Phụ nữ sau sinh bị đau đầu: Phải làm sao để khắc phục?

2023-05-30 16:16:23

Đau đầu là một triệu chứng thường thấy ở rất nhiều mẹ sau sinh. Vậy tình trạng này là do những nguyên nhân nào gây ra? Nếu đau đầu sau sinh diễn ra liên tục thì có nguy hiểm và cần tới bệnh viện? Và đâu là cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất cho cả mẹ và bé trong thời kỳ hậu sản?

I - Đau đầu sau sinh là gì?

Đau đầu sau sinh (đau đầu đông) là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải sau khi sinh con. Trải qua quá trình sinh nở vất vả, cơ thể người mẹ trở nên yếu đi rất nhiều, xuất hiện rất nhiều các triệu chứng khó chịu. Ngoài những vấn đề hậu sản thường thấy như mệt mỏi, tâm lý thay đổi thì đau đầu cũng là một triệu chứng hay gặp, xuất hiện ở hơn 40% phụ nữ sau sinh. Đau đầu có thể xảy ra một nửa bên đầu, hoặc đau đầu hai bên thái dương kèm với cảm giác chóng mặt, hơi thở nặng, khó ngủ, sốt... 

Đau đầu có thể xuất hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần sau sinh, thường là trong vòng 6 tuần ở cữ đầu tiên. Tình trạng này được phân theo 2 loại bao gồm:

  • Đau đầu tự phát do tác động của các yếu tố bên ngoài, không liên quan tới các bệnh lý, thường là chứng đau nửa đầuđau đầu do căng thẳng.
  • Đau đầu liên quan tới bệnh lý, người bệnh sau sinh nên hết sức cẩn trọng, vì nó thường xảy ra do sự tác động của hậu sản hoặc vấn đề đang âm thầm diễn ra trong cơ thể.

Đau đầu sau sinh là bệnh gì?

Ước tính có tới 40% phụ nữ bị đau đầu sau sinh

II - Những nguyên nhân gây đau đầu sau sinh

Nguyên nhân chính gây đau đầu sau sinh là do sự mất cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể, nhất là trong 48 giờ đầu tiên. Sự dao động đột ngột của các hormone, bao gồm sự sụt giảm nhanh của hormone progesterone, estrogen và tăng cao của hormone oxytocin khiến cơ thể dễ đổ mồ hôi, mất nước, đồng thời làm các mạch máu bị giãn nở. Cùng với đó, cơ thể người phụ nữ trở nên yếu đi rất nhiều do khí huyết hao tổn gây suy nhược nên dẫn tới tình trạng đau đau đầu sau sinh.

Ngoài ra, tình trạng sau sinh bị đau đầu cũng có thể là do một số nguyên nhân sau:

  • Thiếu máu: Trong và sau quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ thường bị thiếu máu, từ đó xuất hiện những triệu chứng như đau nửa đầu, chóng mặt, tụt huyết áp.
  • Tác dụng phụ của thuốc gây tê: Trong trường hợp sinh mổ, việc sử dụng thuốc tê trong quá trình mổ cũng khiến người mẹ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có chứng đau đầu. Cơn đau đầu sau sinh mổ do thuốc gây tê có thể xuất hiện và kéo dài từ 3 ngày cho tới 1 tuần, sau đó sẽ giảm đi dần dần nên không đáng lo ngại.
  • Tâm trạng lo âu, căng thẳng: Sau khi sinh con, rất nhiều người mẹ gặp phải tình trạng lo âu, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều do có sự thay đổi hormone trong cơ thể.
  • Thiếu ngủ: Thiếu ngủ do cần giành thời gian chăm sóc con cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng và sức khỏe của mẹ, ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh dẫn tới hiện tượng đau đầu sau sinh.
  • Có tiền sử đau đầu từ trước: Đối với người mẹ vốn từ trước đã mắc một số bệnh lý gây đau đầu do thiếu máu lên não, viêm xoang… thì sau khi sinh, chứng đau đầu vẫn sẽ xuất hiện nếu các bệnh lý trên vẫn chưa được khắc phục triệt để.
  • Sự gia tăng của gốc tự do: Gốc tự do được coi là “rác” của cơ thể, chúng gia tăng và phát triển trong quá trình cơ thể người mẹ sinh con, và cũng chính là nguyên nhân gây ra đau đầu. Gốc tự do gây tổn thương nội mạc mạch máu, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa khiến lưu lượng máu lưu thông lên não bị giảm, gây ra tình trạng thiếu máu lên não, các cơn đau đầu từ đó mà xuất hiện.
  • Trầm cảm sau sinh: Như đã đề cập thì vấn đề sụt giảm nội tiết sau sinh có thể kéo theo các ảnh hưởng tâm lý, trong đó có khả năng gây ra bệnh trầm cảm. Các biểu hiện trầm cảm giai đoạn đầu như tâm trạng ủ rũ, hay lo lắng, dễ khóc… đều có thể gây đau đầu đau đầu sau sinh.
  • Ứ đọng huyết độc: Ứ đọng huyết độc gây ra cảm giác buốt trong não. Cơn đau đầu xuất hiện trong vài ngày sau khi sinh và mức độ sẽ ngày càng tăng nặng, thậm chí có thể khiến người bệnh đứng không vững, co quắp chân tay.
  • Thủng màng cứng: Là biến chứng xảy ra trong quá trình gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ, gây ra triệu chứng nhức đầu vùng trán hoặc sau gáy. Cơn đau xuất hiện ngay trong hoặc sau khi đẻ, và thường tăng nặng khi vận động.
  • Tiền sản giật sau sinh: Trong khoảng 2 - 3 ngày sau sinh, người mẹ có nguy cơ mắc phải tình trạng này, biểu hiện bằng những cơn đau đầu dữ dội, buồn nôn, tiểu ít và thậm chí là co giật.

Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ sau sinh

Nội tiết tố, căng thẳng, thiếu máu,… gây triệu chứng đau đầu sau sinh

III - Mẹ sau sinh bị đau đầu có sao không?

Những nguyên nhân gây đau đầu sau sinh kể trên được gọi chung là đau đầu nguyên phát và hầu hết đều không gây nguy hiểm cho người mẹ. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan. Đặc biệt, khi phụ nữ sau sinh bị đau đầu thường xuyên và liên tục trong nhiều ngày, hoặc gặp phải các cơn đau đầu kèm theo những dấu hiệu sau:

  • Đau dữ dội và khó chịu ở cả hai bên đầu.
  • Cảm thấy đi tiểu ít hơn bình thường hoặc có khó khăn khi tiểu.
  • Đau đầu hơn khi vận động, thay đổi tư thế, cúi xuống.
  • Đau kèm cảm giác bị giảm tầm nhìn hoặc thính giác.
  • Đau nửa đầu kèm theo cảm giác cứng cổ, xoay đầu khó khăn.
  • Buồn nôn, nôn thường xuyên, liên tục.
  • Đau liên tục, đau kéo dài và ngày một nặng hơn.

Những dấu hiệu trên rất có thể là triệu chứng của kiểu đau đầu thứ phát, cần phải tới thăm khám tại các cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thường là do một số nguyên nhân như thủng màng cứng trong quá trình sinh đẻ hoặc chứng tiền sản giật.

Đau đầu sau sinh có gây nguy hiểm không?

Cần thăm khám sớm nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng

IV - Những cách trị đau đầu sau sinh hiệu quả, an toàn nhất

Các mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để cải thiện đau đầu khi ở cữ:

1. Ăn uống đủ chất

Đối với các sản phụ mới lâm bồn, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất là vô cùng quan trọng để khắc phục hiệu quả cơn đau đầu sau sinh. Đó phải là một chế độ ăn chứa đầy đủ những nhóm chất tinh bột, chất béo, đường, đạm, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung khoảng 1,5-2 lít nước lọc hằng ngày.

Ăn uống đủ chất để hạn chế đau đầu sau sinh

Bổ sung đủ chất để cơ thể nhanh chóng phục hồi, giảm nhức đầu

2. Chườm nóng và chườm lạnh

  • Chườm nóng: Các mẹ dùng túi chườm nóng chườm lên các vị trí cổ, gáy, trán và hai thái dương. Lúc này hơi nóng có tác dụng làm giãn các cơ bị căng, từ đó giảm cảm giác đau. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tắm bằng nước nóng để giúp toàn thân được thư giãn hơn (lưu ý không nên tắm quá lâu hay tắm bằng nước quá nóng).
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh cũng có thể là giảm cơn đau đầu sau sinh nhờ giúp làm giảm áp lực lên dây thần kinh. Các mẹ có thể dùng túi chườm lạnh hoặc đơn giản hơn là một chai nước lạnh, chườm khoảng 15 phút lên trán, cơn đau sẽ dần dần được giảm bớt.

Tìm hiểu thêm: Cách chườm ngải cứu rang muối chữa đau đầu

3. Mát xa, bấm huyệt

Mỗi khi cơn đau đầu xuất hiện, việc dùng tay mát xa vài phút lên vùng cổ cũng như hai thái dương cũng phần nào giúp các mẹ giảm bớt cảm giác đau.

4. Ngủ đủ giấc

Mặc dù phải dành nhiều thời gian chăm sóc con nhưng để khắc phục cũng như phòng ngừa cơn đau đầu, các mẹ cũng nên dành thời gian cho bản thân được thư giãn, nghỉ ngơi và quan trọng là vẫn phải ngủ đủ khoảng 7 - 10 tiếng/ngày.

5. Thể dục, thể thao thường xuyên

Các mẹ sau sinh nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… có tác dụng giảm bớt căng thẳng, tinh thần thoải mái, giúp lưu thông khí huyết, từ đó mà các cơn đau đầu cũng sẽ được giảm bớt đáng kể.

Mẹ sau sinh nên thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng

Vận động giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể cho phụ nữ sau sinh

6. Uống trà gừng

Với cách thực hiện vô cùng đơn giản, mỗi khi bị đau đầu, các mẹ chỉ cần đập dập 1 củ gừng tươi rồi ngâm với nước nóng rồi thưởng thức. Gừng từ lâu đã được chứng minh tác dụng giúp chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

7. Phòng tránh trầm cảm sau sinh

Cơn đau đầu có thể được sinh ra từ chính những rối loạn về cảm xúc, những suy nghĩ tiêu cực cùng sự lo âu, bức bối, căng thẳng kéo dài. Chính vì thế, các mẹ cần sớm thoát khỏi tình trạng này bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, chia sẻ và tìm sự giúp đỡ từ người thân, tận hưởng những phút giây vui vẻ bên con.

Lo âu, căng thẳng gây đau đầu sau sinh

Điều trị, phòng tránh trầm cảm sớm để cải thiện bệnh đau đầu và tâm trạng, thể chất

8. Hạn chế tiếng ồn, ánh sáng mạnh

Các mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn trong một không gian yên tĩnh, hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng vì cả âm thanh và ánh sáng phát ra từ các thiết bị này đều có thể là tác nhân gây ra đau đầu.

Tìm hiểu thêm: Đau đầu ở phụ nữ điều trị thế nào?

Bị đau đầu sau sinh nên nghỉ ngơi hợp lý

Thời gian đầu cần nghỉ ngơi, tránh âm thanh hoặc ánh sáng mạnh

V - Sau sinh bị đau đầu uống thuốc gì?

Nếu gặp phải tình trạng đau đầu sau sinh, người mẹ cần hết sức lưu ý trong việc dùng thuốc. Vì rất có thể việc sử dụng thuốc không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thông thường, với các cơn đau đầu thông thường thì người bệnh thường được chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid như paracetamol, naproxen và ibuprofen. Đây đều là những thuốc giảm đau ít có khả năng xâm nhập vào sữa mẹ nhất.

Nếu cơn đau không cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp tự khắc phục tại nhà thì người bệnh nên đi thăm khám để có được xác định được nguyên nhân gây đau và có thể dùng thuốc theo chỉ định, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc vì rất có thể ảnh hưởng tới sữa mẹ.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ giúp khắc phục được triệu chứng tạm thời mà không thể tác động tới căn nguyên gây ra bệnh. Vì phần lớn các trường hợp sau sinh đều là do tình trạng máu huyết lưu thông kém, thiếu máu lên não, nên cách khắc phục và phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhất chính là sử dụng viên trị đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2.

Sản phẩm hiệu quả thực sự nhờ tác động đúng căn nguyên, giúp bổ huyết, tăng lưu thông máu tới não, phục hồi chức năng não bộ, lại an toàn, không ảnh hưởng tới sữa mẹ do thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP - WHO, được Thủ tướng Chính phủ trao tặng giải vàng chất lượng quốc gia.

Thuốc Đông y - Ngự Y Mật Phương 5

Điều trị đau đầu sau sinh với Ngự Y Mật Phương 5 - Đông y thế hệ 2

Đối với các cơn đau thứ phát, cần được điều trị kịp thời và mạnh hơn, khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra rồi từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Có thể thấy, đau đầu sau sinh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa phần đều sẽ giảm dần và biến mất trong khoảng 6 tuần kể từ khi sau sinh. Các mẹ cũng hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này ngay tại nhà hoặc nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ. Bên cạnh đó, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ là những cơn đau đầu thứ phát nguy hiểm, các mẹ cần tới cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lên đầu trang
Loading