I - Đặc điểm nhận biết đau dạ dày đi ngoài ra máu
Đau dạ dày đi ngoài ra máu là khu vực dạ dày chịu thương tổn với hiện tượng máu đi ra ngoài lúc đi đại tiện. Việc phát hiện đau bao tử khi đi cầu ra máu cần tiến hành nhập viện điều trị nhanh để tránh nguy hại sức khỏe. Một số dấu hiệu tiêu biểu để nhận biết hiện tượng này gồm:
- Đau bụng: Người bệnh trải qua cơn đau dữ dội tại khu vực thượng vị, đặc biệt đau hơn khi người bệnh đang no hoặc là bị đói.
- Người nôn nao, buồn nôn: Cơ quan tiêu hóa có trở ngại thì hoạt động phân chia và hấp thu thức ăn bị đình trệ dẫn đến ứ đọng ở dạ dày. Việc này khiến bụng bị trướng đau kèm ợ hơi, ợ chua… làm người bệnh buồn nôn liên tục.
- Đầy bụng: Do thức ăn bị tiêu hóa chậm nên người bệnh sẽ thường xuyên cảm giác bị đầy bụng mặc dù không hề ăn gì.
- Sụt giảm cân nặng: Cơn đau dạ dày ập tới khiến hệ tiêu hóa hoạt động gián đoạn, lượng dưỡng chất đi vào cơ thể giảm sút là lý do khiến người bệnh dễ bị sụt cân.
- Phân trở nên bất thường: Khi bị đau dạ dày, lượng phân bài tiết ra ngoài thường lẫn máu, có mùi hôi tanh…
- Đau rát tại khu vực hậu môn: biểu hiện nặng nhất của người bệnh khi với tư thế ngồi xổm đi cầu thì hậu môn bị chảy máu.
Người bệnh có biểu hiện nôn nao hoặc muốn nôn ngay lập tức
II - Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày đi ngoài ra máu
Đau dạ dày đi cầu ra máu là điều chứng minh dạ dày người bệnh đang bị tổn thương khá nặng nề. Ngay khi triệu chứng này khởi phát, người bệnh tuyệt đối không xem nhẹ, vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh sau:
1. Người bị viêm dạ dày HP
Vi khuẩn HP hoạt động quá mức là một trong các lý do khiến bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng. Lúc này niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm nên không thể sản xuất chất nhầy để bảo vệ thành dạ dày trước axit dịch và men tiêu hóa.
Nồng độ axit cao sẽ bào mòn thành dạ dày khiến hiện tượng viêm loét hoặc xuất huyết diễn ra nhanh. Loại vi khuẩn HP khó điều trị và dễ bùng phát khi gặp yếu tố lý tưởng. Vậy nên người bệnh nên thận trọng với chứng viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây nên.
Dạ dày bị vi khuẩn HP tấn công khiến niêm mạc bào mòn gây xuất huyết
2. Viêm loét dạ dày tá tràng
Người mắc loét dạ dày tá tràng là nhân tố khởi phát gây nên hiện tượng đau dạ dày đi ngoài ra máu. Chứng viêm loét xảy ra do khuẩn HP, người bệnh dùng thuốc tây, ăn uống không điều độ trong thời gian dài…
Khi xảy ra hiện tượng đi cầu ra máu thì chứng tỏ các nhân tố tác động đã tích tụ trong thời gian dài mà không được chữa trị. Lúc này tế bào ở dạ dày và các mạch máu bị mài mòn nên máu khó lưu thông và ứ đọng ở dạ dày nên khi đi cầu sẽ thấy máu.
Ngoài phát hiện qua việc đi cầu ra máu thì người bệnh còn cứng bụng, đau quặn đột ngột, chán ăn, tụt huyết áp hoặc nôn ra máu.
3. Xuất huyết dạ dày
Khi bị xuất huyết dạ dày, khi người bệnh đi đại tiện thì phân sẽ kèm theo máu tươi. Hiện tượng này đặc biệt nghiêm trọng vì máu tươi rất dễ chảy ra ngoài ồ ạt, kèm các triệu chứng như nôn ra máu, nóng rát bụng, đổ mồ hôi khi đi đại tiện… Nếu người bị xuất huyết dạ dày không được cấp cứu sớm thì người bệnh mất máu dẫn đến tử vong.
Chảy máu dạ dày thì lượng máu sẽ đi ra theo đường phân
4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày xảy ra khi những tế bào ung thư tăng sinh mất kiểm soát và cấu trúc dạ dày bị biến đổi. Tuy nhiên, ở thời điểm đầu, ung thư dạ dày không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh dễ lầm tưởng là bệnh tiêu hóa.
Khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn cuối thì bệnh nhân mới gặp phải những biểu hiện nặng nề như đau dạ dày đi ngoài ra máu, nôn ra máu… Việc điều trị ung thư có thể thực hiện cắt bỏ dạ dày nhưng tác động đến việc ăn uống hoặc tiêu hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối thì người bệnh dễ tử vong ở bất cứ thời điểm nào.
5. Viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng cũng là nhân tố gây nên hiện tượng đau dạ dày đi cầu ra máu. Điều này chủ yếu là do các vết loét đang lan rộng tại khu vực niêm mạc dạ dày rồi tiến đến những cơ quan khác như ruột già, ruột non…
Lúc này máu không thể lưu thông và ứ đọng tại các cơ quan này rồi đi ra ngoài theo đường tiêu hóa. Khi bị viêm đại tràng, người bệnh thường bị tiêu chảy kéo dài và phân sẽ ở dạng nhầy, có lẫn máu tươi. Ngoài ra, người mắc viêm đại tràng còn kèm theo những triệu chứng khác như mệt mỏi, sụt cân…
Người bị viêm đại tràng dễ bị đi cầu ra máu
III - Đau dạ dày đi cầu ra máu có nguy hiểm không?
Hiện tượng đau dạ dày đi ngoài ra máu được nhận định là bệnh cấp tính nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bệnh nhân không được phát hiện và cấp cứu nhanh chóng sẽ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, việc đi cầu ra máu trong thời gian đau dạ dày còn kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe người bệnh như:
- Thiếu máu: việc ngoài ra máu chính là một dạng xuất huyết nên khi xảy ra liên tục sẽ khiến cơ thể thiếu máu, thiếu sắt, gây mệt mỏi, choáng váng…
- Hạ đường huyết: Chảy máu dạ dày dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt kali trong máu làm cho cơ tim hoạt động thiếu nhịp nhàng. Điều này tác động xấu tới lượng máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể dẫn đến choáng váng, da tái nhợt, lượng nước tiểu giảm sút…
- Sốc phản vệ: Việc bị chảy máu quá nhiều khi đi ngoài sẽ có thể dẫn tới sốc phản vệ, do các cơ quan trong cơ thể bị thiếu máu trầm trọng, không thể duy trì hoạt động, gây đe dọa tính mạng.
- Tác động xấu tới tim mạch: Người bị đau bao tử đi ngoài ra máu sẽ phải đối mặt với trạng thái mất nước, tụt huyết áp… Những biểu hiện này tạo áp lực lớn cho tim gây rối loạn nhịp tim và kéo theo nhiều biến chứng tim mạch khác.
IV - Làm gì khi đau dạ dày đi ngoài ra máu
Nếu có biểu hiện đau dạ dày đi cầu ra máu thì người bệnh cần thực hiện các biện pháp tại chỗ để cầm máu. Ngoài ra các đối tượng đi cầu ra máu kèm chóng mặt, nôn mửa, da nhợt nhạt nên sơ cứu kịp thời trước khi đến viện. Lúc này người nhà bệnh nhân cần thực hiện một trong các cách sau:
- Cho bệnh nhân nằm ở mặt phẳng sao cho đầu kê gối thấp và chân kê lên cao để tránh nôn mửa.
- Dùng khăn ấm hoặc dụng cụ chườm đặt lên vùng bụng để giảm nhanh cơn đau.
- Massage nhẹ nhàng quanh bụng theo chiều xoay đồng hồ để tăng lưu thông máu.
- Sử dụng nước ấm pha với muối loãng để ngăn chặn trạng thái xuất huyết.
Khi bệnh nhân dần ổn định người nhà cần lập tức di chuyển đến bệnh viên gần nhất để thăm khám. Khi đó người bệnh sẽ được kiểm tra và thực hiện các chỉ đinhh y khoa cần thiết.
Ngoài ra trong thời gian chữa trị đau dạ dày đi cầu ra máu bệnh nhân sẽ được kết hợp dùng thuốc đặc trị. Các dòng thuốc sử dụng cần được bác sĩ chỉ định về thời gian, liều lượng để tránh tổn hại sức khỏe.
Người bệnh thực hiện massage vùng bụng để giảm cơn đau nhanh chóng
V - Cách phòng ngừa việc đau dạ dày đi ngoài ra máu
Việc đau dạ dày đi cầu ra máu được nhận định là căn bệnh tác động lớn tới sức khỏe mọi người. Vậy nên để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm đó thì người bệnh nên thực hiện điều sau:
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách tuyệt vời để bảo vệ chức năng và cơ quan hệ tiêu hóa. Vậy nên người bệnh nên tiến hành các phương pháp dưới đây:
- Tích cực bổ sung nguyên liệu giàu chất xơ, protein, nhóm vitamin và khoáng chất có lợi với tiêu hóa.
- Tăng cường uống nước để đẩy năng tốc độ chuyển hóa các chất, tránh ứ đọng thức ăn ở dạ dày.
- Ưu tiên món ăn có kết cấu mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để không cản trở đến dạ dày.
- Sử dụng đồ ăn được nấu chín, tuân thủ đúng giờ giấc ăn uống.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tiêu viêm và nhóm nguyên liệu bổ máu như gan bò, thịt bò,...
- Tránh xa đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc các chất kích thích.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dạ dày khoa học
Xác lập chế độ sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt nề nếp là cách hiệu quả để ngăn chặn hiện tượng đau dạ dày đi ngoài ra máu. Vậy nên bạnh tránh stress quá độ vì sẽ làm axit ở dạ dày vượt quá mức, kích thích tổn hại ở niêm mạc.
Tập luyện thể thao cũng là cách để bạn nâng cao đề kháng, giải trừ tâm lý căng thẳng, giúp bệnh dạ dày chuyển biến tích cực hơn. Sau khi ăn xong tránh vận động mạnh mà cần di chuyển nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa tốt nhất.
Tuy nhiên, các phương pháp này thường đem tới hiệu quả khá chậm, chỉ phù hợp để tăng cường sức khỏe. Muốn khắc chế được các triệu chứng đau dạ dày đi cầu ra máu, ngăn bệnh tái phát thì người bệnh cần can thiệp bằng những phương pháp trị đúng căn nguyên gây bệnh.
Nếu bạn đang thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau dạ dày hành hạ, cần tìm một giải pháp vừa ngăn triệu chứng, vừa phòng ngừa tái phát thì hãy dùng ngay viên dạ dày Ngự y mật phương.
Ở thời điểm đầu sử dụng viên uống (3 tuần đầu), bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng ợ nóng, đau rát thượng vị… bắt đầu suy giảm nhanh. Sau đó 1 tháng, khi các chức năng niêm mạc dạ dày được khôi phục, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn hơn, tình trạng tái phát bệnh giảm hẳn.
Cuối cùng, trong các tháng cuối liệu trình, khi mà lớp niêm mạc đã hoạt động ổn định, các biểu hiện của bệnh dạ dày sẽ gần như biến mất hoàn toàn. Đây chính là cơ chế đặc biệt của Đông y thế hệ 2 - phương pháp trị bệnh chủ đạo cho các bệnh mạn tính.
Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương có công hiệu vượt trội
Việc xảy ra chứng đau dạ dày đi ngoài ra máu sẽ nguy hại tới sức khỏe nên người bệnh không nên chủ quan. Căn cứ vào các biểu hiện bệnh thì mọi người có biện pháp khắc phục, cấp cứu nhanh chóng. Ngoài ra cần điều chỉnh thói quen hàng ngày để bệnh không tái phát.