Nguyên nhân gây đau đầu khi đến tháng & Cách điều trị hiệu quả

2023-05-18 10:04:27

Nhiều phụ nữ khi đến tháng thường hay bị đau đầu khiến kỳ kinh nguyệt càng thêm mệt mỏi, phiền toái. Biết được chính xác nguyên nhân chúng ta sẽ có cách điều trị hiệu quả, từ đó giúp bạn thoải mái làm việc, học tập, vui chơi trong những ngày ấy.

I - Đau đầu trong kỳ kinh nguyệt là do nguyên nhân nào?

Đau đầu trong kỳ kinh nguyệt (đau đầu khi đến tháng) có nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do trong khoảng thời gian này có sự thay đổi của nội tiết tố, dẫn tới sự thay đổi của các hormone. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân từ bên ngoài cũng có thể khiến phụ nữ bị đau đầu mỗi khi hành kinh.

1. Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể có những cơn đau trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau có thể từ nhẹ đến trung bình do sự thay đổi nồng độ của các hormone estrogen và progesterone. Ở giữa chu kỳ kinh nguyệt nồng độ hormone progesterone tăng lên giúp đưa trứng vào trong buồng tử cung gây nên những cơn đau đầu.

Sau khi trứng rụng thì nồng độ hormone sẽ giảm dần, estrogen và progesterone ở mức độ thấp nhất để làm bong lớp niêm mạc tử cung. Sự sụt giảm hormone này khiến phụ nữ dễ bị đau đầu hơn.

Thay đổi nội tiết tố gây đau đầu khi đến tháng

2. Suy giảm serotonin

Serotonin được coi như một hóa chất giúp con người vui vẻ, hạnh phúc, ăn ngon ngủ tốt. Trong thời kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố nữ có sự xáo động nồng độ serotonin trong não sản xuất ít đi, các mạch máu bao quanh não co lại dẫn đến hiện tượng đau đầu. Không những thế nhiều bạn nữ còn có thể cảm thấy buồn, tâm trạng nhạy cảm, dễ cáu giận hơn bình thường.

3. Mất cân bằng hormone prostaglandin

Một nguyên nhân khác của đau đầu trong kỳ kinh nguyệt là mất cân bằng hormone prostaglandin. Trong quá trình hành kinh, tử cung sản xuất prostaglandin để giúp cơ tử cung co bóp và thúc đẩy quá trình rong kinh.

Tuy nhiên, một số trường hợp cơ thể sản xuất lượng prostaglandin lớn hơn mức bình thường, gây ra sự co bóp mạnh hơn ở tử cung, dẫn tới tình trạng đau bụng kinh. Tình trạng này đôi khi còn gây co mạch máu ở não, gây thêm triệu chứng đau nửa đầu.

4. Những nguyên nhân khác

- Stress và căng thẳng tâm lý: Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể làm cho phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của stress và căng thẳng, nên khi bị hành kinh thường hay đau đầu.

- Thay đổi huyết áp: Rất nhiều chị em phụ nữ bị tăng hoặc giảm huyết áp do hormone thay đổi. Những thay đổi này có thể tác động đến lưu lượng máu và oxy cung cấp cho não, gây ra đau nhức đầu mỗi khi đến tháng.

Huyết áp, căng thẳng có thể khiến đến tháng bị đau đầu

II - Một số bệnh lý gây đau đầu mỗi khi đến tháng

Sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến các chứng đau đầu trong kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau đầu này có những biểu hiện giống như các cơn đau đầu bình thường khác, có thể kéo dài trong suốt chu kỳ hành kinh. Một số bệnh lý gây đau đầu khi đến tháng có thể kể đến như sau.

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau sẽ ít nhiều gây ra những thay đổi về tâm trạng, cảm xúc của chị em. Tình trạng này thường xuất hiện khoảng một đến hai tuần trước khi kỳ kinh xảy ra. Theo ước tính thì có khoảng 80% phụ nữ trải qua những cảm giác vô cùng khó chịu này khi sắp đến kỳ kinh.

Vào những ngày gần đến, chị em có thể nhận thấy có những thay đổi về thể chất lẫn tâm trạng. Cụ thể như sau:

Một số thay đổi về thể chất:

  • Đau đầu, đau cơ, người mệt mỏi, uể oải.
  • Đầy bụng khó chịu, đau ngực, sưng vú.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ hoặc mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc.
  • Gặp một số vấn đề về tiêu hóa: Buồn nôn, bị táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ, hội chứng ruột kích thích.
  • Tăng cân liên quan đến tích nước.
  • Làn da rất dễ bị nổi mụn.

Những thay đổi khác về cảm xúc, hành vi:

  • Tâm trạng rất nhạy cảm, dễ vui buồn hay xúc động.
  • Dễ chán nản, tức giận, cáu kỉnh.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng, hay khóc.
  • Thay đổi khẩu vị, nhiều khi ăn uống vô độ.
  • Kém tập trung, mất đi hứng thú trước những công việc và hoạt động thường nhật. Thậm chí là mất động lực vận động thể chất.
  • Thay đổi ham muốn tình dục, phần lớn chị em có xu hướng tăng ham muốn hơn.

Thông thường đối với những người khỏe mạnh đang không dùng thuốc điều trị bệnh thì các triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ chấm dứt trong hoặc sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra những cơn đau đầu trước kỳ kinh nguyệt

2. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt

Đau nửa đầu và kỳ kinh nguyệt dường như luôn song hành với nhau. Một tổ chức nghiên cứu về nhức đầu của Mỹ cho rằng, chứng đau nửa đầu kỳ kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến khoảng hơn 60% phụ nữ. Nếu tình trạng đau nửa đầu ở phụ nữ chỉ xảy ra trong những ngày đèn đỏ, rồi kết thúc khi hết kỳ kinh thì được gọi là chứng đau nửa đầu kinh nguyệt thuần túy.

Chứng đau nửa đầu này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau kỳ đèn đỏ, thậm chí là trong quá trình rụng trứng. Các cơn đau nhói với các mức độ từ nhẹ đến nặng bắt đầu ở một bên trán hoặc dần dần lan sang bên còn lại. Các triệu chứng thường đi kèm theo đó là tình trạng nôn, buồn nôn, chóng mặt, lo âu.

Đến tháng bị đau đầu do bệnh lý Đau nửa đầu kinh nguyệt

3. Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể người phụ nữ bị mất quá nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, thường là khi nhiều hơn 80ml. Thiếu máu có thể gây mất cân bằng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não, dẫn đến đau đầu, chân tay bủn rủn và chóng mặt.

III - Những triệu chứng đi kèm với đau đầu ngày hành kinh

Đau đầu khi đến tháng không chỉ xuất hiện đơn độc, chị em còn có thể gặp phải những triệu chứng điển hình kèm theo.

1. Căng tức ngực

Khoảng từ 7 - 10 ngày trước kỳ đèn đỏ, nồng độ hormone thay đổi khiến các ống dẫn sữa giãn nở mạnh. Điều này khiến các chị em thấy ngực đau tức và căng cứng.

Căng tức ngực

2. Đau nhói vùng bụng

Đây cũng là tín hiệu báo sắp có kinh điển hình, các chị em thường thấy hơi đau nhói hoặc cảm giác co thắt nhẹ ở vùng bụng dưới.

3. Đau nhức cơ xương khớp

Nồng độ estrogen có vai trò kiểm soát cơn đau xương khớp, bảo vệ trực tiếp hệ thống xương khớp. Tuy nhiên vào những ngày trước kỳ kinh, nồng độ hormone này sụt giảm ảnh hưởng đến cơ, xương khiến cho chị em gặp phải những cơn đau nhức, cứng khớp.

4. Đau lưng

Hormone prostaglandin có vai trò điều hòa một vài chức năng của cơ thể, kiểm soát cơn đau do viêm. Vào những ngày trước khi kỳ kinh kéo đến, prostaglandin thay đổi đột ngột khiến nhiều chị em bị đau thắt lưng âm ỉ, khó chịu, nhiều người còn bị đau dữ dội.

Đau lưng

5. Tiêu chảy đầy hơi hoặc táo bón

Sự thay đổi mức độ hydrat hóa và hormone gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa nên sẽ có những chị em phải đối mặt với những vấn đề về dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.

6. Thay đổi khẩu vị, tăng cảm giác thèm ăn vặt

Những xáo động về nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến phụ nữ thèm ăn hơn mọi khi. Nhiều người thèm ăn đồ ngọt, đồ uống lạnh, thức ăn giàu tinh bột, bánh kẹo hoặc đôi khi là những đồ ăn mặn, đồ chiên rán ngon miệng.

Việc thèm ăn và ăn nhiều là điều hoàn toàn có lợi, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc chị em ăn uống vô độ, thoải mái dẫn đến tác động xấu đến sức khỏe.

Thèm ăn vặt, thèm đồ lạnh

7. Nổi mụn

Thay đổi nồng độ hormone gây tăng tiết bã nhờn kết hợp với bụi bẩn dư thừa trên da gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành nên mụn.

Đặc biệt những người da nhờn, da nhạy cảm sẽ xuất hiện nhiều mụn mủ, mụn bọc, mụn đầu đen, đầu trắng nhiều hơn. Khi chu kỳ kinh qua đi hoặc lâu hơn một chút thì mụn sẽ dần biến mất. Tuy nhiên chị em vẫn cần phải biết cách chăm sóc da đúng cách, tránh trường hợp mụn viêm sưng nặng hơn gây đau, để lại sẹo xấu.

III - Chia sẻ 10 cách chữa đau đầu khi bị kinh nguyệt tại nhà

Đau đầu đến tháng khiến nhiều chị em mệt mỏi, nhiều khi ám ảnh. Khi những cơn đau không quá nặng các bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản, dễ thực hiện sau đây để cải thiện tình hình.

1. Chườm lạnh

Cách làm này khá đơn giản, tiện lợi. Các bạn sử dụng túi nước đá hoặc lấy đá lạnh bọc vào chiếc khăn sau đó chườm lên trán khoảng 10 - 15 phút giúp giảm đau khá tốt. Mẹo này có tác dụng làm chậm đi công đoạn dẫn truyền tín hiệu gây đau của dây thần kinh, giảm cảm giác đau nhức đầu kỳ hành kinh.

Trị đau đầu trong ngày hành kinh bằng cách chườm lạnh

2. Bài tập giảm căng thẳng

Stress, áp lực có thể kích hoạt những cơn đau đầu, đau nửa đầu thêm nặng.

Bạn có thể tham khảo một số bài tập nhẹ nhàng giúp kiểm soát cơn đau tốt hơn như thiền, yoga hay đạp xe, chạy bộ. Hoạt động này không chỉ giúp thư giãn cơ bắp, dịu đi mọi căng thẳng mà còn giảm nhẹ đi mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Khi thiếu ngủ những cơn đau đầu ngày càng tệ hơn. Nghỉ ngơi đầy đủ giúp làm giảm hiệu quả các cơn đau, cơ thể cũng sớm phục hồi. Đây là việc làm cần thiết ngay cả khi đau đầu đến tháng hoặc trong những ngày bình thường.

Chú ý đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya, nên nghỉ ngơi trong những không gian yên tĩnh, tránh âm thanh, ánh sáng để ngủ ngon sâu giấc hơn.

Nghỉ ngơi để giảm cơn đau đầu trước và trong kỳ kinh nguyệt

4. Châm cứu

Những cây kim bé nhỏ khi tác động vào huyệt đạo mang lại lợi ích vô cùng lớn.

Khoa học nghiên cứu rằng ở đầu mỗi mũi kim giúp cơ thể giải phóng lượng hormone endorphin - một loại hormone giúp giảm nhanh các cơn đau tự nhiên, tăng cường lưu lượng máu giảm nhẹ các chứng đau nửa đầu, căng thẳng thần kinh.

5. Bổ sung Vitamin

Một số loại vitamin giúp giảm đi tần suất và cơn đau đầu trong kỳ kinh như các loại vitamin như B2, Coenzyme Q10, Magie, Melatonin, Vitamin D. Chị em nên tăng cường bổ sung các loại vitamin này để kiểm soát tốt những cơn đau.

6. Massage trị liệu

Liệu pháp massage không những an toàn mà hiệu quả lại rất tốt. Massage có tác dụng thư giãn cơ bắp ở vùng vai, lưng, cổ giảm đi mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất các cơn đau.

Mát xa giúp giảm triệu chứng đau đầu ngày đèn đỏ

7. Bổ sung caffeine

Khi sử dụng đúng cách chất caffeine có thể giúp thư giãn đầu óc, làm dịu đi những cơn đau đầu khó chịu. Nhiều người cho biết rằng khi bị đau đầu một tách cà phê mạnh giúp giảm đi cơn đau hiệu quả, mang lại cảm giác tỉnh táo.

Tuy nhiên các bạn không nên quá lạm dụng bởi nếu một ngày thiếu cà phê bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung.

8. Liệu pháp bổ sung hormone

Một số các liệu pháp hormone giúp cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể. Bổ sung đầy đủ hàm lượng hormone sẽ giúp chị em không gặp phải tình trạng đau đầu hay những triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt khác.

9. Uống thuốc giảm đau không kê đơn

Trường hợp những mẹo trên không đem lại hiệu quả tích cực, phụ nữ khi đến tháng bị đau đầu có thể tham khảo các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Một số loại thuốc được dùng nhiều hiện nay có aspirin, acetaminophen, natri naproxen.

10. Dùng thuốc kê đơn chữa đau đầu hành kinh

Đau đầu khi đến tháng hạn chế nhiều hoạt động, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Các chị em có thể dùng thuốc để giảm nhanh mọi triệu chứng đau: Triptans, glucocorticoids, dihydroergotamine…

Tuy nhiên khi dùng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Nếu tình trạng đau đầu có đi kèm theo các triệu chứng khác chị em có thể nhờ bác sĩ kê thêm toa thuốc.

Điều trị đau đầu khi bị hành kinh bằng thuốc kê đơn

Áp dụng đúng cách những mẹo trên tình trạng đau đầu khi đến tháng sẽ sớm được cải thiện hiệu quả. Hầu hết chúng sẽ giảm dần và chấm dứt khi “mùa dâu” của bạn qua đi.

Tuy nhiên nếu nhận thấy những cơn đau đầu với triệu chứng kể trên không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì cần hết sức cảnh giác. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề, nguyên nhân chủ yếu nhất là do chứng thiếu máu lên não.

Tuần hoàn máu lên não bị tắc nghẽn dẫn đến những tác động tiêu cực tới chức năng não bộ. Người bệnh bị đau đầu đôi khi kèm theo những triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, kém tập trung. Lúc này cần nhanh chóng điều trị kịp thời, đúng hướng để tránh dẫn tới những biểu hiện nghiêm trọng.

Viên đau đầu Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 với công dụng bổ huyết, hoạt huyết tăng cường mạnh mẽ máu lưu thông lên não. Khi máu lưu thông lên não tốt sẽ cung cấp đầy đủ oxy và các dưỡng chất nuôi dưỡng các tế bào não bộ, từ đó cải thiện hiệu quả đau đầu.

Dùng sản phẩm thường xuyên đều đặn giúp phòng ngừa và điều trị tốt thiếu máu lên não rất tốt. Như vậy khi đến tháng, thời tiết thay đổi thất thường… các bạn sẽ không còn lo những cơn đau đầu làm phiền nữa.

Biết được đầy đủ các nguyên nhân đau đầu khi đến tháng các chị em sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp nhất, giảm thiểu sự khó chịu và phiền toái trong mọi hoạt động thường ngày.

Lên đầu trang
Loading