Đau đầu vùng trán là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách điều trị ra sao?

2023-07-20 10:15:08

Đau đầu vùng trước trán là một trong những tình trạng phổ biến nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như khối u, viêm màng não, thậm chí là ung thư xoang trán. Nhận biết chính xác các triệu chứng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và tránh trường hợp nguy hiểm. Vậy cách trị và phòng ngừa tình trạng đau đầu vùng trán như thế nào để hiệu quả?

I - Đau đầu vùng trán là do những nguyên nhân nào?

Đau đầu vùng trán (phía trước trán, giữa khu vực trán) phần lớn thường do các tác nhân từ bên ngoài như căng thẳng, mỏi mắt hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý đau đầu, thiếu máu, tiền đình,…

1. Thiếu máu lên não

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu chính là do thiếu máu lên não, và tình trạng này cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhức đầu ở phía trước trán. Bởi nếu đau đầu không xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể (như bị chấn thương, viêm não, bị viêm xoang…) thì đa phần sẽ là do tình trạng máu lên não kém. Vì khi đó, não bộ sẽ không được oxy và dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào, chức năng não bộ bị suy giảm sinh ra đau đầu, nhất là đau đầu vùng kèm, có thể kèm theo các triệu chứng khác như mất ngủ, chóng mặt, suy giảm trí nhớ…

2. Viêm xoang trán

Đau đầu vùng trán kèm theo chảy nước mũi là 2 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm xoang trán. Tùy theo từng mức độ của bệnh mà sẽ có nhiều dấu hiệu khác nhau.

  • Mức độ nhẹ: Đau đầu giữa vùng trán nhưng không thường xuyên, chỉ bị đau nhẹ mỗi khi thay đổi thời tiết, hay bị chảy nước mũi, nước mũi dính, nhầy, đặc.
  • Mức độ trung bình: Đau đầu ở vùng trán với tần suất nhiều hơn, đau dọc theo hai bên lông mày rồi lan ra vùng thái dương (có thể lan ra một hoặc cả hai bên). Dịch mũi có lẫn mủ vàng nâu hoặc xanh.
  • Mức độ nặng: Đau nặng vùng hốc mắt trên, khi ấn nhẹ lại càng thấy đau. Dịch mủ nhiều, dính và nhầy làm nghẽn đường dẫn từ xoang xuống mũi làm nghẹt mũi nên không còn hoặc ít chảy nước mũi.

Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan không điều trị, để tình trạng bệnh kéo dài rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng như bị nhiễm trùng lan tỏa, rồi đến viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, nguy hiểm nhất là có thể gây áp xe hậu nhãn cầu.

2. Nhức mỏi mắt

Tình trạng căng mắt, nhức mỏi mắt thường xảy ra khi mắt phải “làm việc” quá sức, phải nhìn phải màn hình laptop, điện thoại trong một khoảng thời gian dài hoặc nhìn vào đèn sáng. Chính tình trạng nhức mỏi, căng mắt này là yếu tố làm kích hoạt cơn đau đầu vùng trán.

Nhức mỏi mắt có thể gây đau đầu phía trước trán

Nhức mỏi mắt kéo theo triệu chứng đau đầu khu vực trán

4. Bị đau đầu do căng thẳng

Chứng đau đầu do căng thẳng cũng có một số biểu hiện bằng cơn đau ở vùng trán và xung quanh đầu. Phần lớn bệnh lý này xuất hiện là do tình trạng căng thẳng thần kinh, kích thích quá mức, nằm sai tư thế. Bệnh có những dấu hiệu cụ thể như:

  • Đau nặng đầu, cảm giác đầu như bị chèn ép hoặc bị thắt chặt.
  • Nhức âm ỉ ở vùng trán và sau gáy, cơn đau có thể lan xuống phần vai gáy.
  • Tâm lý càng bị kích thích, cơn đau càng tăng.
  • Có thể kèm theo các biểu hiện khác như bị trầm cảm, rối loạn lo âu, không thể tập trung, suy giảm trí nhớ…
Đau đầu vùng trán do căng thẳng

Chứng đau đầu do căng thẳng vô cùng phổ biến hiện nay

5. Chứng đau nửa đầu

Đôi khi bệnh đau nửa đầu (đau đầu migraine) cũng gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu, đau nửa đầu ở trước trán, còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, suy giảm thị giác…

6. Chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý phổ biến. Khi hệ thống tiền đình bị suy giảm chức năng sẽ dẫn tới những triệu chứng như đau đầu tại vùng trán, có cảm giác vùng mạch hai bên thái dương đập mạnh hơn bình thường, chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, buồn nôn, nôn…

Đau đầu vùng trán do rối loạn tiền đình

Cảnh giác với chứng rối loạn tiền đình gây đau đầu

7. Chứng đau đầu chuỗi

Chứng đau đầu chuỗi (nhức đầu chùm) là tình trạng đau đầu dữ dội hiếm gặp, cảm giác như đầu bị xuyên thấu. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên đầu, quanh hốc mắt, vùng thái dương hoặc vùng trán. Đau đầu chùm có thể đi kèm với các triệu chứng như chảy nước mũi, cay mắt, đỏ mắt, sưng mặt…

II - Đau đầu vùng trước trán là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm gì?

Dù không phổ biến và chỉ chiếm một phần trăm nhỏ, đau đầu vùng trước trán cũng rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm như u màng não, u tuyến yên, ung thư xoang trán... Do đó nếu triệu chứng kéo dài, cơn đau ngày càng dữ dội thì bạn nên tới bệnh viện kiểm tra ngay.

1. Có khối u trong não

- U màng não

Đây là một bệnh lý nguy hiểm với những dấu hiệu như đau đầu phần trán liên tục, mắt nhìn mờ, người mệt mỏi, chán ăn… Bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu không rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy tuyến yên…

Chính vì vậy, khi gặp phải những dấu hiệu bất thường như bị đau đầu vùng trán liên tục, thường xuyên, suy giảm thị lực… cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

- U tuyến yên

Nếu bạn bị đau đầu, đặc biệt là ở khu vực trước trán kèm các dấu hiệu kèm theo như hoa mắt, buồn nôn, nôn vọt, mắt nhìn mờ, thậm chí rối loạn ý thức, hôn mê… thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh u tuyến yên.

Đây là một bệnh lý khi tuyến yên (bộ phận có chức năng điều hòa nội tiết tố) xuất hiện khối u, gây chèn ép cấu trúc xung quanh.

Đau đầu do có khối u trước trán

Khối u trước trán

2. Ung thư xoang trán

Tình trạng đau đầu xoang trán kéo dài tới vài tháng còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khá nguy hiểm và hiếm gặp, đó là ung thư xoang trán, thuộc nhóm ung thư xoang mặt.

3. Viêm màng não

Viêm màng não có thể gây ra đau đầu vùng trán. Đây là tình trạng nhiễm trùng nặng, xảy ra trong túi chất lỏng quanh não và tủy sống. Bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.

III - Cách trị đau đầu vùng trán tại nhà hiệu quả nhanh chóng

  • Tạm thời nghỉ ngơi và thư giãn: Người bệnh cần ngừng công việc bạn đang làm, nhắm mắt, và hít thở đều. Thực hiện đều đặn trong khoảng 15 phút sẽ giúp cơ thể nạp lại năng lượng, điều hòa oxy, giúp bạn làm giảm triệu chứng nhức đầu vùng trán.
  • Nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh, ít ánh sáng chói: Bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh, ít ánh sáng để tạm thời nằm nghỉ, việc nghỉ ngơi và hạn chế các tác nhân kích thích sẽ giúp cơn đau đầu trước trán của bạn không nặng thêm.
  • Mát xa cổ: Nếu triệu chứng đau đầu của bạn gây ra bởi chứng đau đầu do căng thẳng thì có thể massage nhẹ nhàng ở vùng cổ có thể giúp giảm căng cơ và cải thiện tuần hoàn máu, qua đó giúp giảm đau đầu.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm khăn: Tắm nước ấm nóng hoặc chườm khăn đều là những phương pháp giúp thư giãn cơ, mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn qua đó giảm nhức đầu đầu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Trường hợp không thể nghỉ ngơi hoặc cơn đau khiến bạn không thể chịu được thì có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc paracetamol. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về liều lượng.
  • Uống trà: Trà gừng hoặc trà hoa cúc sẽ giúp đầu óc thư giãn, đồng thời làm giảm viêm các mạch máu, qua đó có thể khiến cảm giác đau đầu giảm bớt đi.
  • Thoa tinh dầu: Bên cạnh các phương pháp trên thì người bệnh cũng có thể thử thoa tinh dầu vào vùng trán, thái dương, sau gáy hoặc thoa trực tiếp vào mũi để thư giãn. Cách này cũng rất hiệu quả nếu nguyên nhân đau đầu là do chứng viêm xoang.
  • Rửa mũi với nước muối ấm: Nếu đã xác định được viêm xoang là tác nhân gây đau đầu giữa trán thì bạn có thể giảm kích ứng xoang bằng cách rửa sạch mũi bằng nước muối ấm, có thể giúp làm dịu cảm giác khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp cách trị đau đầu tại nhà hiệu quả nhất

Cách trị đau đầu vùng trán tại nhà

Sử dụng nước muối xông mũi để làm sạch khoang xoang

IV - Nên làm gì để phòng tránh tình trạng đau đầu vùng trán?

Để hạn chế và phòng ngừa bị đau đầu vùng trước trán, người bệnh cần:

  • Ngủ đủ giấc: Người trưởng thành cần đảm bảo thời gian ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm và nên xây dựng một thời gian đi ngủ cũng như thức dậy cố định trong ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên: Dành khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày cho việc rèn luyện thể dục thể thao.
  • Xem lại tư thế khi làm việc: Nên ngồi thẳng lưng cũng như tránh việc ngồi làm việc nhìn vào màn hình trong thời gian quá dài.
  • Uống đủ nước: Khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh uống quá nhiều cà phê: Theo lời khuyên từ chuyên gia, mỗi ngày một người không nên tiêu thụ quá 300mg caffeine, tức là mỗi ngày không nên uống quá ba cốc cà phê. Bởi việc lạm dụng caffeine có thể gây ra một vài tác dụng phụ trong đó có tình trạng đau đầu sau khi uống cà phê.
  • Cân nhắc việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên: Việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ dừng lại ở việc giúp giảm triệu chứng đau. Tình trạng đau đầu vùng trán vẫn sẽ tái phát liên tục, thậm chí với tần suất dày đặc và cơn đau cũng trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài.
Phải làm sao để phòng tránh đau đầu vùng trước trán

Thực hiện lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống điều độ

V - Trị chứng đau đầu vùng trán do thiếu máu não với Ngự y mật phương

Để khắc phục triệt để tình trạng đau đầu vùng trán, để bệnh hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, người bệnh cần có một phương pháp điều trị tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh.

Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, một sản phẩm chuyên biệt cho tình trạng đau đầu, trong đó có đau đầu vùng trán của Dược phẩm Nhất Nhất.

Vì thiếu máu lên não là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu vùng trán, sản phẩm nhờ cơ chế tác động tới đúng căn nguyên, giúp bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần, vừa bổ sung thêm dưỡng chất cho máu, vừa tăng cường lưu thông mạnh mẽ máu lên não, chức năng não bộ dần được hồi phục, đồng thời lo âu, căng thẳng cũng phần nào được giải tỏa. Chứng đau đầu vùng trán cũng được khắc phục triệt để và hạn chế được nguy cơ tái phát.

Cũng nhờ tác động được tới đúng căn nguyên, được bào chế dựa theo bài thuốc trị đau đầu hiệu nghiệm nhất, “quốc bảo” y học cung đình Ngự Y Mật Phương, sản xuất trên dây chuyền hiện đại chuẩn GMP - WHO của Nhất Nhất, viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 đem đến một hiệu quả thực sự vượt trội và khác biệt, giúp giảm hẳn hoặc hết đau đầu (trong đó có đau đầu vùng trán) sau 7 - 10 ngày. Nhiều trường hợp đau đầu kinh niên, phụ thuộc hẳn vào giảm đau, cho dùng liều cao tăng cường đã không còn phải uống giảm đau nữa. Hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh tái phát sau một đợt sử dụng chỉ khoảng 2 - 3 tháng.

Viên trị đau đầu ngự y mật phương

Viên Ngự y mật phương 5

Có thể thấy, đau đầu vùng trán là triệu chứng phổ biến và có thể được khắc phục ngay tại nhà. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường, người bệnh không được chủ quan và cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lên đầu trang
Loading