Đau đầu hỗn hợp (đau nửa đầu căng thẳng hỗn hợp) là gì?

2024-03-21 13:30:40

Bạn đã từng trải qua cảm giác đau nhức và căng thẳng trên nửa phần đầu của mình? Đây có thể là triệu chứng của đau đầu hỗn hợp, hay còn được gọi là đau nửa đầu căng thẳng hỗn hợp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các tác nhân, nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách khắc phục cho tình trạng này.

I - Đau nửa đầu căng thẳng hỗn hợp là gì?

Đau đầu hỗn hợp là cơn đau đầu có những triệu chứng của cả chứng đau nửa đầuđau đầu do căng thẳng. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau nửa đầu trước, rồi sau đó là đến cơn đau do căng thẳng hoặc ngược lại. Tần suất hay sự nghiêm trọng của cơn đau cũng sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể.

II - Triệu chứng đau đầu hỗn hợp

Cơn đau từ chứng này có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng, từ cảm giác đau âm ỉ đến đau nhói. Thời gian từ 4 đến 72 giờ. 

Các triệu chứng cụ thể gồm: 

  • Đau ở một hoặc cả hai bên đầu, có thể tăng khi vận động.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.
  • Đau cổ.
  • Mệt mỏi.
  • Cáu gắt.
  • Trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Có cảm giác tê, ngứa, hoặc yếu ở chân tay.

Triệu chứng của đau đầu hỗn hợp

III - Nguyên nhân gây đau nửa đầu căng thẳng hỗn hợp

Chứng đau nửa đầu do căng thẳng hỗn hợp được gây ra bởi một số nguyên nhân giống như chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng. 

Nguyên nhân đau nửa đầu

Theo y học hiện đại, mặc dù nguyên nhân chính xác nhất vẫn chưa được xác định, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng chứng đau nửa đầu có thể xuất phát từ những vấn đề như mạch máu, tế bào thần kinh và thay đổi trong cấu trúc não. 

Còn theo Đông y, chứng đau nửa đầu xuất phát từ nguyên nhân chính là do chứng huyết hư, huyết ứ, cụ thể là do tình trạng thiếu máu lên não, khiến chức năng não bộ bị suy giảm, từ đó, sinh ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó phổ biến là đau đầu.

Nguyên nhân đau đầu do căng thẳng

Đối với đau đầu do căng thẳng, cơ chế gây ra cũng chưa được xác nhận, nhưng nó có thể là phản ứng với các tác nhân cụ thể và phụ thuộc vào độ nhạy cảm của hệ thần kinh trung ương đối với tín hiệu đau từ cơ thể. 

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng có thể gây ra chứng đau đầu này.

Ngoài ra, nhiều yếu tố tác nhân có thể làm kích hoạt cơn đau đầu hỗn hợp như:

  • Sử dụng rượu.
  • Lạm dụng caffeine hoặc cai caffeine.
  • Cắn hàm và nghiến răng.
  • Viêm xoang.
  • Ngủ trong phòng lạnh, ngủ sai tư thế.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Hút thuốc lá.
  • Bỏ bữa.

Vì sao bị đau nửa đầu căng thẳng hỗn hợp?

IV - Làm thế nào để nhận biết, chẩn đoán đau đầu hỗn hợp

Hiện tại, chưa có xét nghiệm chính xác nào để chẩn đoán chứng đau đầu hỗn hợp này. Thay vào đó, bệnh được chẩn đoán thông qua những triệu chứng cũng như các nguyên nhân. 

Cụ thể, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử, các triệu chứng, cảm giác đau và tần suất của cơn đau của người bệnh cũng như phân tích các thông tin về yếu tố di truyền.

Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện khám thần kinh để loại bỏ các bệnh thần kinh và rối loạn thần kinh.

Nếu cần, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI đầu và cổ để kiểm tra xem có vấn đề gì trong não gây ra triệu chứng hay không. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể phải làm xét nghiệm máu.

Ngoài ra, người bệnh thậm chí còn phải thực hiện chọc dò tủy sống trong trường hợp nghi ngờ mắc viêm màng não do vi khuẩn.

V - Cách điều trị chứng đau đầu hỗn hợp

1. Dùng thuốc giảm đau

Để kiểm soát cơn đau, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, aspirin, acetaminophen. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau (kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn) trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như lệ thuộc, nghiện thuốc, gây nhiều tác dụng phụ.

2. Thuốc điều trị kê đơn

Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định có thể bao gồm:

  • Ergot alkaloid: Bao gồm thuốc xịt mũi dihydroergotamine hoặc thuốc tiêm.
  • Triptans: Bao gồm naratriptan và sumatriptan.
  • Lasmiditan.
  • Thuốc đối kháng CGRP: Bao gồm ubrogepant.

3. Viên uống Đông y - Ngự y mật phương 5

Theo Đông y, nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu, trong đó có đau đầu hỗn hợp là do chứng huyết hư, huyết ứ, khí huyết đình trệ, không lưu thông. Cụ thể, đây chính là chứng thiếu máu lên não, khiến não bộ bị suy giảm chức năng vì không có đủ lượng oxy, dưỡng chất cần thiết, từ đó sinh ra đau đầu, có thể kèm theo chóng mặt, mất ngủ, kém tập trung… 

Nguyên nhân từ đâu, khắc phục tại đó, Đông y khắc phục tình trạng đau đầu nhờ tác động tới sâu căn nguyên gây bệnh, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, bổ sung dưỡng chất, đồng thời cũng giúp an thần, dưỡng tâm, giảm căng thẳng, lo âu kéo dài.

Nhờ đó, Đông y trị đau đầu được các chuyên gia đánh giá là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả, nhất là trong các trường hợp đau đầu lâu năm, mạn tính.

Được coi là “quốc bảo” y học cung đình Huế, dành riêng để chữa cho bậc vua chúa thời nhà Nguyễn, bài thuốc đau đầu Ngự Y Mật Phương được coi là một trong những bài thuốc Đông y hiệu nghiệm nhất, giúp giảm hẳn cơn đau đầu chỉ sau khoảng 2 - 5 ngày sử dụng, đặc biệt là hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát trong một khoảng thời gian rất dài, có thể tới vài năm hoặc hơn.

Là sản phẩm duy nhất hiện nay được nghiên cứu dựa theo bài thuốc quý giá này, Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương 5 từ Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 là giải pháp an toàn, hiệu quả với người bệnh đau đầu. Sản phẩm với dạng viên nén, chia liều rõ ràng, đặc biệt là phù hợp với đại đa số cơ địa người Việt.

Ngự y mật phương 5

4. Bổ sung thêm các chất cần thiết

Theo nghiên cứu, các chất như Riboflavin (B2), Coenzyme Q10 và Magie có tác dụng giúp giảm đau đầu hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng việc sử dụng những chất này có thể gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia trong quá trình sử dụng.

5. Các phương pháp khác

Để giảm bớt triệu chứng đau đầu hỗn hợp, có một số giải pháp bạn có thể thực hiện tại nhà như:

  • Bấm huyệt.
  • Sử dụng tinh dầu.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn.
  • Mát xa.
  • Yoga.
  • Thực hiện các buổi trị liệu hành vi nhận thức (CBT).

Khi bị đau đầu, bạn nên nghỉ ngơi, không nên cố làm việc.

VI - Những lưu ý để hạn chế đau đầu căng thẳng hỗn hợp

Việc thực hiện các giải pháp dưới đây có thể giúp bạn phần nào phòng ngừa cơn đau đầu hỗn hợp:

  • Cố gắng thực hiện lịch ngủ cố định.
  • Tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút/ngày.
  • Duy trì một chế độ ăn uống khoa học và không bỏ bữa.
  • Dùng thuốc phòng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Xây dựng một môi trường ngủ thoải mái.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn khoa học. Đặc biệt là nếu bạn làm việc với máy tính, hãy dành thời gian nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho cơ đầu và cổ.
  • Không sử dụng thuốc giảm đau quá mức. Nhiều người bệnh có xu hướng dùng thuốc giảm đau gần như hàng ngày, điều này có thể gây ra tình trạng bị nhờn thuốc hay nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  • Ghi nhớ hoặc ghi chép về cơn đau đầu của bản thân để có thể nhận biết được những yếu tố, tác nhân kích thích cơn đau.

Có thể thấy, chứng đau đầu hỗn hợp có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và gây ra nhiều hệ lụy nếu không được khắc phục đúng cách. Từ việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, dưới sự hỗ trợ từ bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.

Lên đầu trang
Loading