[CẢNH GIÁC] Đau đầu mờ mắt là dấu hiệu của bệnh gì? Có đáng lo?

2023-11-08 10:19:05

Tình trạng đau đầu có thể kéo theo rất nhiều triệu chứng khó chịu khác, trong đó phổ biến là tình trạng mờ mắt, suy giảm thị lực, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống của người bệnh.

I - Tìm hiểu về tình trạng đau đầu mờ mắt

Thường thì bệnh nhân khi gặp tình trạng đau đầu và mờ mắt thường kèm theo cảm giác giảm thị lực. Loại đau đầu này được chia thường được chia thành hai dạng:

  • Đau đầu có tiền triệu: Đi kèm với các triệu chứng cảnh báo như chóng mặt, tê mặt, thường xuất hiện trước khi cơn đau từ vài phút cho tới vài tiếng.
  • Đau đầu không tiền triệu: Không có các triệu chứng rõ ràng.

Ngoài tình trạng mờ mắt, suy giảm thị lực có thể xảy ra trong hoặc sau cơn đau đầu, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như hoa mắt, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng…

Triệu chứng đau đầu mờ mắt

II - Đau đầu, mắt nhìn mờ là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Đau nửa đầu

Theo thống kê của Medical News Today, có tới hơn 30% người bệnh đau nửa đầu có kéo theo thêm tình trạng mờ mắt, rối loạn thị giác, cả hai triệu chứng này có thể xảy ra cùng một lúc hoặc tình trạng mờ mắt sẽ xuất hiện trước cơn đau nửa đầu.

Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng phổ biến khác như:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.
  • Nhìn thấy vầng hào quang ánh sáng xung quanh.

2. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết (Đường huyết dưới 70 mg/dL) có thể là nguyên nhân gây ra:

  • Đau đầu, mờ mắt.
  • Đổ mồ hôi, da nhợt nhạt.
  • Cảm giác ớn lạnh.
  • Bị choáng váng.
  • Tim đập nhanh.
  • Tê ngứa ở má, môi hoặc lưỡi.

Hạ đường huyết gây mờ mắt, đau đầu

3. Chấn thương sọ não

Những chấn thương vùng não bộ do tai nạn giao thông, tập thể theo, trong sinh hoạt… có thể gây ra những tổn thương nặng với hệ thần kinh, gây ra nhiều triệu chứng như:

  • Đau đầu.
  • Mờ mắt.
  • Rối loạn cảm xúc.
  • Trí nhớ kém.
  • Bị ngứa, tê tay chân.
  • Nguy hiểm có thể gây hôn mê, không còn khả năng kiểm soát.

Chính vì vậy, sau khi không may gặp phải chấn thương sọ não gây đau đầu mờ mắt, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Ngộ độc khí CO

Ngộ độc khí CO (Là một loại khí có trong khói khi đốt nhiên liệu, không có màu, vị, mùi) làm ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng đau đầu, mờ mắt, đau ngực. Khi này, người bệnh nên tới ngay cơ sở y tế để được điều trị.

Ngộ độc khí có thể gây nhức đầu kèm giảm thị lực

5. Huyết áp tăng hoặc giảm bất thường

Huyết áp tăng hoặc giảm bất thường thời gian đầu có thể gây ra đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, ngất xỉu.

Tình trạng này kéo dài có thể gây ra biến chứng mù lòa vì đã khiến những mạch máu trong võng mạc bị tổn thương nặng.

6. Tăng huyết áp nội soi vô căn (Giả u não)

Bệnh lý này xảy ra khi dịch não tủy xung quanh não bị tích tụ, tạo áp lực trong hộp sọ, từ đó gây ra các tình trạng:

  • Đau đầu ở phía sau, nhất là vào thời điểm buổi đêm hoặc sáng thức dậy.
  • Bị mờ mắt, nhìn đôi.
  • Buồn nôn, ù tai, chóng mặt.
  • Người mệt mỏi.

7. Viêm động mạch thái dương

Bệnh lý này xảy ra khi lượng máu lưu thông đến não bộ và mắt giảm vì mạch máu bị viêm, từ đó khiến thị lực bị ảnh hưởng thậm chí có thể tổn thương vĩnh viễn.

Bệnh có những dấu hiệu như:

  • Đau ở một hoặc cả hai bên thái dương, đau nhói kéo dài.
  • Nhìn mờ, thậm chí còn bị mất thị lực tạm thời.
  • Hàm bị đau nặng mỗi khi nhai.
  • Đau da đầu và cơ,
  • Bị sốt.
  • Người mệt mỏi.

Đau đầu mờ mắt do viêm động mạch thái dương

8. Đột quỵ

Là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời, đột quỵ xảy ra khi quá trình lưu thông máu lên não bị tắc nghẽn khiến các tế bào não bị chết vì không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất.

Các triệu chứng của bệnh phải kể đến như:

  • Đau đầu đột ngột, đau dữ dội.
  • Một hoặc cả hai bên mắt bị mờ.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Nói khó.
  • Tê liệt cánh tay, chân.

9. Tăng nhãn áp

Đây là bệnh lý được coi là “kẻ trộm thị giác thầm lặng” vì khi ở giai đoạn đầu, bệnh không hề có những dấu hiệu cụ thể. Nhưng một khi trong giai đoạn tiến triển, bệnh sẽ gây ra:

  • Đau nửa đầu.
  • Mắt bị đỏ, bị mờ.
  • Tầm nhìn dần bị hẹp hơn, mất thị lực ngoại vi (lúc này bệnh đã trong giai đoạn khá nặng).

Đau đầu mờ mắt là triệu chứng tăng nhãn áp

10. Các bệnh lý khác

Một vài bệnh lý khác ít phổ biến hơn cũng gây ra tình trạng đau đầu, mờ mắt phải kể đến như:

  • Hội chứng thiếu máu cục bộ ở mắt: Đây là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu lưu thông đến não kém, gây ra các triệu chứng như:
    • Đau đầu, mờ mắt.
    • Đục thủy tinh thể.
    • Tăng nhãn áp.
    • Chảy máu bên trong võng mạc.
    • Có những đốm trắng trên võng mạc.
    • Xuất hiện các mạch máu mới yếu ở mống mắt.
  • Bệnh Zona: Bệnh Zona (giời leo) do virus bệnh thủy đậu gây ra. Bệnh có thể gây tổn thương mắt và dây thần kinh mắt, gây ra nhiều biến chứng như làm tăng nhãn áp, teo dây thần kinh thị giác… nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
    • Đau đầu, đau dữ dội vùng mắt và quanh đầu.
    • Suy giảm thị lực.

Zona có thể biến chứng ảnh hưởng tới mắt

III - Chẩn đoán và điều trị tình trạng đau đầu mờ mắt

1. Phương pháp chẩn đoán

Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà nên tới các cơ sở y tế để thăm khám nếu thường xuyên bị đau đầu mờ mắt và càng ngày tình trạng ấy càng nặng hơn.

Sau khi được thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng dựa trên triệu chứng cũng như chẩn đoán chính xác nhất bằng cách thực hiện chụp X-quang, MRI sọ não, điện não đồ, chụp mạch máu não… bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

2. Điều trị

Việc điều trị chứng đau đầu, mờ mắt cũng như tùy thuộc vào từng nguyên nhân, ví dụ:

  • Để làm giảm cơn đau, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, aspirin…
  • Để giúp mắt giảm nhức mỏi, có thể dùng thuốc nhỏ mắt, rửa nước muối sinh lý.
  • Khi chứng đau đầu, mờ mắt do lượng đường huyết thấp, cần áp dụng các biện pháp giúp làm tăng lượng đường huyết như bổ sung carbohydrate.
  • Nếu nguyên nhân là do ngộ độc khí CO, người bệnh cần được điều trị bằng cách sử dụng mặt nạ oxy hoặc ở trong buồng oxy cao áp.
  • Nếu là do đột quỵ, người bệnh cần được cấp cứu và sử dụng những loại thuốc có tác dụng làm tan cục máu đông.
  • Một vài phương pháp điều trị đau đầu mờ mắt phổ biến thường được bác sĩ chỉ định bao gồm sử dụng thuốc (các loại thuốc giảm đau, chất làm loãng máu, corticosteroid, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh…), tiêm (tiêm insulin và glucagon), phẫu thuật mô não.

Cách trị đau đầu mờ mắt

3. Phòng ngừa tình trạng đau đầu mờ mắt

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm đủ lượng rau xanh, hoa quả và thức ăn giàu omega - 3, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, chất béo hoặc đồ ăn nhanh.
  • Ngủ đủ khoảng 7 - 9 giờ/đêm.
  • Giảm căng thẳng nhờ nghỉ ngơi hợp lý, tập yoga, thiền…
  • Giảm thời gian sử dụng các loại thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ.
  • Đảm bảo môi trường làm việc và học tập thoải mái với ánh sáng tốt.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và duy trì điều trị.
  • Định kỳ kiểm tra mắt và thăm khám sức khỏe tổng quan để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến đau đầu và mờ mắt.

Có thể thấy, đau đầu mờ mắt không chỉ là triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, trong đó có cả những bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách khi gặp phải tình trạng này kéo dài hay có kèm theo nhiều dấu hiệu khác.

Lên đầu trang
Loading