Đau đầu về chiều là bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào?

2023-12-28 13:50:16

Đau đầu, trong đó phổ biến là tình trạng đau đầu về chiều là một trong những tình trạng phổ biến mà không ít người phải đối mặt thường xuyên. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về nguyên nhân đằng sau cơn đau đầu này, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để có thể khắc phục nhanh và hiệu quả nhất.

I - Hiểu rõ về tình trạng đau đầu về chiều

Đau đầu về chiều là tình trạng các cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn vào buổi chiều, nhất là vào thời điểm trưa chiều hoặc chiều tối, đau ở vị trí toàn bộ vùng đầu hoặc nửa đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu về chiều này, do các yếu tố tác nhân như bị đói, bị mất nước, tâm trạng căng thẳng… hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý như đau đầu vận mạch, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình…

Đây là tình trạng tương đối phổ biến hiện nay. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới công việc và sinh hoạt người bệnh, về lâu dài có thể gây ra những bệnh lý về não bộ. Đặc biệt, nếu tình trạng đau đầu về chiều với cơn đau nặng, đau kéo dài, có xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu khác thường khác, người bệnh nên đi thăm khám và được chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý nguy hiểm một cách kịp thời.

II - Những triệu chứng đi kèm với đau đầu về chiều

Ngoài thời điểm xuất hiện thì tình trạng nhức đầu vào chiều có các triệu chứng tương đồng như nhiều cơn đau đầu khác.Cụ thể:

  • Đau ở một bên hoặc cả hai bên đầu.
  • Cơn đau âm ỉ, nặng nề.
  • Đau đầu kèm với đau vùng sau gáy và cổ.
  • Mức độ cơn đau thường ở mức nhẹ tới trung bình.
  •  Có thể đi kèm triệu chứng chóng mặt và buồn nôn.
  • Gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Triệu chứng đau đầu về chiều như thế nào?

III - Đau đầu về chiều là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Thiểu năng tuần hoàn não

Đây cũng chính là bệnh lý phổ biến và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu, trong đó có đau đầu về chiều.

Cụ thể, thiểu năng tuần hoàn não làm lưu lượng máu lưu thông đến não kém đi, não bộ không có đủ oxy và dưỡng chất cần thiết khiến chức năng bị suy giảm, từ đó xuất hiện các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

2. Bệnh đau đầu vận mạch

Đây là một bệnh lý khá phổ biến, xảy ra các động mạch bị co thắt khiến não bộ tạm thời gặp phải tình trạng bị thiếu máu lên não, từ đó sinh ra cơn đau đầu, thường đau ở vị trí đỉnh đầu hoặc vùng thái dương, kèm theo buồn nôn, cảm giác 2 mắt cứ nặng trĩu.

Xem thêm: Đau đầu vận mạch là gì?

3. Hạ áp lực nội sọ tự phát

Hay còn được gọi là đau đầu áp suất thấp, với những triệu chứng đặc trưng như đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, choáng váng, thị lực bị suy giảm, thính giác thay đổi, bị ngứa tay râm ran, mặt bị tê.

Đây là một bệnh lý rất hiếm gặp, thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông, trong độ tuổi tầm khoảng 40 đến 50 tuổi.

Tăng hoặc giảm áp lực nội sọ gây nhức đầu

4. Chứng đau đầu căng cơ

Cụ thể, khi các cơ ở vai, cổ và hàm bị căng (tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nằm hoặc ngồi sai tư thế lâu, ngồi lái xe trong thời gian dài, ít vận động,…) sẽ gây ra cơn đau đầu. Cơn đau thường kéo dài trong ngày, bắt đầu từ nhẹ đến trung bình. Đây chính là dấu hiệu của chứng đau đầu căng cơ hay đau đầu do căng thẳng.

5. Các bệnh lý về não

Nếu bị đau đầu về chiều (hay bất kỳ một thời điểm nào trong ngày) với cơn đau trầm trọng, đau dữ dội, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như:

  • Bị đau mắt.
  • Suy giảm thị lực.
  • Cơn đau đầu nặng, đột ngột và rất khác so với những lần đau đầu trước đây.
  • Suy giảm nhận thức.
  • Nghe thấy một âm thanh bật lên đột ngột trong đầu.
  • Lú lẫn, mất ý thức.
  • Đau đầu sau khi bị tai nạn, chấn thương.
  • Cứng cổ, đau cơ, sốt cao.

Thì rất có thể đây chính là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng cần được cấp cứu khẩn cấp như đột quỵ, phình động mạch, u ở não…

Xem thêm: Các bệnh đau đầu nguy hiểm

IV - Nguyên nhân gây đau đầu về chiều không do bệnh lý

1. Làm việc không nghỉ ngơi, không ngủ trưa

Làm việc quá sức, bỏ qua giấc ngủ trưa cũng có thể dẫn đến tình trạng nhức đầu và mệt mỏi về chiều, đặc biệt là khi cơ thể cần ngơi. Do đó nếu người bệnh cảm nhận triệu chứng đau đầu kèm cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi thì nguyên nhân rất có thể là do không nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi trưa.

Tìm hiểu rõ hơn: Tại sao không ngủ trưa lại bị đau đầu?

2. Uống quá nhiều cà phê

Việc uống nhiều cà phê không chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau đầu vào buổi chiều mà còn gây ra nhiều triệu chứng khác như người mệt mỏi, mất ngủ. Tiếp diễn lâu dài còn gây ra nhiều vấn đề như suy giảm nhận thức, trầm cảm.

Xem thêm: Tại sao uống cafe bị đau đầu?

Đau đầu về chiều do uống cà phê

3. Cơ thể mất nước

Cơ thể không được cung cấp đủ nước có thể làm mạch máu não co lại, từ đó sinh ra chứng đau đầu với cơn đau đầu giật nhói từng cơn ở hai bên đầu kèm theo triệu chứng khô miệng, khát nước, chóng mặt, người mệt mỏi.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên kiểm tra xem bản thân mình có đang gặp phải tình trạng thiếu nước hay không, bạn nên kiểm tra màu nước tiểu của mình. Nếu nó có màu sẫm tức là cơ thể bạn đang cần bổ sung nước nhiều hơn, còn nếu nó có màu trong hoặc vàng nhạt thì tức là cơ thể bạn đã đủ nước.

4. Đau đầu về chiều do mỏi mắt

Không ít người gặp phải tình trạng mỏi mắt khi phải làm việc thời gian dài với máy tính hay khi lái xe, đọc sách…Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn hay bị đau đầu vào thời điểm chiều tối, sau khoảng thời gian dài mắt làm việc.

Nên đọc: Ngồi máy tính bị đau đầu phải làm sao?

Buổi chiều bị đau đầu do mỏi mắt, căng thẳng mắt

5. Bỏ bữa hoặc ăn phải thực phẩm gây đau đầu

Không ít người có thói quen bỏ bữa sáng, bữa trưa cảm thấy đau đầu kèm các triệu chứng như run rẩy, người mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Nguyên nhân là do khi đói thì lượng đường trong máu sẽ bị giảm, gây kích thích triệu chứng đau đầu. Hiện tượng này cũng thường phổ biến hơn ở những người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt, các loại thực phẩm đông lạnh đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng đau đầu về chiều. Tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nhức đầu sau khi ăn.

6. Dị ứng

Nhiều người khi gặp phải các yếu tố bên ngoài khiến họ bị dị ứng (như đồ ăn, thời tiết, các loại mùi…) cũng gặp phải tình trạng bị đau đầu, có thể kèm theo các triệu chứng khác như bị hắt hơi, bị ngứa, người mệt mỏi.

Đau đầu vào buổi trưa chiều do đồ ăn

V - Cách khắc phục tình trạng đau đầu về chiều hiệu quả

Để khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu buổi chiều thì việc đầu tiên chính là cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra.

Để giảm đau đầu trong buổi chiều, người bệnh có thể áp dụng một vài cách như:

1. Bổ sung thêm nước cho cơ thể

Người bệnh cần đảm bảo uống đủ nước trong cả ngày để tránh tình trạng mất nước - một trong những tác nhân gây đau đầu.

Uống thêm nước lọc sẽ làm giảm đau đầu

2. Nghỉ ngơi thư giãn tránh căng thẳng

Khi bị đau đầu, người bệnh nên dành ít nhất vài phút mỗi giờ để nghỉ ngơi, nhắm mắt và di chuyển đầu cổ sẽ giúp giảm áp lực và căng thẳng.

Đối với những người làm việc văn phòng, duy trì tư thế ngồi đúng cũng là quan trọng. Hãy kiểm tra và điều chỉnh tư thế ngồi sao cho đầu gối thấp hơn hông, và đặc biệt quan trọng là nghỉ ngơi để cho đôi mắt được thư giãn khi làm việc với máy tính để tránh mỏi mắt và đau đầu. Tìm hiểu thêm về tư thế nằm giảm đau đầu.

3. Chườm khăn lạnh hoặc khăn ấm

Trong trường hợp đau đầu do căng cơ hoặc tuần hoàn máu não kém, người bệnh có thể áp dụng phương pháp chườm ấm quanh đầu khoảng 20 phút để giảm đau.

Còn đối với tình trạng đau đầu do căng thẳng, chườm mát với túi đá lạnh hoặc khăn nhúng nước lạnh vào trán, vào thái dương trong khoảng 15 phút có thể mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái hơn cho người bệnh.

Giảm đau đầu buổi chiều bằng cách chườm khăn

4. Mát xa cơ thể hoặc châm cứu

Mát xa nhẹ vùng đầu và cổ là một phương pháp thư giãn hiệu quả giúp giảm căng thẳng và đau đầu về chiều. Với người bệnh bị đau đầu mạn tính do căng thẳng, châm cứu có thể là một giải pháp hữu ích, thường đem đến hiệu quả trong ít nhất 6 tháng.

5. Uống thuốc Tây y

  • Thuốc không kê đơn: Như paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen...
  • Thuốc kê đơn: Như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh…

Lưu ý, việc sử dụng thuốc nên được thực hiện theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Theo lời khuyên của các chuyên gia, người bệnh không nên sử dụng ngay thuốc giảm đau khi đau đầu, vì chúng chỉ giúp làm giảm triệu chứng đau mà không giải quyết được nguyên nhân gốc, khiến bệnh tái phát nhiều lần.

6. Dùng viên Đau đầu Ngự y mật phương

Sử dụng Đông y để khắc phục chứng đau đầu (trong đó có đau đầu về chiều) được xem là một giải pháp an toàn, hiệu quả, đặc biệt là ở khả năng hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát, nếu người bệnh tìm và sử dụng đúng những sản phẩm tốt.

Là một sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2 đến từ Dược phẩm Nhất Nhất, viên đau đầu Ngự Y Mật Phương 5 chính là sản phẩm được Nhất Nhất nghiên cứu dành riêng để khắc phục tình trạng đau đầu, đặc biệt là đau đầu mạn tính, dựa theo phương thuốc “quốc bảo” từng dành để chữa trị cho các bậc vua chúa, hoàng tộc thời nhà Nguyễn xưa.

Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương 5 với cơ chế tác động tới sâu căn nguyên, giúp bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần, từ đó không chỉ giúp khắc phục triệt để tình trạng đau đầu chỉ sau khoảng 7 - 10 ngày mà còn có thể hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát trong thời gian rất dài.

Viên đau đầu ngự y mật phương 5

VI - Cách phòng tránh các cơn đau đầu vào buổi chiều

Giải pháp giúp phòng ngừa chứng đau đầu về chiều theo lời khuyên từ chuyên gia chính là phải loại bỏ các tác nhân có thể gây ra cơn đau, cụ thể:

  • Đảm bảo ngồi đúng tư thế trong quá trình làm việc, lưng phải thẳng.
  • Không nên ngồi quá lâu vì sẽ làm các cơ vai gáy, cổ, đầu bị căng mỏi. Tốt nhất trong thời gian làm việc bạn nên dành thời gian giải lao, đứng dậy khỏi ghế để đi lại, thư giãn cơ thể.
  • Uống đủ nước.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học.
  • Không bỏ bữa.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá.
  • Chỉ nên uống cà phê vào đầu ngày.
  • Khi thấy thị lực có vấn đề, nên đi thăm khám.

VII - Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau đầu về chiều, mặc dù thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng đây có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý nghiêm trọng.

Cụ thể, đối với những trường hợp sau đây, người bệnh cần tới y tế càng sớm càng tốt:

  • Cơn đau đầu nặng xuất hiện đột ngột và khác biệt so với những lần trước đây.
  • Đau đầu thường xuyên hơn hoặc ngày càng nặng hơn.
  • Cảm giác cứng cổ.
  • Tình trạng lơ mơ.
  • Chóng mặt, không giữ thăng bằng, có nguy cơ té ngã.
  • Sự suy giảm thị lực, tình trạng nhìn mờ hoặc đôi.
  • Có dấu hiệu co giật.
  • Giọng khàn, nói ngọng hoặc khó nói.
  • Cảm giác tê yếu ở cánh tay hoặc chân.
  • Buồn nôn dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
  • Mất ý thức.
  • Đau đầu sau khi bị mắc chấn thương.

Người bị đau đầu cũng cần đi thăm khám nếu:

  • Cơn đau đầu đi kèm với sốt, cứng cổ, suy giảm nhận thức, co giật, nhìn đôi, nói ngọng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả.
  • Dần dần các cơn đau đầu xuất hiện liên tục hoặc ngày càng trở nên dữ dội hơn.
  • Đau đầu ở những vị trí khác.

Đau đầu buổi chiều có phải dấu hiệu đáng lo không?

Có thể thấy, đau đầu về chiều là một trong những tình trạng phổ biến và có nhiều nguyên nhân khác nhau để từ đó có những giải pháp khắc phục phù hợp. Trong trường hợp bị đau đầu thường xuyên kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Lên đầu trang
Loading