I. Biểu hiện của đau đầu mệt mỏi
Đau đầu mệt mỏi chỉ tình trạng cơ thể cảm giác thiếu sức sống, uể oải, đầu thì cảm giác đau nhức khó chịu. Ở mức độ nhẹ thì chỉ xuất hiện cảm giác đau âm ỉ căng tức ở vùng trán, đầu nhưng nếu nặng hơn cơn đau có thể tăng cường, xuất hiện kéo dài và thường xuyên hơn. Đau nhức mệt mỏi có thể lan tỏa sang các vị trí khác của cơ thể như cổ, vai, tê bì chân tay, đau đầu có thể dữ dội, mệt mỏi biểu hiện rõ nét hơn gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.
II. Nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi
Đau đầu mệt mỏi có thể không phải lúc nào cũng là một biểu hiện nghiêm trọng, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau đầu mệt mỏi:
1. Mất nước
Nước rất quan trọng đối với cơ nước, khi không uống đủ nước nhiều người thường cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ. Nếu kịp thời bổ sung nước đầy đủ, cảm giác đau đầu mỏi mệt có thể biến mất sau đó vài tiếng đồng hồ.
Mỗi ngày nên uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước, tương đường từ 8 - 10 cốc nước. Trường hợp người làm việc dưới thời tiết nắng nóng, làm công việc nặng nhọc mất sức, vận động viên tập luyện… cần uống nhiều nước hơn bình thường.
2. Suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có đau đầu mệt mỏi. Bởi khi cơ thể suy nhược, lục phủ ngũ tạng tổn thương, các cơ quan bộ phận hoạt động yếu gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Trước tiên các tế bào không có đủ năng lượng để hoạt động, tuyến thượng thận suy giảm sinh ra mệt mỏi. Ngoài ra, người bệnh hay gặp các vấn đề về giấc ngủ gây đau đầu mệt mỏi vào ngày hôm sau. Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài tăng nguy cơ dẫn đến suy nhược thần kinh - căn bệnh sản xuất ra một loạt hormone gây stress khiến cho cơ thể rất dễ đau đầu, mệt mỏi.
Người bị suy nhược ăn uống kém, hệ tiêu hóa bị rối loạn khó hấp thụ dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu máu thiếu sắt. Lượng máu huyết nuôi dưỡng cơ thể bị thiếu hụt, nhất là khi thiếu máu lên não gây ra đau đầu, mệt mỏi. Không chỉ vậy quá trình chuyển hóa bị rối loạn cũng tác động xấu đến hệ thống thần kinh làm tình trạng này nặng thêm.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Một số các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, huyết áp, chống dị ứng, kháng viêm… có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, người mệt mỏi khi sử dụng. Trong trường hợp này, người bệnh nên nhanh chóng có biện pháp đối phó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Một số loại thuốc điều trị gây tác dụng phụ là chứng đau đầu mệt mỏi
XEM THÊM: Người mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?
4. Caffeine
Các loại đồ uống chứa caffeine được nhiều người ưa chuộng bởi tăng cường độ tỉnh táo và tập trung nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng kích thích hệ thần kinh trung ương dẫn đến khó ngủ, đau đầu, mệt mỏi. Nếu uống đều đặn hằng ngày có thể dẫn đến sự phụ thuộc, khi dừng lại có thể làm trầm trọng thêm tình trạng.
5. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng này hiểu đơn giản là một người bị mệt mỏi trầm trọng, đau nhức các cơ khớp, đau đầu mất ngủ thường xuyên. Tình trạng kéo dài ít nhất trên bốn tháng mặc dù đã được nghỉ ngơi, tẩm bổ đầy đủ nhưng sức khỏe không được cải thiện. Tình trạng mệt mỏi ở mỗi người khác nhau đồng thời các triệu chứng có thể thay đổi theo từng ngày.
6. Viêm xơ cơ
Đây là một rối loạn mạn tính khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu mệt mỏi, đau lưng, buồn ngủ. Cơn đau có thể lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân chính xác. Người bệnh khi thấy có những triệu chứng cảnh báo nên nhanh chóng đi thăm khám để có cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả nhất.
7. Rối loạn giấc ngủ
Một người khi gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó vào giấc, ngủ chập chờn, mộng mị, tỉnh giấc giữa chừng… đều có thể gây nhức đầu, thiếu năng lượng sức sống. Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo kích thích sản sinh ra hormone cortisol gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe như: Rối loạn cảm xúc, béo phì, căng thẳng, mệt mỏi uể oải đau đầu.
8. Đau nửa đầu
Những cơn đau nửa đầu thường xuyên có thể xảy ra rất dữ dội, kèm theo các triệu chứng ám ảnh như chóng mặt đau đầu mệt mỏi, cảm giác buồn nôn, nhạy cảm trước âm thanh và ánh sáng. Thậm chí khi cơn đau qua đi, người bệnh vẫn còn cảm thấy người mệt mỏi, yếu sức.
9. Cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh, cảm cúm do sự tấn công của virus, vi khuẩn gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu điển hình: Người mệt mỏi, đau đầu, chân tay bủn rủn, choáng váng, buồn nôn….
Cảm lạnh cảm cúm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu mệt mỏi, choáng váng chóng mặt
XEM THÊM: Người mệt mỏi có nên truyền nước không?
10. Kinh nguyệt
Khi gần đến kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ có sự xáo trộn. Điều này gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, đau bụng, người mệt không muốn làm gì, gặp các vấn đề về ăn uống, rối loạn giấc ngủ.
11. Thiếu máu
Thiếu máu chỉ tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy và máu đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Từ đó dẫn đến các biểu hiện khó chịu nhưđau đầu mệt mỏi, khó thở, xanh xao nhợt nhạt, móng tay dễ gãy… Bên cạnh đó, thiếu máu cũng cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh dạ dày, nhiễm trùng, ung thư… cần phải xử lý sớm.
12. Mang thai
Khi mang thai, mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu. Nguyên nhân bởi nồng độ progesterone tăng cao, nội tiết tố và máu huyết thay đổi gây thiếu hụt năng lượng.
13. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)
Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công chính cơ thể. Bệnh có triệu chứng đa dạng: Mệt mỏi, đau đầu, phát ban ngứa ran, đau mũi, tóc rụng nhiều, màu sắc ngón tay chuyển sang màu trắng hoặc xanh nhạt. Ngay khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu cảnh báo trên, hãy đi khám ngay để được điều trị.
14. Bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt tâm trạng bất ổn, rối loạn gây mất ngủ, thường xuyên đau đầu mệt mỏi, đau nhức cơ thể, buồn bã, mất đi niềm vui và hứng thú trong cuộc sống.
III. Đau đầu mệt mỏi có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Có thể thấy được có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị đau đầu mệt mỏi. Một số nguyên nhân liên quan đến lối sống sinh hoạt thì không quá nghiêm trọng bạn chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt ăn uống khoa học hợp lý. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý cần phải được can thiệp chữa trị kịp thời, đặc biệt trong những trường hợp sau đây, người bệnh cần đi thăm khám bệnh viện sớm:
- Cơn đau đầu xảy ra rất dữ dội, đột ngột kèm theo một loạt các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn mửa, sợ tiếng ồn, mắt nhìn mờ, người suy nhược mệt mỏi…
- Nguyên nhân do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị đang dùng gây ra các biểu hiện mệt mỏi đau đầu buồn nôn... thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách giải quyết, xem có thể đổi sang loại thuốc khác hoặc giảm liều lượng thuốc đang dùng hay không.
- Cơn đau đầu mệt mỏi diễn ra với tần suất liên tục và diễn ra trong thời gian dài: Đây chính là cảnh báo bạn cần đến bệnh viện để thăm khám kiểm tra xác định nguyên nhân.
- Những cơn đau đầu, cảm giác mệt mỏi xuất hiện bất ngờ mà không xác định được chính xác nguyên nhân do đâu thì nên đi kiểm tra sức khỏe. Hoặc những người có tiền sử bệnh lý tiểu đường, huyết áp, tai biến…cần đi kiểm tra để theo dõi sát sao tình trạng này.
IV. Phòng ngừa và điều trị đau đầu mệt mỏi
Thực hiện một số thói quen tốt sau đây sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả chứng đau đầu mệt mỏi:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản thiết yếu như: chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất. Tăng cường rau củ quả, thực phẩm bổ não, uống nhiều nước… Bên cạnh đó nên hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống chứa nhiều caffein, bia rượu, chất kích thích.
- Kiểm soát căng thẳng: Khi tâm trạng thoải mái, bình an thì sức khỏe thể chất và tinh thần rất tốt. Người bệnh tham gia các hoạt động cộng đồng, du lịch, gặp gỡ bạn bè, nấu ăn… giúp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần.
- Hạn chế dùng thiết bị điện tử: Dùng quá nhiều điện thoại, máy tính khiến não bộ và cơ thể mệt mỏi. Ánh sáng xanh cũng làm gián đoạn giấc ngủ, suy giảm thị lực, lão hóa. Vậy nên khi không có việc cần thiết hãy tạm rời xa chúng, đi ra ngoài chơi hoặc làm các công việc khác.
- Tạo môi trường sinh sống, làm việc thoải mái: Một không gian thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng giúp tâm trạng con người tốt hơn, tránh đau đầu, mệt mỏi.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động giúp điều hòa lưu thông khí huyết, cải thiện lưu lượng máu lên não, hạn chế đau đầu. Khi tập luyện cũng giúp cơ thể sản sinh ra những hormone tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ.
- Hạn chế các loại thuốc gây đau đầu: Khi sử dụng thuốc thấy cơ thể có những thay đổi bất thường cần ngừng ngay lại. Có thể đổi sang loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác an toàn, hiệu quả hơn.
Nếu nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi xuất phát do bệnh lý thì việc điều trị sẽ tập trung vào gốc bệnh. Bên cạnh đó bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng đau đầu như thuốc paracetamol, ibuprofen...
Đặc biệt, khi đau đầu mệt mỏi xuất phát từ nguyên nhân do cơ thể suy nhược, người bệnh sử dụng Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 thường xuyên và định kỳ giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng rất tốt, ăn ngon ngủ tốt giúp người khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng. Đặc biệt Viên uống tác động thay đổi cơ địa, khôi phục chức năng lục phủ ngũ tạng, điều hòa máu huyết lưu thông tốt, não bộ khỏe mạnh không đau đầu.
Đau đầu mệt mỏi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chính vì thế mà để có thể điều trị dứt điểm không cho tình trạng này kéo dài, người bệnh cần đi khám để được đánh giá, chẩn đoán và có được kết luận chính xác về nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp.