Đau dạ dày ở trẻ em: Dấu hiệu cảnh báo và Cách phòng tránh hiệu quả

2024-01-15 15:06:08

Đau dạ dày ở trẻ em là điều khiến nhiều bậc phụ huynh nghi ngờ vì họ luôn cho rằng bệnh lý này chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy nhiên việc trẻ em đau dạ dày trở nên phổ biến làm cản trở cuộc sống, gây hại sức khỏe và làm chậm quá trình phát triển của con. Vậy nên bài viết này sẽ cung cấp đến gia đình các thông tin hữu ích về bệnh đau dạ dày ở trẻ con chi tiết nhất.

I - Các triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em

Mọi đối tượng đều có khả năng mắc phải đau dạ dày và trẻ em cũng CÓ THỂ BỊ ĐAU DẠ DÀY. Việc trẻ em đau dạ dày bắt nguồn từ nhiều nhân tố khác nhau với tần suất cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội làm tổn hại đến sức khỏe và tốc độ phát triển của con.

  • Trẻ đầy hơi, khó tiêu, liên tục ợ hơi: Trạng thái bệnh diễn ra chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi do dịch tiết dạ dày dư thừa đẩy ngược lên thực quản gây nên ợ chua, ợ hơi. Việc bụng chướng, ợ hơi liên tục làm viêm nhiễm thực quản, trẻ dễ bị viêm họng và ho.
  • Đại tiện phân đen hoặc có máu: biểu hiện bệnh dạ dày ở trẻ khó quan sát chỉ khi con nhập viện vì xuất huyết dạ dày cha mẹ mới biết.
  • Đau bụng kéo dài: cơn đau bụng của trẻ diễn ra liên tục khí bé đói bụng hoặc sau khi ăn no. Tuy nhiên việc trẻ đau bụng dễ lầm tưởng thành nhiều bệnh đường tiêu hóa khác hoặc mắc giun sán.
  • Trẻ biếng ăn, ăn kém: Bệnh dạ dày làm cản trở hoạt động tiêu hóa của cơ thể, ngoài ra các biểu hiện ợ hơi - ợ chua - khó tiêu cũng khiến con không có hứng thú với việc ăn uống.
  • Trẻ liên tục nôn ói kéo dài thậm chí nhiều trẻ bị nôn ra máu.
  • Sắc tố da xanh xao, nhợt nhạt, trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khả năng tập trung kém.

bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ nhỏ vẫn có khả năng mắc các bệnh liên quan đến dạ dày

II - Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Nhiều cha mẹ "nghi ngờ" về bệnh đau bao tử ở trẻ nhỏ vì ở độ tuổi của con chưa bị tác động bởi các nhân tố gây bệnh. Thực tế chứng minh, việc trẻ em đau dạ dày bắt nguồn chủ yếu từ việc nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori).

Đây là loại vi sinh vật gây ra mối nguy hại lớn tới lớp niêm mạc dạ dày. Khi vi khuẩn HP tiến sâu vào trong cơ thể, chúng sẽ trú ngụ tại lớp niêm mạc dạ dày tạo ra các vấn đề ở trẻ như: đau dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày, nôn mửa, đi ngoài lỏng, hoặc rối loạn tiêu hóa…

Ngoài ra, trẻ em bị đau bao tử còn xuất phát từ các nhân tố dưới đây:

  • Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn: Khi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày còn mỏng manh và chưa có cấu trúc ổn định. Vì vậy lớp niêm mạc dạ dày dễ bị tấn công bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong gây nên bệnh dạ dày.
  • Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn kém: Khi chức năng đề kháng yếu thì cơ thể không đủ sức để chống lại các loại vi khuẩn, virus nên chúng dễ dàng tấn công vào dạ dày gây hại.
  • Do di truyền: Khi các thế hệ đi trước trong gia đình đã từng mắc đau dạ dày hoặc các bệnh lý liên quan thì có thể trẻ sinh ra bị bệnh. Ngoài ra, đau dạ dày ở trẻ em còn do bẩm sinh, tức là không liên quan đến di truyền mà là do vấn đề bất thường trong quá trình phát triển khi còn là bào thai.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Nếu cha mẹ cho con ăn nhiều món ăn chứa dầu mỡ, đồ ăn cứng, đồ ăn chua cay, chứa nhiều chất kích thích dễ làm rối loạn hoạt động dạ dày tạo nên kích ứng niêm mạc dẫn đến đau dạ dày.
  • Mớm đồ ăn cho trẻ: Nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ tập tục lạc lậu khi “nhai mớm” cơm cho trẻ nhỏ. Điều này có thể khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng từ người lớn lây nhiễm sang con trẻ. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu hơn bình thường nên vi khuẩn xâm nhập vào sâu khoang miệng và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ dễ dàng.
nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ ăn uống thiếu khoa học dễ phát sinh bệnh dạ dày

III - Hiện tượng đau dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ em đau dạ dày có thể phát triển thành bệnh viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP hoặc bất kỳ vấn đề khác liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Do vậy, nếu không khắc phục sớm đau dạ dày và vấn đề tiêu hóa liên quan dễ gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ, “cản đường” phát triển thể chất và trí tuệ ở em bé.

Một số trẻ đau dạ dày (kèm theo biểu hiện nôn mửa) lâu ngày dẫn đến biếng ăn, chán ăn làm thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khi cơ thể bé không thu nhận đủ các chất sẽ cản trở việc phát triển chiều cao, cân nặng, giảm sức đề kháng dẫn đến hay bị ốm vặt…

Nếu trẻ nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và hệ tiêu hóa lâu dần dẫn đến ung thư và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Khi trẻ mắc bệnh dạ dày kéo dài khiến sức khỏe suy nhược, tâm trạng bất an và khó phát triển thể chất.

IV - Cách chữa đau dạ dày cho trẻ em an toàn, hiệu quả

Dựa trên các nguyên nhân gây nên bệnh dạ dày ở trẻ thì gia đình nên tham vấn bác sĩ để tìm ra hướng chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý dành để cải thiện nhanh vấn đề trẻ em đau dạ dày:

1. Chườm ấm

Chườm ấm là biện pháp đơn giản giúp xoa dịu cơn đau dạ dày trẻ em, tăng cường lưu thông máu quanh vùng bụng và giúp cải thiện nhu động đường tiêu hóa. Cha mẹ sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm đặt tại khu vực bụng bị đau từ 5 - 7 phút đến khi nước nguội.

2. Massage bụng với tinh dầu

Massage bụng cùng với tinh dầu là cách chữa đau dạ dày ở trẻ em an toàn, hiệu quả. Hương thơm từ tinh dầu sẽ giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cho trẻ khi đang đau bụng. Ngoài ra, massage sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu đến dạ dày, hỗ trợ cho quá trình phục hồi tổn thương.

Khi lượng máu được vận chuyển ổn định thì bé không phải chịu cảm giác khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra việc xoa bóp bụng này còn giúp con tránh hiện tượng táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa và cải thiện hấp thu dinh dưỡng.

cách chữa đau dạ dày cho bé

Massage bụng bằng tinh dầu giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

3. Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ em đau dạ dày nên uống đầy đủ nước giúp tăng cường trao đổi chất và hạn chế rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ nên cho em bé uống nước ấm với liều lượng vừa phải để làm giảm cơn đau dạ dày ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, phụ huynh nên cho bé uống các loại nước ép hoa quả để bổ sung nước và cung cấp các loại dưỡng chất. Tuy nhiên gia đình nên tránh các loại hoa quả chứa nhiều axit gây hại đến dạ dày như: nước ép dưa hấu, nước ép dưa chuột, nước ép dâu tây…

4. Điều chỉnh thói quen ăn uống phù hợp

Trẻ em đau dạ dày nên thực hiện các thói quen ăn uống khoa học lành mạnh để tăng khả năng phục hồi tổn thương hệ tiêu hóa. Các thói quen tốt trong ăn uống mà cha mẹ nên cho bé thực hiện ngay như:

  • Trẻ đang bú sữa mẹ: không nên cho con bú nhiều sữa cùng lúc mà nên chia thành nhiều lần để bé không bị quá tải.
  • Trẻ không còn bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức thì cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, không cho con ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
  • Bữa ăn cần đáp ứng đủ chất dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch, hồi phục tổn thương cho dạ dày. Cho trẻ thu nhận nhiều vitamin B1, kẽm, crom, lysine, selen từ các loại rau xanh, trái cây để ổn định hoạt động tiêu hóa, tránh táo bón.
  • Không sử dụng các loại đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích đến dạ dày hoặc các chất gây hại cho niêm mạc dạ dày như: nước ngọt có ga, cà phê, bia, đồ ăn sống, đồ ăn quá thô cứng, xúc xích, gà rán, các loại sụn…
  • Cho trẻ tập trung trong quá trình ăn uống, hạn chế vừa ăn vừa chơi vì làm cơn đau dạ dày ở trẻ em tăng mạnh.
  • Cha mẹ khuyến khích trẻ nhỏ ăn đầy đủ bữa, tránh bỏ bữa khiến cho dạ dày rỗng, tiết nhiều axit dịch vị gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm gia tăng các cơn đau dạ dày

5. Trẻ uống nước gừng và mật ong

Gừng và mật ong đều có tác dụng làm ấm cơ thể, làm dịu cơn đau dạ dày, tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Tinh chất có trong gừng và mật ong có khả năng loại bỏ các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như: đầy hơi, khó tiêu, táo bón.

Cách làm nước gừng và mật ong chữa đau dạ dày ở trẻ em như sau:

  • Chuẩn bị nửa thìa mật ong, 1 củ gừng tươi.
  • Gọt sạch gừng, rửa sạch, giã nát gừng và lọc lấy nước cốt.
  • Lấy nước gừng trộn với mật ong, có thể pha thêm chút nước ấm.
  • Cho bé uống nước gừng và mật ong 2 - 3 lần/tuần để nhanh vượt qua cơn đau dạ dày.
cách chữa bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Uống nước gừng với mật ong giúp xoa dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng

6. Cho trẻ uống thuốc khi đau dạ dày do HP

Trong trường hợp trẻ nhỏ đau dạ dày làm xét nghiệm phát hiện thấy nhiễm vi khuẩn Hp thì cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con uống mà chỉ nên sử dụng thuốc theo sự kê đơn, hướng dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình cho bé uống thuốc, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc đúng theo liều lượng, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến kết quả điều trị hoặc gây hại cho sức khỏe của trẻ.

7. Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt, học tập tốt

Một số trẻ nhỏ rất thích thức khuya để học bài hoặc chơi game, lướt điện thoại. Việc này kéo dài sẽ gây tổn hại đến hệ tiêu hóa và đường ruột gây đau dạ dày và rối loạn nhịp sinh học của cơ thể.

Hiện nay, trẻ em đau dạ dày còn do bị áp lực quá mức trong chuyện học hành thi cử. Khi đó cha mẹ nên đồng hành cùng con để động viên, hỗ trợ con vượt qua khó khăn trong học tập. Bên cạnh đó, người thân cũng nên dành nhiều thời gian để tâm sự với trẻ nhỏ để giúp các em gỡ bỏ thắc mắc, tò mò với sự việc trong quá trình lớn lên.

Nếu gia đình bạn đang có trẻ nhỏ gặp phải đau dạ dày thì đừng chủ quan mà cần đưa con đi khám để giảm mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Hy vọng các thông tin từ bài viết đã cung cấp để gia đình bệnh đau dạ dày ở trẻ em để từ đó có biện pháp chăm sóc, điều chỉnh phù hợp.

Lên đầu trang
Loading