng thức ăn được nạp vào không tiêu hóa kịp nên lên men và sinh khí. Vậy nên người bệnh bị đau dạ dày rất dễ bị ợ chua, ợ nóng, ợ hơi; đồng thời cảm nhận được mùi vị đắng, chua đẩy lên tận cổ họng.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn: Người bị mắc bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nhiều. Người bệnh có khi vừa ăn xong đã nôn sạch thức ăn ra ngoài. Tình trạng kéo dài làm giảm khẩu vị, ăn uống không ngon miệng, sức khỏe giảm sút đi nhiều. Khi nôn mửa kèm theo thức ăn và dịch vị dạ dày gây tổn thương thực quản và niêm mạc họng. Ngoài ra khi bị nôn nhiều cơ thể sẽ mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải khiến bạn mệt mỏi, xanh xao; nặng hơn có thể gây biến chứng về tim mạch, huyết áp. Trường hợp này người bệnh cần truyền dịch hoặc có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Đầy bụng khó tiêu: Đau dạ dày khiến chức năng co bóp thức ăn gặp nhiều khó khăn. Sau khi ăn xong, lượng thức ăn được tiêu hóa chậm gây cảm giác bụng đầy chướng, bí bách.
  • Chán ăn, ăn uống kém: Hầu hết các trường hợp bị đau dạ dày thường ăn uống kém, không có cảm giác thèm ăn do ảnh hưởng từ triệu chứng đau bụng, đầy bụng, khó tiêu hóa mỗi khi ăn xong.
  • Chảy máu hệ tiêu hóa: Đây là một dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng, mạch máu chảy vào bên trong ống tiêu hóa. Nếu không cấp cứu kịp thời, máu chảy nhiều dẫn đến hoa mắt, choáng váng ngất xỉu, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn. Người bệnh lưu ý tới các triệu chứng cảnh báo sau: Dịch vị khi nôn kèm theo có máu, lẫn chút thức ăn; đi ngoài phân có lẫn máu.

Đau dạ dày có di truyền không

Đau dạ dày có di truyền không?

ĐỌC THÊM: Uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không?

III. Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh rất dễ mắc phải và tái phát, nhưng người bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng một số phương pháp dưới đây:

Thay đổi chế độ ăn uống

Đau dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh hết sức quan trọng góp phần ngăn chặn cơn đau dạ dày cũng như bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.

  • Người bệnh không bỏ bữa, chú ý ăn sáng đầy đủ. Không nên ăn quá khuya, thời điểm dùng bữa tối tốt nhất là khoảng 2 -3 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ để tránh căng tức, đầy bụng.
  • Hằng ngày nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn; ăn những đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để tránh tạo áp lực cho dạ dày. Chú ý không nên ăn quá nhiều vào một bữa. Sau khi dùng bữa xong, nên tránh đi nằm hoặc vận động mạnh, tốt nhất nên dành thời gian nghỉ ngơi sau khoảng 30 phút hãy tiếp tục công việc.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, không tăng áp lực lên các cơ ở thành dạ dày. Bên cạnh đó tránh xa các loại bia rượu, nước ngọt có gas; các loại gia vị chua, cay, mặn gây hại cho dạ dày.
  • Hạn chế việc ăn hàng quán, đồ ăn vặt không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời rèn thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, hạn chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường ruột gây bệnh.

Thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh chế độ ăn uống, thì việc duy trì các thói quen sinh hoạt tốt cũng là một biện pháp tích cực để phòng ngừa bệnh đau dạ dày:

  • Những người có thói quen hút thuốc lá, thức khuya, làm việc căng thẳng, quá sức cần tìm cách cải thiện ngay. Chú ý nên đi ngủ cho đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tập luyện thể dục hằng ngày tăng cường chức năng các cơ co bóp của dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. Đồng thời vận động giúp tâm trạng thảnh thơi, thư giãn, không stress lo âu sẽ làm giảm đi được những cơn đau dạ dày.
  • Khi gặp phải những tình huống căng thẳng, hãy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, hít thở một hơi thật sâu để tìm ra hướng giải quyết.
  • Duy trì ổn định trọng lượng cơ thể, những người thừa cân, béo phì cần có kế hoạch giảm cân khoa học tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa.

Sử dụng thuốc đúng cách

Việc dùng thuốc chữa bệnh thường xuyên cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày và một số rối loạn tiêu hóa khác. Người bệnh khi dùng cần hết sức thận trọng, lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không tùy tiện mua thuốc về để sử dụng, nhất là những loại thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc kháng sinh… Người bệnh cần được kiểm tra, thăm khám về mức độ bệnh, từ đó chuyên gia sẽ kê đơn phù hợp.
  • Việc dùng thuốc cần dùng theo liều lượng, liệu trình theo hướng dẫn để tránh tác dụng phụ. Trong quá trình sử dụng nếu thấy có những biểu hiện bất thường, hãy liên hệ nhanh chóng với dược sĩ để được điều chỉnh.
  • Uống thuốc cần đúng cách, không nên uống khi bụng đói hoặc trước khi đi ngủ. Tốt nhất là uống với nước lọc để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày.

Bệnh đau dạ dày không loại trừ bất cứ ai, kể cả người lớn, trẻ em. Mặc dù những yếu tố về gen hay di truyền, chế độ ăn uống, lối sống, vi khuẩn HP… có ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên chúng chỉ là yếu tố nguy cơ, không phải là nguyên nhân quyết định một người có bị đau dạ dày hay không.

Theo Ngự y mật phương, các bệnh về dạ dày thực chất là do cơ địa chi phối. Khi cơ địa dạ dày suy yếu, không kiểm soát được sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, hình thành những tổn thương gây đau dạ dày. Các dòng thuốc tân dược hay Đông y thông thường chỉ dừng lại ở việc khắc phục triệu chứng, chưa xử lý được nguyên nhân gốc rễ nên bệnh dễ tái phát trở lại.

Duy chỉ có Viên dạ dày Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 vừa cải thiện triệu chứng lại củng cố, thay đổi cơ địa dạ dày. Sau khi kết thúc liệu trình, cơ địa dạ dày khỏe mạnh, tăng cường khả năng bảo vệ trước các yếu tố bất lợi nên không bị viêm loét, ngăn chặn hiệu quả triệu chứng đau dạ dày.

Viên dạ dày Ngự y mật phương

Có thể thấy bệnh đau dạ dày liên quan đến yếu tố di truyền, làm cho tỷ lệ người bị đau dạ dày và mắc các bệnh về dạ dày tăng lên. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng, trường hợp trong gia đình có người biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh dạ dày cần đi thăm khám sớm và có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Bài viết liên quan

  • Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Vì sao?
    Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Vì sao?

    Nhiều người gặp phải tình trạng sau khi dùng bữa xong bị đau bụng trên rốn. Một số quan điểm cho rằng đây là triệu chứng của bệnh lý dạ dày. Nhận định này có chính xác không hay bị đau bụng...

  • Thức khuya có gây đau dạ dày không?
    Thức khuya có gây đau dạ dày không?

    Thức khuya gây hại dạ dày làm giấc ngủ gián đoạn và hàng loạt tác động xấu tới sức khỏe như miễn dịch suy yếu, kém tập trung, nguy cơ bệnh tật cao... Vậy nên ai có thói quen không tốt này hã...

  • Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?
    Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?

    Nhiều người nhận thấy sau khi uống thuốc trị HP nhưng vẫn bị đau bụng mà không biết nguyên nhân do đâu. Hãy đọc ngay thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác.

  • Cách giảm bớt đắng miệng khi uống thuốc trị HP
    Cách giảm bớt đắng miệng khi uống thuốc trị HP

    Rất nhiều người bệnh than thở rằng sau khi uống thuốc diệt trừ vi khuẩn hp, họ bị đắng miệng, người mệt mỏi. Vậy vì sao uống vào lại có cảm giác này và cần làm gì để giảm bớt những khó chịu...

  • Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?
    Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?

    Thông thường bạn sẽ thấy chân tay bị lạnh khi thời tiết thay đổi như vào mùa đông. Tuy nhiên nếu bàn chân lạnh thường xuyên hay bạn cảm thấy mình dễ bị lạnh hơn mọi người ở xung quanh thì đâ...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ