Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách chữa hiệu quả

2023-10-23 15:38:53

Đau đầu về đêm là một vấn đề sức khỏe phổ biến gây ra sự khó chịu vì xảy ra trong thời gian ngủ và nghỉ ngơi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và cả sức khỏe toàn cơ thể. Đau đầu về đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và việc biết rõ chúng giúp người bệnh tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục triệt để tình trạng này.

I - Nhận diện tình trạng đau đầu về đêm

Đau đầu về đêm là cơn đau đầu gây ra rất nhiều khó chịu. Cơn đau đầu có thể bắt đầu sau khi bạn đã dùng bữa tối, trong những phút giây thư giãn trước giờ ngủ, hoặc vào nửa đêm khiến bạn thức giấc và không tài nào ngủ được.

Vị trí của cơn đau đầu có thể đa dạng, có thể là ở nửa đầu, trải rộng khắp vùng đầu, sau gáy, ở khu vực trán... Còn về tính chất của cơn đau, có thể là đau nhói, đau theo nhịp đập, đau cảm giác như bị bóp chặt… Và cơn đau đầu kéo dài bao lâu cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Ngoài ra, cơn đau đầu ban đêm còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, stress… 

Tình trạng đau đầu ban đêm nếu không được khắc phục có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe vào ngày hôm sau như gây mệt mỏi, uể oải, cáu gắt vô cớ, buồn ngủ, kém tập trung, thậm chí tiếp tục gây nhức đầu sau khi ngủ dậy

II - Những kiểu đau đầu về đêm & triệu chứng đi kèm

1. Chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu hay đau đầu vận mạch là chứng đau đầu rất phổ biến khi chiếm khoảng 30% tổng số trường hợp đau đầu, cơn đau thường kéo dài từ 4 đến 72 tiếng với mức độ từ trung bình đến nặng.

Triệu chứng của cơn đau nửa đầu thường bao gồm:

  • Đau đầu có tính chất đau mạch đập hoặc đau nhói.
  • Kèm cảm giác buồn nôn và ói mửa.
  • Nhạy cảm hơn với âm thanh, ánh sáng.
  • Người mệt mỏi, lo lắng.
  • Dễ bị thay đổi tâm trạng.
  • Bị rối loạn thị giác.

Chứng đau nửa đầu gây nhức đầu về đêm

Đau nửa đầu có thể xảy ra vào ban đêm

2. Đau đầu do căng thẳng

Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau đầu vào ban đêm với cơn đau có thể kéo dài từ 30 phút đến cả tuần.

Các triệu chứng đau đầu do căng thẳng bao gồm:

  • Đau đầu âm ỉ, không có một nhịp đập cụ thể.
  • Đau ở cả hai bên đầu.
  • Cảm giác như đầu đang bị áp lực, như bị kẹp ở cả hai bên.
  • Các cơn đau đầu thường tập trung ở vùng da đầu, thái dương, sau gáy và đôi khi có thể lan sang vùng vai.

3. Chứng đau đầu từng cụm

Chứng đau đầu cụm (đau đầu chuỗi) là một dạng đau đầu nguyên phát nghiêm trọng có thể xuất hiện vào ban đêm. Như tên gọi, chúng xảy ra theo "cụm," tức là có các giai đoạn thời gian khiến người bệnh phải trải qua nhiều cơn đau đầu trong một ngày, có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng rồi sau đó sẽ giảm dần.

Các triệu chứng của chứng đau đầu cụm bao gồm:

  • Đau đầu một bên (đôi khi cả hai bên) vô cùng mạnh.
  • Đau thường xuất hiện phía sau một mắt, sau đó lan tỏa lên trán và các phần khác của đầu.
  • Mắt bị sụp.
  • Khuôn mặt sưng to.
  • Bị đổ mồ hôi mặt.
  • Cảm giác bồn chồn, lo lắng.

Chứng đau đầu cụm gây đau đầu vào ban đêm

Đau đầu cụm gây đau đầu, nhức mắt về đêm

4. Mắc chứng đau đầu khi ngủ (đau đầu hypnic).

Đau đầu hypnic là một trong những trường hợp đau đầu hiếm gặp, chỉ xảy ra vào ban đêm với cơn đau đủ khiến người bệnh bị đánh thức giữa giấc ngủ. Cơn đau sẽ kéo dài khoảng từ 15 phút tới 4 tiếng, thường xuất hiện khoảng 10 lần/tháng. Đôi khi, người ta gọi chúng là "cơn đau đầu do đồng hồ báo thức".

Mặc dù chứng đau đầu hypnic có thể gây khó chịu, nhưng nó thường nhẹ hơn so với nhiều loại đau đầu khác. Đặc điểm quan trọng của nó là cơn đau sẽ khiến người bệnh bị thức giấc giữa đêm, xảy ra ít nhất 10 lần mỗi tháng trong ít nhất 3 tháng.

Các triệu chứng phổ biến của chứng đau đầu hypnic bao gồm:

  • Đau đầu chỉ xảy ra vào ban đêm.
  • Đau đầu nhẹ hoặc đau nhói ở một hoặc cả hai bên đầu.
  • Buồn nôn.
  • Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng.
  • Chảy nước mắt hoặc nước mũi.

III - Các yếu tố nguy cơ khiến bạn thường xuyên bị đau đầu về đêm

Ngoài các bệnh đau đầu, bạn cũng có thể gặp phải hiện tượng đau đầu vào ban đêm do các tác nhân thường gặp sau đây:

1. Thiếu máu não

Thiếu máu não (Thiểu năng tuần hoàn não) dẫn đến giảm cung cấp oxi và dưỡng chất đến các phần của não, gây ra cảm giác đau đầu, có thể kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như chóng mặt, mất ngủ… 

Ngoại trừ các trường hợp đau đầu đã được chẩn đoán chính xác căn nguyên thì thiếu máu não được khẳng định là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu.

2. Làm việc mệt mỏi, căng thẳng

Những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống và công việc cũng là một trong những tác nhân phổ biến gây ra chứng đau đầu về đêm. Đặc biệt là đối với những người phải làm việc nhiều với máy tính.

Cơn đau đầu do mệt mỏi, căng thường thường xuất hiện ở hai bên thái dương, có thể kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng.

Trong trường hợp này, để cải thiện tình trạng đau đầu, điều bạn cần làm là nghỉ ngơi và thư giãn, chú ý đến việc chăm sóc mắt và cơ thể trước khi đi ngủ, tránh sử dụng điện thoại di động hoặc nhìn quá gần vào màn hình tivi.

Làm việc quá sức, căng thẳng gây đau đầu ban đêm

Người làm việc quá sức có thể dẫn tới nhức đầu vào buổi tối hoặc đêm muộn

3. Tăng huyết áp

Thường thì huyết áp sẽ tăng cao vào buổi sáng hơn so với các thời điểm khác. Điều này có thể dẫn đến việc người bị huyết áp cao gặp phải tình trạng đau đầu vào lúc cuối đêm hoặc gần sáng.

Huyết áp cao làm tăng áp lực lên thành mạch máu gây ra sự giãn nở và tổn thương cho các thành mạch máu, gây đau đầu. Chính vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này, người huyết áp cao nên tránh thức dậy và đi ra ngoài đột ngột vào buổi sáng, đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường còn thấp.

4. Thay đổi giấc ngủ

Cơn đau đầu ban đêm có thể bắt đầu khi bạn chuyển giữa các giai đoạn giấc ngủ. Thay đổi đột ngột từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nông hoặc tỉnh giấc có thể gây ra sự căng thẳng cho não bộ, dẫn đến cơn đau đầu.

Ngoài ra, việc bị đánh thức bất ngờ bởi tiếng chuông điện thoại, đồng hồ, hoặc tiếng ồn lớn cũng có thể gây ra các cơn đau đầu. Cơn đau có thể xuất hiện và kết thúc nhanh chóng sau khi bạn thức dậy. 

5. Khối u não

Nếu bạn xuất hiện cơn đau đầu về đêm, rồi giảm dần đến sáng, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như rối loạn thị giác, giảm khả năng nghe, yếu chân tay… Và đặc biệt, cơn đau đầu sẽ trở nên ngày càng trầm trọng hơn, đau đến mức bạn không thể nằm yên, đau đến khó thở, dù uống thuốc cũng không có tác dụng, thì rất có thể, đây chính là dấu hiệu của khối u não.

Trong trường hợp này, bạn cần nhập viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

U não gây nhức đầu vào ban đêm

Dù không phổ biến nhưng u não có thể gây đau đầu về đêm

6. Thiếu nước

Việc duy trì sự cân bằng nước cơ thể là quan trọng để hệ thần kinh và mạch máu hoạt động đúng cách. Khi bạn không uống đủ nước hoặc bị mất nước, đây cũng có thể là một tác nhân gây ra cơn đau đầu về đêm.

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên đảm bảo duy trì việc uống đủ nước hàng ngày.

7. Do uống bia rượu, chất kích thích trước đó

Việc sử dụng bia, rượu hoặc các chất kích thích trước khi đi ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra đau đầu về đêm. Vì các loại này có thể gây ra giãn mạch máu, làm tăng áp lực máu, và gây căng thẳng cho hệ thần kinh, từ đó có thể gây ra đau đầu, mất ngủ.

IV - Hay bị đau đầu về đêm có nguy hiểm không?

Đa phần các trường hợp đau đầu về đêm thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xuất hiện cơn đau đầu khác với các cơn đau đầu bạn từng trải qua, hoặc đau đầu kèm theo các dấu hiệu sau, bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Khó nói hoặc khó nhìn.
  • Mất thăng bằng hoặc cảm giác lú lẫn.
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức.
  • Sốt cao.
  • Cổ cứng không bình thường.
  • Tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể.

V - Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau đầu về đêm?

1. Sử dụng thuốc Tây y

Các trường hợp đau đầu về đêm thường được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn và chống viêm không steroid.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng mà phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Sử dụng Đông y 

Đông y từ trước đến nay thường có cơ chế điều trị tác động tới sâu căn nguyên gây bệnh. Và với tình trạng đau đầu về đêm cũng vậy, vì thiếu máu não (Thiểu năng tuần hoàn não) là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần, vừa khắc phục hiệu quả tình trạng máu lên não kém, vừa làm giảm căng thẳng, lo âu. Nhờ đó, Đông y không chỉ giúp làm giảm hiệu quả chứng đau đầu về đêm mà còn hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát.

Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2:

  • Một sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho người bệnh đau đầu đến từ Dược phẩm Nhất Nhất.
  • Được nghiên cứu và bào chế theo phương thuốc trị đau đầu hiệu nghiệm nhất của y học cung đình Huế, đó chính là phương thuốc Ngự Y Mật Phương.

Là một trong những giải pháp đem đến hiệu quả thực sự vượt trội và khác biệt dành cho người bệnh đau đầu, đặc biệt là đau đầu mạn tính.

Viên trị đau đầu ngự y mật phương 5

Trị nhức đầu với viên Ngự y mật phương 5

3. Tắm hoặc chườm khăn nóng

Sử dụng nhiệt độ ấm là một biện pháp hiệu quả để giảm chứng đau đầu, đặc biệt là đau đầu do căng thẳng. 

Cụ thể, việc ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc chườm nước ấm lên vai trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn, dễ ngủ hơn cũng như giảm đau đầu hiệu quả.

4. Uống trà hoặc cà phê

Với người bệnh đã được chẩn đoán mắc phải đau đầu hypnic, uống trà hoặc cà phê có thể là một phương pháp giảm đau đầu hiệu quả. 

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý sau hạn chế lượng caffeine vào buổi tối để đảm bảo không gây mất ngủ. Nếu bạn không muốn dùng cà phê, hãy thử một số loại trà thảo dược có thể giúp thư giãn và ngủ ngon.

5. Dùng mẹo dân gian

  • Sử dụng tỏi: Tỏi có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giúp thư giãn và giảm đau đầu. Bạn có thể thực hiện cách này bằng cách bóc vỏ những tép tỏi và đặt nhẹ vào hai lỗ tai.
  • Sử dụng lá bưởi: Một phương pháp đơn giản là sử dụng lá bưởi và củ hành tím. Lá bưởi và hành tím sau khi được rửa sạch đem giã nhỏ chúng rồi đắp lên vùng thái dương, để trong khoảng 5 - 10 phút, và sau đó rửa lại bằng nước, thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đun sôi lá bưởi để xông hơi cũng giúp cải thiện triệu chứng đau đầu về đêm.
  • Sử dụng ngải cứu: Bạn có thể trị đau đầu bằng ngải cứu bằng cách sử dụng ngải cứu sấy khô hoặc sao khô và pha thành trà để thưởng thức. Ngoài ra, bạn có thể cho ngải cứu vào các món ăn hàng ngày như gà tần ngải cứu, trứng rán ngải cứu...

Cách trị đau đầu về đêm bằng mẹo dân gian

Bạn có thể dùng ngải cứu, tỏi hoặc lá bưởi để giảm đau nhức

VI - Nên làm gì để hạn chế bị đau đầu vào ban đêm?

Một vài lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn hạn chế bị đau đầu vào ban đêm bao gồm:

  • Đảm bảo một giấc ngủ chất lượng từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm.
  • Nên đi ngủ và thức giấc theo một giờ cố định hàng ngày.
  • Tránh dùng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi ngủ.
  • Để ngủ ngon hơn, trước khi đi ngủ, bạn có thể dành thời gian đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tập yoga, thiền… 
  • 1 giờ trước khi đi ngủ, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, tivi, laptop…
  • Tạo một không gian ngủ lý tưởng, không được quá sáng hay quá ồn.
  • Lựa chọn đệm và gối ngủ phù hợp.

Có thể thấy, đau đầu về đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ đó sẽ có những phương pháp khắc phục hiệu quả. Các phương pháp có thể bao gồm sử dụng Tây y, Đông y, các mẹo dân gian, thay đổi lối sống và thói quen, tập thư giãn và kiểm soát yếu tố nguy cơ… Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nếu tình trạng đau đầu về đêm kéo dài hay xuất hiện thêm những dấu hiệu bất thường khác.

Lên đầu trang
Loading