Bệnh trĩ ở phụ nữ: 7 Dấu hiệu nhận biết & Cách điều trị

2023-11-11 09:50:24

Ai cũng có thể mắc bệnh trĩ nếu gặp phải các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Trong đó có thể thấy chị em phụ nữ thường dễ bị trĩ hơn so với nam giới do các vấn đề sinh sản, mang thai. Vậy nên nếu nhận biết các triệu chứng bệnh trĩ kịp thời sẽ giúp việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn, tránh các vấn đề nguy hiểm.

I - Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ

Khi bị trĩ (có thể là trĩ nội hoặc trĩ ngoại), phụ nữ có nhiều biểu hiện rất đặc trưng như sau:

1. Ngứa ngáy khu vực hậu môn

Bệnh trĩ làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc hậu môn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển tại khu vực này. Từ đó gây ra tình trạng ngứa vùng hậu môn.

Hậu môn ngứa ngáy

2. Cảm giác đau và rát hậu môn

Chị em phụ nữ mắc bệnh trĩ thường cảm thấy đau rát vùng hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc trong lúc vận động (mang vác vật nặng), thay đổi tư thế (đứng lên ngồi xuống).

Cơn đau có thể xuất hiện triền miên liên tục hoặc đau từng lúc trong một vài giờ.

3. Chảy máu khi đi đại tiện

Chảy máu khi đại tiện là dấu hiệu điển hình ở những người phụ nữ mắc bệnh trĩ, hiện tượng thường gặp ở giai đoạn đầu của trĩ nội.

Chảy máu khi đại tiện là do lớp niêm mạc hậu môn bị sưng viêm, phù nề. Khi đi đại tiện, phân sẽ tạo ma sát với lớp niêm mạc và gây chảy máu. Máu có thể lẫn vào phân hoặc chảy máu thành tia. Triệu chứng này làm cho người bệnh rất lo lắng khi đi ngoài ra máu.

Đại tiện ra máu

4. Người mệt mỏi

Hầu hết, phụ nữ bị trĩ đều cảm thấy rất mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng để làm việc hoặc học tập. Lý do là bởi, bệnh trĩ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa hay đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Từ đó làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng. Lúc này nhìn chị em sẽ gầy gò, xanh xao hơn khi chưa bị trĩ.

5. Cảm giác cộm, xuất hiện cục thịt thừa ở hậu môn

Khi mắc bệnh trĩ, phụ nữ có thể nhận biết qua cảm giác nặng và sưng ở vùng hậu môn. Sự sưng tăng có thể là do sự phình ra của búi trĩ nội hoặc do việc chất nhầy tăng tiết, tạo ra môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự sưng to.

Ngoài ra, với trường hợp phụ nữ bị mắc trĩ ngoại còn cảm nhận được cảm giác cộm, vướng víu hoặc khó chịu ở khu vực này, đặc biệt khi ngồi lâu hoặc khi thực hiện các hoạt động vận động. Người bệnh cũng có thể nhậ biết bằng việc sờ, quan sát vì lúc này hậu môn sẽ xuất hiện cục thịt thừa nhỏ.

6. Sa búi trĩ

Trong một số trường hợp, búi trĩ không tự co lên được hoặc không tự thu nhỏ lại được thì có thể sa ra bên ngoài. Ở phụ nữ, búi trĩ sa ra ngoài thường gặp ở vị trí tiếp nối giữa tầng sinh môn và hậu môn. Các búi trĩ này có thể cọ sát vào quần, làm cho chị em cảm thấy rất đau.

Xem thêm: Hướng dẫn cách nhét búi trĩ vào trong an toàn

Sa búi trĩ ở phụ nữ

7. Chảy dịch ở hậu môn

Bệnh trĩ thường đi kèm với việc tiết nhiều dịch nhầy ở hậu môn. Dịch này không chỉ gây ra tình trạng ngứa hậu môn khi bị trĩ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Chảy dịch cũng là một dấu hiệu rõ ràng của sự viêm nhiễm búi trĩ hoặc niêm mạc hậu môn đang gặp vấn đề.

II - Những nguyên nhân khiến phụ nữ bị bệnh trĩ

Xác định rõ nguyên nhân gây ra trĩ ở nữ giới, thì mới đưa ra được phương pháp điều trị đúng đắn. Dưới đây là những thủ phạm khiến phụ nữ bị trĩ đó là:

1. Thói quen xấu trong sinh hoạt

Nếu đang mắc phải những thói quen xấu dưới đây, bệnh trĩ sẽ còn “ghé thăm” bạn bất cứ lúc nào:

  • Ít hoạt động thể chất, hay lười vận động.
  • Rặn quá mạnh khi đi ngoài.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Ngồi đi vệ sinh quá lâu (trên 30 phút).

Các thói quen kể trên đều làm tăng áp lực tĩnh mạch vùng hậu môn, nếu kéo dài lâu ngày sẽ hình thành nên bệnh trĩ.

2. Ăn uống kém khoa học

Bệnh trĩ có mối liên hệ mật thiết với những loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng mà chúng ta đưa vào cơ thể.

Nếu bạn đang ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu) hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất kích thích (bia rượu, cà phê) thì nguy cơ mắc bệnh trĩ thường rất cao. Hoặc tiêu thụ quá ít rau xanh, trái cây hay loại thực phẩm giàu chất xơ cũng gây ra bệnh trĩ.

Lý do là những thói quen ăn uống khiến cho hệ tiêu hóa làm việc quá tải, hoặc làm giảm nhu động ruột gây ra táo bón. Lâu dần, người bị táo bón phải rặn mạnh khi đi ngoài, tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch vùng hậu môn và gây ra bệnh trĩ.

Xem thêm: Ăn cay có bị trĩ không?

Phụ nữ bị trĩ do thói quen ăn uống xấu

3. Do tính chất công việc

Một số công việc ít phải vận động, hay ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Lý do là bởi những tư thế này đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm giảm tuần hoàn máu ở tĩnh mạch hậu môn, từ đó làm giảm nhu động trực tràng và gây ra búi trĩ.

Tìm hiểu thêm: Tại sao ngồi nhiều lại bị trĩ? Nên ngồi tư thế nào để tránh bị trĩ?

4. Mắc bệnh táo bón

Táo bón cũng là nguyên nhân phổ biến ở những phụ nữ bị trĩ, khi bị táo bón chị em có thể phải rặn mạnh khi đi vệ sinh. Điều này làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn, khiến cho tĩnh mạch bị giãn ra và làm tăng nguy cơ tạo thành các búi trĩ.

5. Áp lực từ tử cung khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ cao bị bệnh trĩ, lý do là bởi khi thai nhi phát triển sẽ chèn ép lên vùng khung xương chậu và làm giãn tĩnh mạch hậu môn. Không chỉ có vậy, trĩ khi mang thai còn do tăng nồng độ hormone progesterone. Hiện tượng này khiến cho co bóp của đường ruột để tống đẩy chất thải ra ngoài bị yếu dần đi.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang mang thai còn hay bổ sung các sản phẩm giàu sắt, canxi, axit folic… và điều này dẫn đến táo bón trong thai kỳ.

Trĩ ở phụ nữ do áp lực từ thai nhi khi mang thai

6. Rặn nhiều khi sinh con

Thêm một nguyên nhân khác gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ đó là do quá trình sinh nở phải rặn quá nhiều. Hiện tượng này làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng xương chậu và hậu môn. Nếu rặn quá mức có thể làm cho chị em bị táo bón và mắc bệnh trĩ sau sinh.

Không chỉ có vậy, nếu rặn đẻ không đúng cách còn gây tụ máu ở vùng hậu môn, gây cản trở đến quá trình đại tiện ở phụ nữ sau sinh.

III - Bệnh trĩ ở phụ nữ có gây nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm

Nếu người bệnh có búi trĩ sa ra ngoài thì có thể làm cho vi khuẩn tấn công, phát triển ở vùng hậu môn và gây nên tình trạng viêm niêm mạc hậu môn. Viêm niêm mạc hậu môn cần được xử lý đúng cách, tránh nguy cơ bị hoại tử hậu môn và ảnh hưởng đến việc đại tiện.

Ngoài ra, vi khuẩn từ hậu môn có thể di chuyển và xâm nhập vào âm đạo và hình thành bệnh viêm nhiễm phụ khoa, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản ở người phụ nữ.

Bạn nên biết: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

2. Gây thiếu máu

Nhiều chị em bị bệnh trĩ có thể chảy máu rất nhiều khi đại tiện, nếu tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài có thể gây ra thiếu máu mạn tính. Cơ thể người phụ nữ thiếu máu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như: sức khỏe suy kiệt, giảm trí nhớ, thiếu máu não hoặc đột quỵ…

Mất máu do biến chứng trĩ ở phụ nữ

3. Giảm ham muốn

Chuyện “chăn gối” của chị em mắc bệnh trĩ cũng bị suy giảm, đặc biệt là nhiều phụ nữ cảm thấy không còn hứng thú với người bạn đời của mình khi thường xuyên bị cơn đau rát vùng hậu môn do bệnh trĩ. Giảm ham muốn lâu ngày có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và làm tình cảm vợ chồng đi xuống.

Một số chị em bị búi trĩ sa ra ngoài còn cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi “gần gũi” chồng, hoặc việc quan hệ tình dục cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương ở hậu môn.

Đọc thêm: Bệnh trĩ có cần kiêng quan hệ không?

4. Đau đớn gây mệt mỏi, kém tập trung

Phụ nữ mắc bệnh trĩ thường cảm thấy rất mệt mỏi, cảm giác này có thể do việc đại tiện khó khăn hoặc do búi trĩ sa ra ngoài.

Ngoài ra, người bị trĩ thường thấy rất đau khi đi đại tiện, cơn đau có thể kéo dài và làm người bệnh khó tập trung vào công việc cũng như sinh hoạt. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khi mắc bệnh trĩ, hệ tiêu hóa của người bệnh cũng bị ảnh hưởng khiến cho hấp thu dinh dưỡng giảm sút, từ đó làm cho cơ thể cũng thiếu hụt dinh dưỡng và gây ra mệt mỏi.

5. Gây biến chứng

Bệnh trĩ ở phụ nữ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nữa như: ung thư trực tràng. Ung thư trực tràng là bệnh lý xuất hiện những khối u ác tính ở vùng trực tràng hậu môn, bệnh có thể di căn sang nhiều tế bào hoặc các cơ quan khác.

Ung thư trực tràng làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Trĩ ở phụ nữ gây biến chứng nguy hiểm

IV - Những cách điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ hiệu quả nhất

1. Dùng thuốc trị bệnh trĩ

1.1. Sử dụng Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, nhưng Đông Y đánh giá sự suy giảm cơ địa vùng hậu môn hoặc toàn bộ cơ thể mới là “thủ phạm chính” gây nên căn bệnh này.

Nhưng hầu hết các biện pháp chữa trị hiện nay đều chỉ có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, nhưng không giải quyết được nguyên nhân từ cơ địa suy yếu.

Chỉ có Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương đến từ thương hiệu Dược phẩm Nhất Nhất mới là sản phẩm duy nhất có thể khắc phục cơ địa của người bệnh, cải thiện triệu chứng cho người bị trĩ.

Sản phẩm mang lại hiệu quả vượt trội, kể cả với các trường hợp phụ nữ mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng, đã thử nhiều cách nhưng không chữa được.

Sản phẩm đem tới tác dụng nhanh chóng, cải thiện bệnh trĩ theo từng ngày:

  • Với trường hợp trĩ nội chảy máu, sau 3-5 ngày giảm ngay tình trạng chảy máu.
  • Trường hợp trĩ độ 1, độ 2, độ 3 lòi búi trĩ ra ngoài một đoạn khoảng 1-1.5 cm thì uống khoảng 2-3 tuần là búi trĩ co hết.
  • Dùng liên tục trong 3 tháng, giảm tái phát đến vài năm.

Toàn bộ các dược liệu có trong Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, đạt mọi tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.

Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương ứng dụng từ bài thuốc đặc biệt trong Ngự Y Mật Phương, đây là “Quốc bảo” dành cho Vua Chúa thời xưa. Chị em phụ nữ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm.

Ngự y mật phương 15 - chữa bệnh trĩ

Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương 15

1.2. Sử dụng các loại thuốc không kê đơn

Có một số loại thuốc không kê đơn có thể làm giảm bớt triệu chứng bệnh trĩ ở nữ giới, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu kỹ để lựa chọn sử dụng đó là:

  • Thuốc giảm đau: acetaminophen, ibuprofen và aspirin… giúp làm giảm đau rát vùng hậu môn ở người bệnh trĩ. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau vì chúng có thể gây hại cho đường tiêu hóa, chỉ nên dùng chúng khi cơn đau quá mức.
  • Thuốc kháng viêm: ví dụ như hydrocortison lidocain được dùng trong các trường hợp viêm niêm mạc hậu môn.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp bệnh nhân có nhiễm khuẩn vùng hậu môn. Ví dụ về một số loại thuốc kháng sinh là: carbapenem, penicillin, cephalosporin…
  • Thuốc bôi: Loại thuốc này dùng để làm giảm triệu chứng giảm đau, chống viêm, giảm tắc mạch trĩ. Gợi ý cho bạn về một số loại thuốc bôi trĩ hay được sử dụng là: Titanoreine, kem bôi chữ A của Nhật Bản.

Thuốc chữa bệnh trĩ ở phụ nữ

2. Điều trị trĩ cho phụ nữ bằng thủ thuật

Nếu các triệu chứng bệnh trĩ ở nữ giới không thuyên giảm sau một thời gian sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng các thủ thuật dành cho người bệnh để thu nhỏ búi trĩ. Cụ thể như sau:

- Thắt vòng cao su:

Thủ thuật này có thể được thực hiện với búi trĩ sa ngoài hoặc trĩ nội có thể sờ thấy búi trĩ. Bác sĩ sẽ dùng vòng cao su để thắt lại búi trĩ, khi đó sẽ cản trở dòng máu đến búi trĩ. Khi đó, búi trĩ sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng, chúng sẽ teo nhỏ dần, hoại tử và rụng.

- Đông máu hồng ngoại:

Là phương pháp sử dụng tia hồng ngoại chiếu thẳng vào mô trĩ, để tiêu diệt các mô trĩ. Sau một thời gian dùng tia hồng ngoại, niêm mạc trĩ sẽ có sẹo và bị sa ra ngoài.

Thủ thuật này thường được áp dụng cho trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2. Phương pháp này thường rất an toàn, tuy nhiên có thể gây đau và chảy máu chút ít.

- Tiêm xơ:

Tiêm xơ thường được áp dụng trong trường hợp trĩ nội độ 1 và độ 2. Khi đó bác sĩ sẽ tiêm dung dịch phenol được hòa tan trong dầu thực vật vào vùng niêm mạc của búi trĩ nội. Dung dịch này có thể làm xơ cứng và tiêu hủy mô trĩ.

Phương pháp này có ưu điểm là thời gian phục hồi của người bệnh nhanh, chi phí không cao.

Tiêm xơ búi trĩ

3. Phẫu thuật cắt búi trĩ

Phẫu thuật cắt búi trĩ được tiến hành trong các trường hợp búi trĩ có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến đại tiện và việc vệ sinh hậu môn, hoặc người bệnh đã được điều trị bằng các biện pháp khác nhưng không có hiệu quả.

Dựa vào tình hình sức khỏe và mức độ bệnh trĩ của từng người, có thể lựa chọn một số hình thức phẫu thuật cắt búi trĩ đó là:

  • Phương pháp Longo: Có thể áp dụng cho mọi đối tượng, thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng, tiết kiệm tiền bạc cho người bệnh.
  • Phương pháp Ferguson: Được chỉ định trong các trường hợp bệnh trĩ nặng. Biện pháp này có thể xử lý búi trĩ triệt để, ít gây đau đớn cho người bệnh.
  • Phương pháp Milligan Morgan: Có thể áp dụng cho người bệnh trĩ giai đoạn 2 với biến chứng chảy máu nhiều, hoặc người bị trĩ giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4.
  • Phương pháp Whitehead: Được áp dụng cho người bị trĩ vòng độ 4, trĩ vòng tắc mạch, trĩ có sa niêm mạc trực tràng. Người bệnh sau mổ có thể gặp phải biến chứng: hẹp hậu môn, không kiểm soát được đại tiện…

Các phương pháp phẫu thuật trĩ ở phụ nữ

V - Phụ nữ nên làm gì để phòng tránh bệnh trĩ?

Để phòng ngừa bệnh trĩ, điều quan trọng là cần ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng táo bón. Điều này giúp chị em đi đại tiện dễ dàng hơn mà không bị táo bón.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ bây giờ chị em phụ nữ hãy áp dụng một số biện pháp để hạn chế mắc bệnh trĩ và táo bón như:

  • Uống nhiều nước: Cần bổ sung ít nhất khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày để tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân và tăng quá trình trao đổi chất. Điều này sẽ giúp chị em đi vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ: Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày. Loại thực phẩm này giúp nhu động đường ruột hoạt động trơn tru và đẩy lùi chứng táo bón.
  • Hạn chế giữ một tư thế quá lâu, chẳng hạn như ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu. Cứ khoảng 30 phút đến 1 giờ, chị em nên thay đổi tư thế một lần để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Nhờ đó làm giảm nguy cơ bị trĩ.
  • Vận động mỗi ngày: Hàng ngày, các chị em cần vận động ít nhất là 30 phút để tăng cường tuần hoàn máu vùng hậu môn và tăng quá trình bài tiết chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Từ đó mà hạn chế nguy cơ bị táo bón.
  • Không rặn quá mạnh khi đi đại tiện: Nhiều người phụ nữ khó đi ngoài thường dùng hết sức mình để rặn, thế nhưng điều này có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ. Do vậy, không nên rặn quá mạnh để làm ảnh hưởng xấu tới tĩnh mạch hậu môn.
  • Đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn đại tiện: Chị em có thể rèn luyện thói quen đi ngoài trong một khung giờ cố định để phòng ngừa táo bón. Và đặc biệt chú ý là không nhịn đại tiện để tránh phân bị cứng hơn, dễ bị táo và trĩ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ

Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa. Tuy bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng chị em phụ nữ cũng không được chủ quan mà cần phòng ngừa hoặc điều trị từ sớm để tránh biến chứng.

Lên đầu trang
Loading