I - Đau bao tử uống Panadol, Paracetamol được không?
Người bệnh dạ dày cần hiểu dược tính của Panadol, Paracetamol là giảm đau, giảm sốt hiệu quả nên được ứng dụng trong chữa trị lâm sàng.
Các loại thuốc này tương thích với nhiều nhóm đối tượng từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Khi dùng Panadol, Paracetamol, người bệnh nên cân nhắc liều lượng để tránh gặp phải một số tác dụng phụ. Vậy người đau dạ dày uống Panadol được không?
Theo chuyên gia, Panadol và Paracetamol sử dụng an toàn đối với người mắc chứng viêm loét dạ dày cấp tính và khắc chế cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên Paracetamol dễ tác động đến niêm mạc, tá tráng nên khi dùng thuốc thường gặp phản ứng như:
- Xuất hiện tình trạng buồn nôn hoặc là nôn mửa.
- Vùng thượng vị bị đau, khó chịu.
- Bị đau dạ dày nhẹ.
Các biểu hiện này thường sẽ biến mất sau khi bệnh nhân bị đau dạ dày ngưng dùng Paracetamol, Panadol… Nếu các phản ứng thành dị ứng (nổi mề đay, khó thở…), tổn thương gan, thiếu máu… thì người bệnh cần đi khám ngay, tránh để cơ thể gặp các tổn thương nặng nề hơn.
Lưu ý: Panadol hay Paracetamol chỉ chống chỉ định với các trường hợp người bệnh bị mẫn cảm với hoạt chất acetaminophen (tên gọi khác của paracetamol). Các đối tượng thiếu máu nặng, thiếu hụt men G6PD hoặc đang gặp phải vấn đề bất thường tại thận, gan hay phổi nên tránh sử dụng.
Người bệnh dạ dày có thể dùng thuốc giảm đau Panadol, Paracetamol
II - Cách uống Panadol, Paracetamol không có hại cho dạ dày
Panadol, Paracetamol với các dược tính có thể kiểm soát cơn đau dạ dày ổn định, nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và hạn chế thấp nhất phản ứng phụ thì người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn sau:
1. Sử dụng kết hợp với thuốc bảo vệ dạ dày
Khi dùng thuốc giảm đau người bệnh nên kết hợp với nhóm thuốc có khả năng giảm ổ loét ở dạ dày như PPI, misoprostol. Nếu nhóm ức chế bơm proton (PPI) ngăn ngừa khả năng tiết axit dịch vị thì misoprostol thế chỗ prostaglandin bị ức chế sản xuất NSAIDs.
Để phối hợp thuốc hiệu quả người bệnh nên uống theo đơn, hướng dẫn từ bác sĩ. Mặt khác, không nên lạm dụng nhóm thuốc PPI vì chúng không thể phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa do Aspirin gây ra.
2. Chọn thuốc giảm đau theo từng mức độ bệnh
Người bệnh đã biết người bị đau dạ dày uống Panadol được không. Bệnh nhân dạ dày có thể uống nhóm thuốc giảm đau nhưng cẩn thận khi chọn sản phẩm sử dụng. Dưới đây là một số lời khuyên về cách uống thuốc giảm đau theo mức độ bệnh bạn nên biết:
- Đau nhẹ: Người bệnh có thể giảm đau dạ dày thông qua việc dùng những loại thuốc đặc hiệu như paracetamol, ibuprofen… (liều lượng phụ thuộc vào sự nhạy cảm của cơ thể với cơn đau, sự tương tác thuốc…).
- Đau vừa: Lúc này, bệnh nhân bị đau dạ dày nên kết hợp giữa dùng Panadol, Paracetamol với các thuốc hỗ trợ giảm đau khác như oxycodone, thuốc kháng viêm không bao gồm steroid để giảm đau tại đường tiêu hóa một cách hiệu quả.
- Đau nặng: Những trường hợp cơn đau dạ dày khởi phát quá dữ dội thì bệnh nhân cần phải sử dụng các loại thuốc nằm trong nhóm opioid mạnh, điển hình như methadone, morphin… đi kèm cùng thuốc kháng viêm không có steroid… (chủ yếu dùng khi bị đau dạ dày do biến chứng của bệnh ung thư).
Trường hợp đau dạ dày vừa nên kết hợp với nhóm thuốc chứa oxycodone
3. Nên uống thuốc sau khi ăn
Uống thuốc giảm đau dạ dày khi no là điều cần thiết để tránh gặp phải những tác dụng phụ. Nếu bạn uống thuốc khi đói sẽ làm kích thích dịch vị dạ dày, tác động tới lớp niêm mạc khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng, phức tạp.
Chưa kể, lượng thức ăn được dung nạp vào trong cơ thể còn đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt. Nhờ vậy mà các hoạt chất của thuốc giảm đau sẽ không tiếp xúc trực tiếp với những ổ viêm, từ đó hạn chế được sự kích thích niêm mạc.
4. Cân nhắc về liều lượng sử dụng
Những trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi dùng Panadol giảm đau bao tử thường do sử dụng thuốc quá liều cho phép, hoặc người bệnh đã lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
Chính vì vậy, nếu bạn có ý định sử dụng Panadol giảm đau dạ dày tại nhà, không theo đơn của bác sĩ thì chỉ nên uống trong thời gian tối đa là 7 ngày. Đồng thời, trong thời gian uống thuốc mà phát sinh tác dụng phụ hoặc bệnh không thuyên giảm, hãy đi khám ngay.
5. Quan sát phản ứng sau khi uống thuốc
Mặc dù người bị đau dạ dày có thể sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát biểu hiện bệnh. Tuy nhiên thuốc Panadol, Paracetamol hay Efferalgan có phát sinh các biến chứng nhẹ và chấm dứt sau khi ngừng thuốc.
Vì thế bệnh nhân cần theo dõi các biểu hiện, thay đổi của cơ thể sau khi uống thuốc. Nếu có những phản ứng bất thường so với các dấu hiệu được cung cấp cần dừng thuốc và thăm khám kịp thời.
Cần quan sát thay đổi của cơ thể sau khi dùng thuốc giảm đau
III - Một số loại thuốc giảm đau người bệnh dạ dày nên tránh
Đối với người bị đau dạ dày, việc ăn uống hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thận trọng. Để tránh tác động tiêu cực đến những vết viêm loét đang tồn tại trong cơ quan tiêu hóa này. Nếu bạn hay đau dạ dày, tốt nhất hãy hạn chế tối đa việc dùng các loại thuốc sau:
Thuốc nhóm corticoid- Thuốc có khả năng chống viêm, giảm đau… nhưng tác động đến chức năng của nhiều cơ quan trong đó có dạ dày.
- Loại thuốc này có thể kích thích viêm loét, hoặc xuất huyết dạ dày… khiến sức khỏe người bệnh bị tác động tiêu cực nếu sử dụng thuốc sai cách.
- Nhóm thuốc này có khả năng gây tập kết tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu dạ dày… cùng nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế dùng thuốc nhóm Aspirin
Thuốc kháng viêm không steroid- Sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau điển hình như người bị viêm khớp, đau bụng kinh…
- Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc này khi đang bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa có thể bị tác động tiêu cực, dễ gây chướng bụng, đau bụng, đầy hơi…
- Một số loại thuốc khác người bị đau dạ dày cũng cần đặc biệt chú ý khi sử dụng là celecoxib, celebrex, betaserc…
Nội dung bài viết đã giải thích đến người bệnh vấn đề "đau dạ dày uống Panadol được không?”. Mặc dù người đau dạ dày có thể dùng nhóm thuốc giảm đau này để cải thiện biểu hiện nhưng cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Đồng thời tuân thủ theo phác đồ được các chuyên gia tư vấn để hạn chế những tác dụng không tốt đến sức khỏe.
DS. Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-da-day-co-uong-thuoc-panadol-paracetamol-efferalgan-giam-dau-duoc-khong-n21892.htm