Đau đầu nguyên phát là gì? Nguyên nhân, phân loại & cách điều trị

2023-11-09 08:56:44

Đau đầu nguyên phát được biết là nhóm bệnh đau đầu phổ biến nhất, hầu như bất kỳ ai cũng từng một lần trong đời mắc phải một dạng đau đầu nguyên phát nào đó. Tuy phần lớn các cơn đau đầu này là lành tính, nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, công việc người bệnh. Thậm chí nếu bệnh tiến triển lâu dài không có biện pháp khắc phục, có thể chuyển sang các dạng đau đầu mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe người mắc.

I - Đau đầu nguyên phát là gì?

Đau đầu nguyên phát là một trong những loại đau đầu phổ biến nhất khi chiếm tới khoảng 90% các trường hợp đau đầu, xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ.

Không giống như đau đầu thứ phát, các cơn đau đầu này không phải xuất phát hay là triệu chứng của những bệnh lý tiềm ẩn nào đó mà xảy ra do các thụ cảm đau bị rối loạn hoặc bị kích thích quá mức, cụ thể là do các chất hóa học trong não, hệ thống mạch máu, các dây thần kinh ở đầu, các cơ trong quá trình hoạt động bị kích thích, từ đó gây ra chứng đau đầu nguyên phát.

Các vị trí đau đầu cũng như tính chất của các cơn đau đầu nguyên phát cũng rất đa dạng. Người bệnh có thể bị đau ở vùng nửa đầu, đỉnh đầu, trán, thái dương… Cơn đau có thể âm ỉ hoặc nhói lên từng đợt, kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như chóng mặt, buồn nôn, nhức mắt…

Đau đầu nguyên phát là gì

Nhức đầu không do bệnh lý thì được phân loại là đau đầu nguyên phát

II - Những loại đau đầu nguyên phát thường gặp

1. Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng:

  • Đau đầu từ nhẹ đến bình thường ở vị trí trên trán và vùng thái dương.
  • Cơn đau sẽ càng tăng lên khi người bệnh cúi đầu, đi cầu thang...

2. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu (Hay còn được gọi là đau đầu Migraine) với những triệu chứng phải kể đến như:

  • Đau chỉ ở một bên đầu.
  • Cơn đau dữ dội, đau nhói, đau đầu từng cơn thường kéo dài khoảng từ 4 tiếng và nhiều nhất là 3 ngày.
  • Kèm theo những triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và mùi hương…

3. Đau đầu cụm

Là loại đau đầu nguyên phát nguy hiểm nhất, đau đầu cụm (Còn được gọi là đau đầu chùm) được mô tả là cơn đau trầm trọng, đau ở vùng thái dương và quanh hốc mắt, cơn đau xuất hiện liên tục, có thể tới 8 lần trong ngày, mỗi lần tuy chỉ kéo dài từ khoảng 30 giây tới 90 giây nhưng cũng đủ làm người bệnh khó chịu.

Tình trạng đau đầu cụm có thể kéo dài từ 2 tuần tới 3 tháng, diễn biến nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và sinh hoạt của người bệnh.

Chứng đau đầu cụm

Nhức đầu cụm là loại đau đầu nguyên phát ít gặp

4. Đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba (Hay còn gọi là đau dây thần kinh sọ não V) với những triệu chứng điển hình như:

  • Đau cảm giác như bị điện giật, đau như búa bổ.
  • Cơn đau thường sẽ xảy ra ở một bên mặt.
  • Những cơn đau này có thể nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng cũng có thể là cơn đau dữ dội, kéo dài.

III - Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu nguyên phát

1. Căng thẳng

Áp lực từ công việc, cuộc sống và gia đình làm nhiều người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, stress kéo dài. Căng thẳng có thể gây ra căng cơ cổ, vai và đầu, gây ra đau đầu.

Stress, căng thẳng gây đau đầu nguyên phát

Căng thẳng ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây đau đầu

2. Mất cân bằng hormone ở phụ nữ

Mất cân bằng hormone ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, trong thai kỳ và sau khi sinh… có thể gây ra đau đầu nguyên phát vì hormone có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của hệ thần kinh.

Xem thêm: Bệnh đau đầu ở phụ nữ

3. Thường xuyên uống rượu bia, chất kích thích

Thói quen xấu này là tác nhân gây ra chứng đau đầu nguyên phát là do những loại thức uống này có khả năng tác động lên hệ thần kinh, làm giãn mạch, tăng áp lực trong đầu cũng như gây rối loạn giấc ngủ.

4. Do các vấn đề về mắt

Với những người gặp các vấn đề về mắt như bị cận, viễn hay loạn thị, khi họ phải cố nheo mắt để nhìn rõ hơn, điều này đã ảnh hưởng tới các cơ xung quanh mắt, từ đó có thể gây ra tình trạng đau đầu.

Bên cạnh đó, người bệnh tăng nhãn áp cũng thường gặp phải các cơn đau đầu.

5. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều các loại thực phẩm như mì chính, cà phê, thức ăn chứa nhiều chất phụ gia… cũng có thể là yếu tố làm kích hoạt cơn đau đầu.

Xem thêm: Ăn xong bị đau đầu phải làm sao?

Chế độ ăn gây đau đầu nguyên phát

Người nhạy cảm, dị ứng có thể bị đau đầu do thực phẩm

6. Vấn đề về giấc ngủ

Các vấn đề về giấc ngủ có thể gây ra đau đầu nguyên phát phải kể đến như tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ quá nhiều, tư thế ngủ không đúng, môi trường ngủ không được đảm bảo…

Tìm hiểu thêm các vấn đề về giấc ngủ gây đau đầu:

7. Do di truyền

Rất nhiều gia đình có ông bà, cha mẹ mắc chứng đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu có di truyền tới con cháu.

8. Tác động từ yếu tố bên ngoài

Cơn đau cũng có thể xuất hiện khi bạn phải ở trong một môi trường sống ẩm mốc, bị ô nhiễm hay thường xuyên bị chụy ảnh hưởng từ những tiếng ồn lớn, ánh sáng chói, bị kích ứng mùi hóa chất, thuốc, nước hoa…

IV - Đau đầu nguyên phát có nguy hiểm không?

Vì không xuất phát là dấu hiệu của các bệnh lý nên hầu hết các trường hợp đau đầu nguyên phát đều không đáng lo ngại, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và sinh hoạt của người bệnh.

Đặc biệt, nếu gặp phải những dấu hiệu này, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, dữ dội.
  • Cơn đau kèm theo các triệu chứng bất thường khác như bị sốt, phát ban, cứng cổ, khó thở.
  • Đau đầu xuất hiện với tần suất là 1 thậm chí nhiều lần trong 1 tuần với cơn đau ngày một nặng, không biến mất.
  • Đau mỗi khi ho, cúi người, hoạt động gắng sức.
  • Cơn đau kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như bị co giật, chóng mặt, mờ mắt, rối loạn nhận thức…

Đau đầu nguyên phát có nguy hiểm không?

Phần lớn đau đầu nguyên phát đều không ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng

V - Cách điều trị và phòng ngừa đau đầu nguyên phát

1. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Có nhiều loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng để điều trị đau đầu nguyên phát, và chúng có thể được chia thành hai loại: thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Cụ thể:

  • Thuốc không kê đơn như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen…: Dùng trong trường hợp đau từ nhẹ đến trung bình tại nhà. Khi dùng cần đúng liều lượng và không nên lạm dụng.
  • Thuốc kê đơn như Sumatriptan thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp: Dùng trong trường hợp đau đầu nặng và kéo dài. Người bệnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc giảm triệu chứng đau đầu nguyên phát
Giảm triệu chứng đâu đầu nguyên phát bằng thuốc

2. Trị đau đầu nguyên phát theo Đông y Ngự Y Mật Phương

Đông y khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu nguyên phát, đặc biệt là ở khả năng hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh tái phát nhờ cơ chế tác động toàn diện giúp:

  • Bổ huyết: Bổ sung thêm dưỡng chất cho máu.
  • Hoạt huyết: Tăng cường mạnh mẽ máu lên não, phục hồi chức năng não bộ, cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.
  • Dưỡng tâm, an thần: Làm giải tỏa căng thẳng.

Là một sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh đau đầu của Dược phẩm Nhất Nhất, Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 nhờ bào chế theo bài thuốc trị đau đầu hiệu nghiệm nhất (Chính là bài thuốc Ngự Y Mật Phương được dành riêng để chữa trị cho các bậc vua chúa và hoàng tộc thời nhà Nguyễn xưa), sản xuất trên dây chuyền hiện đại chuẩn GMP-WHO của Nhất Nhất, đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, là giải pháp an toàn và vượt trội dành cho người bệnh đau đầu nguyên phát.

Viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương

Viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương 5

3. Xoa bóp hoặc bấm huyệt

Cụ thể là xoa bóp những vị trí như vùng thái dương, giữa lông mày, vùng vai gáy có tác dụng làm giảm căng thẳng và đau đầu.

Tìm hiểu rõ hơn: Cách bấm huyệt chữa đau đầu nhanh chóng

4. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

  • Chườm nóng: Có tác dụng giúp giãn cơ, thư giãn, từ đó làm giảm đau đầu, đặc biệt là đau đầu do căng thẳng.
  • Chườm lạnh: GIúp làm giảm viêm và làm co mạch máu, từ đó giúp giảm đau đầu tạm thời.

5. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm sẽ giúp cơ thể bạn được tái tạo năng lượng, giảm mệt mỏi, từ đó giúp cải thiện tình trạng đau đầu.

Nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi, làm giảm cảm giác nhức đầu

Giúp cơ thể phục hồi bằng cách nghỉ ngơi

6. Rèn luyện thể chất

Rèn luyện thể chất với những môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ hoặc tập thiền, tập yoga cũng là một trong những giải pháp giúp bạn thư giãn, cải thiện lưu thông máu, từ đó làm giảm đau hiệu quả.

7. Tránh các yếu tố kích ứng

Bạn cũng nên tránh xa những yếu tố tác nhân từ bên ngoài có thể làm kích hoạt cơn đau đầu như ánh sáng, âm thanh mạnh, ánh sáng xanh từ các loại thiết bị điện tử cũng như các mùi hóa chất, nước hoa.

8. Uống nhiều nước

Bạn cần đảm bảo uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày để không bị cơ thể gặp phải tình trạng bị mất nước. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể dùng thêm các loại nước như trà thảo mộc, trà gừng, nước ép hoa quả…

Có thể thấy, hầu hết các trường hợp đau đầu nguyên phát đều không gây nguy hiểm và điều có giải pháp giúp khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan và cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời trong các trường hợp đau nặng, dai dẳng, đau kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ