I - 90% trường hợp đau đầu là do thiếu máu não
Thiếu máu não là tình trạng xảy ra khi quá trình cung cấp máu tới não bị gián đoạn, khiến oxy và các chất cần thiết không đủ để nuôi dưỡng các tế bào. Trung bình, não bộ sẽ cần khoảng 1/5 tổng lượng oxy mà cơ thể tiêu thụ (khoảng 20%) để duy trì hoạt động. Do đó, khi tuần hoàn máu lên não suy giảm có thể gây thiếu hụt oxy lên não. Hậu quả sau đó là cơ thể xuất hiện những triệu chứng rối loạn thần kinh, chẳng hạn như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, mệt mỏi, khó tập trung…
Trong số những triệu chứng khó chịu này, biểu hiện thường gặp nhất cũng như xảy ra sớm nhất chính là đau đầu. Mặc dù cơ chế gây ra đau đầu do thiếu máu lên não vẫn chưa được xác định, nhưng các chuyên gia cho rằng hiện tượng này xảy ra là do các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông xuất hiện gây gây hẹp, nghẽn mạch máu, ngăn cản quá trình cung cấp oxy đến não.
Ngoài ra, cơn đau đầu thiếu máu cũng xuất hiện phổ biến hơn khi người bệnh gặp phải các yếu tố nguy cơ như lối sống kém khoa học, hay chế độ ăn uống hoặc mắc các bệnh lý khác như huyết áp, tim mạch…
II - Cơn đau đầu do thiếu máu não có đặc điểm gì?
- Vị trí đau: Ban đầu, cơn đau thường xuất hiện ở một vùng cố định trên đầu, chẳng hạn như sau gáy, thái dương, đỉnh đầu, trán. Sau đó có thể lan ra toàn bộ đầu.
- Tính chất cơn đau: Đau nhói từng cơn theo mạch đập.
- Mức độ cơn đau: Từ nhẹ đến trung bình, tùy thuộc vào tình trạng thiếu máu não. Cơn đau có thể tăng nặng khi: thay đổi tư thế đột ngột, căng thẳng, stress, thiếu ngủ…
- Thời gian đau đầu: Kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ, thậm chí là cả ngày. Thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, khi thay đổi thời tiết, khi thiếu nước.
- Các triệu chứng khác đi kèm:
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Chóng mặt.
- Suy giảm trí nhớ.
- Mất tập trung.
- Mệt mỏi, tê bì chân tay.
- Rối loạn giấc ngủ.
III - Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu máu não đau đầu
1. Dùng thuốc Tây y trị đau đầu thiếu máu não
Trước hết, người bệnh cần phải hiểu rằng căn nguyên của tình trạng đau đầu này là do chứng thiếu máu não gây ra. Đây là một bệnh lý thần kinh không thể xem thường, nên việc sử dụng thuốc cần được cho phép và kê đơn từ bác sĩ. Theo đó, những nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp này bao gồm:
- Thuốc tăng cường lưu thông máu não; tăng cường chuyển hóa oxy; giãn mạch: chẳng hạn như cinnarizin, piracetam, ginkgo biloba,…
- Thuốc giảm đau: paracetamol (giảm đau, hạ sốt), ibuprofen (giảm đau, hạ sốt, chống viêm)
- Thực phẩm chức năng bổ sung: vitamin B1, vitamin B6, B12, sắt,…
Tìm hiểu thêm: Cách trị đau đầu tại nhà hiệu quả
2. Sử dụng bài thuốc Đông y với viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương
Là một giải pháp an toàn và có thể đem đến hiệu quả vượt trội, nhất là ở khả năng hạn chế được nguy cơ đau đầu do thiếu máu não tái phát, Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần là giải pháp được rất nhiều người bệnh sử dụng. Tuy nhiên, nên lựa chọn loại sản phẩm Đông y nào cũng là nỗi băn khoăn của không ít người bệnh khi trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại khác nhau, từ nội địa cho tới xách tay.
Là một trong những sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh đau đầu thiếu máu não đến từ Dược phẩm Nhất Nhất - Thương hiệu uy tín 20 năm trên thị trường, Ngự Y Mật Phương 5 được đánh giá là một trong những sản phẩm chất lượng, được hơn 90% người bệnh sử dụng và hoàn toàn hài lòng về hiệu quả, giúp giảm hẳn tình trạng đau đầu thiếu máu não sau khoảng 7 - 10 ngày sử dụng, hạn chế được nguy cơ tái phát tới vài năm khi sử dụng đúng - đủ liệu trình.
Ngự Y Mật Phương 5 đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 với nguồn nguyên liệu chất lượng cao, sản xuất trên dây chuyền hiện đại bậc nhất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất - Đơn vị từng được Thủ tướng chính phủ trao tặng giải Vàng Chất lượng quốc gia.
Đặc biệt, Ngự Y Mật Phương 5 được sản xuất và nghiên cứu dựa theo bài thuốc trị đau đầu “quốc bảo” y học cung đình Huế, dành để chữa cho những bậc vua chúa, hoàng tộc thời nhà Nguyễn.
Ngự Y Mật Phương 5 cũng là sản phẩm được Nhất Nhất phân phối riêng tại thị trường online, đem đến cho người bệnh một giải pháp toàn diện nhất khi người bệnh sẽ được Dược sĩ của Nhất Nhất tư vấn và đồng hành trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm và phục hồi sức khỏe của bản thân.
3. Giữ chế độ dinh dưỡng khoa học
Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ tạo máu, cung cấp lượng máu nuôi não và cơ thể như:
- Thực phẩm giàu Omega - 3 như cá hồi, cá tuyết, cá trích…
- Thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, động vật có vỏ, gan…
- Các thực phẩm giàu nitrat như cải bó xôi, rau diếp…
- Các thực phẩm giàu polyphenols như đậu, trà, cacao, hạt…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, rượu, bia, chất kích thích…
Tìm hiểu thêm: Người hay bị đau đầu là thiếu vitamin gì?
4. Vận động thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ là biện pháp hữu ích để cải thiện sức khỏe mà còn là yếu tố quan trọng để nâng cao sự linh hoạt của cơ bắp, cải thiện lưu thông máu lên não. Vì vậy, việc tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày là điều cần thiết đối với những người đang phải đối mặt với vấn đề thiếu máu não.
Một vài môn thể thao như yoga, bơi lội, đi bộ… không chỉ nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe mà còn hỗ trợ hoạt động của tim mạch, giúp bơm máu lên não hiệu quả.
Cảnh giác: Tập thể dục xong bị đau đầu có sao không?
5. Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Khi người bệnh thường xuyên căng thẳng, lo lắng, tình trạng thiếu máu lên não cũng sẽ theo đó mà nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên điều chỉnh lại thời gian biểu, cân bằng giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi, thư giãn để giảm thiểu căng thẳng, stress. Đặc biệt là với giấc ngủ, nên ngủ đủ giấc cũng như ngủ sớm với thời gian cố định.
Khám phá: Tư thế nằm làm giảm đau đầu nhanh chóng
6. Khám sức khỏe định kỳ
Hiện tượng thiếu máu não không chỉ mang theo triệu chứng đau đầu khó chịu mà còn ẩn chứa nhiều biến chứng về trí nhớ, thậm chí là đột quỵ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện kiểm tra định kỳ, khoảng 6 tháng một lần để có thể đánh giá tình trạng bệnh lý cũng như loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn.
Có thể thấy, đau đầu do thiếu máu não không chỉ tác động lớn đến chất lượng cuộc sống, khả năng học tập và công việc của người bệnh là một vấn đề về sức khỏe không nên chủ quan. Chính vì vậy, khi đau đầu kéo dài, người bệnh nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân cụ thể và bắt đầu kế hoạch điều trị kịp thời và hiệu quả.