Đau khớp háng khi ngủ dậy do nguyên nhân gì? Điều trị ra sao?

2023-07-14 08:52:56

Đau khớp háng khi ngủ dậy liệu có phải chỉ do ngủ sai tư thế? Tình trạng này nếu xảy ra liên tục có thể là báo hiệu của các chứng bệnh về khớp. Do đó, bạn đừng vội chủ quan, cùng chúng tìm hiểu lý do và cách xử lý đau khớp háng khi thức dậy nhé!

I - Nguyên nhân gây đau khớp háng khi ngủ dậy

Lý do gây đau khớp háng khi ngủ dậy chủ yếu là do bạn ngủ sai tư thế. Tình trạng này thường gặp ở những người có thói quen nằm nghiêng, khiến cho máu không thể lưu thông ổn định đến khớp háng và làm cho vị trí này chịu nhiều áp lực.

Chính điều này đã hình thành cơn đau khớp háng vào ngày hôm sau. Tuy nhiên tình triệu chứng đau tại khu vực háng thường biến mất chỉ sau 1-2 ngày. Bên cạnh đó yếu tố tuổi tác, sự lão hóa cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự đau nhức. Ngoài những lý do này, bệnh nhân bị đau khớp háng khi thức giấc cũng có thể là do:

1. Khớp háng bị chấn thương

Khi khớp háng gặp phải những chấn thương như nứt xương, căng cơ… do vận động quá mạnh, té ngã hoặc tai nạn mà không được xử lý đúng cách có thể gây nên tình trạng đau mỏi ở các vùng khớp háng sau khi thức giấc.

NÊN XEM: Nguyên nhân gây đau cơ háng khi đá bóng

2. Chứng viêm khớp

Viêm khớp là lý do phổ biến khiến nhiều người bị đau khớp háng sau khi vừa thức giấc. Theo các chuyên gia thì cả viêm khớp nhiễm trùng và chứng bệnh viêm khớp dạng thấp đều có thể gây đau khớp háng.

Những bệnh này xuất hiện khi sụn khớp bị bào mòn dần theo thời gian, làm cho các khớp xương cọ xát với nhau nhiều hơn, gây đau hoặc cứng khớp. Khi bệnh phát triển thành mãn tính, tình trạng tổn thương khớp sẽ ngày càng nghiêm trọng, khiến bệnh nhân đau đớn và đi lại khó khăn.

ĐỌC NGAY: Bị đau khớp háng bên phải

viêm khớp háng gây đau khi ngủ dậy

3. Hội chứng thần kinh tọa

Hội chứng đau thần kinh tọa có thể gây ra những cơn đau ngứa từ lưng kéo xuống đến mông, thậm chí cơn đau còn có thể xuất hiện ở chân, bàn chân người bệnh. Vào ban đêm, bệnh nhân có thể sẽ cảm nhận được sự bỏng rát tại chân và bàn chân khiến họ rất dễ bị thức giấc. Hoặc người bệnh sẽ thấy bị đau nhức tại vùng khớp háng khi thức giấc vào hôm sau.

4. Mang thai

Khi phụ nữ mang thai có thể gây ra những áp lực cho hông, cột sống. Điều này khiến nhiều mẹ bầu hay bị đau lưng, hông hoặc là khớp háng. Cơn đau này thường dữ dội hơn sau khi mẹ bầu ngủ dậy, đặc biệt là trong các tháng cuối thai kỳ.

II - Đau khớp háng khi ngủ dậy điều trị thế nào?

Để kiểm soát cơn đau khớp háng khi ngủ dậy, người bệnh có thể áp dụng những cách giảm đau nhanh chóng, kết hợp với điều trị giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

1. Chườm nóng, lạnh

Chườm lạnh hoặc chườm nóng là những cách giúp giảm đau tức thời. Bạn có thể chườm khăn ủ đá hoặc khăn nóng lên khu vực bị sưng viêm, giúp giảm cảm giác khó chịu khi những cơn đau bộc phát.

chườm nóng lạnh giảm đau khớp háng khi ngủ dậy

2. Luyện các bài tập hỗ trợ

Những bài tập như dưỡng sinh, yoga… có thể giúp tăng khả năng tuần hoàn máu đến với các vùng khớp đang chịu tổn thương, nhờ vậy mà cơn đau khớp háng khi ngủ dậy cũng sẽ giảm dần. Bạn có thể tham khảo bài tập tăng cường chức năng khớp háng sau:

  • Nằm ngửa người trên sàn và giữ cho chân, tay duỗi thẳng.
  • Nâng 1 chân lên, ép sát chân đó vào ngực (2 tay ôm lấy phần chân giơ cao) và giữ tư thế trong thời gian 20 giây.
  • Ở bước cuối, bạn chỉ cần thả lỏng người và quay lại trạng thái cơ thể lúc đầu.

3. Sử dụng các mẹo điều trị khớp dân gian

Trong y học cổ truyền, ông cha ta đã sử dụng một số loại thảo dược có khả năng giảm đau khớp háng hiệu quả lại vô cùng lành tính, điển hình như:

  • Sử dụng gừng: Gừng sau khi được băm nhuyễn thì bạn cho 2 thì vào trong 1 cốc nước sôi, thêm một chút mật ong. Sau đó bạn để nguội và uống thay trà mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gừng tươi rang cùng muối hột và đem đi chườm lên vùng bị đau khớp háng. Điều này tương đối hiệu quả với ai đang bị đau khớp háng do chấn thương.
  • Dùng cây ngải cứu: Lấy khoảng 15-30 lá ngải cứu tươi đem đun với 3 bát nước lọc. Sau khi đun sôi thì bạn để nguội và uống sau bữa ăn tối (nên uống khi ấm).

chữa đau khớp háng khi ngủ dậy bằng gừng

4. Uống thuốc

Các trường hợp người bệnh bị đau khớp háng khi ngủ dậy có thể dùng thuốc kháng viêm không có chứa steroid, điển hình như aspirin, ibuprofen… (cần tuân thủ theo hướng dẫn bác sĩ và đặc biệt không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai).

Tuy nhiên, dù thuốc trị triệu chứng có thể kiểm soát tốt cơn đau nhưng gần như không có khả năng phòng tái phát bệnh. Nếu bạn muốn giải quyết triệt để, hãy áp dụng những phương pháp mang đến tác động kép như Đông y thế hệ 2.

Đây chính là phương thuốc điều trị chủ lực cho những bệnh lý mãn tính như xương khớp, vừa ít gây tác dụng phụ, lại đem đến khả năng hồi phục cao.

Hiện nay trên thị trường chỉ có viên uống khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của dược phẩm Nhất Nhất mới mang tới hiệu quả thực sự trong điều trị bệnh xương khớp mãn tính (một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng sau khi ngủ dậy).

Viên uống được tổng hợp từ nguồn thảo dược sạch, kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng và bào chế theo bài thuốc quý trong Ngự y mật phương - Chỉ dành để điều trị cho vua chúa thời xưa.

Với cơ duyên trời ban, đội ngũ chuyên gia của Nhất Nhất đã có được công thức này, tinh chỉnh để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, giúp phục hồi chức năng ổ khớp, cho lượng dịch khớp luôn được bài tiết ổn định… Nhờ vậy mà những triệu chứng đau khớp sẽ giảm ngay từ lần đầu sử dụng, thậm chí là biến mất trong nhiều năm.

5. Phẫu thuật ngoại khoa

Thông thường, những bệnh nhân bị tổn thương nặng nề tại khớp háng mới được chỉ định can thiệp điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa. Hiện nay, hình thức phẫu thuật nội soi thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm khớp háng.

Để cải thiện chức năng khớp háng cho bệnh nhân, bác sĩ có thể tiến hành thay thế bán phần, hàn cứng hoặc thay thế hoàn toàn khớp háng… Đây là phương pháp điều trị được cho là khá tốn kém về chi phí và cũng tồn tại không ít rủi ro.

Nếu cơn đau khớp háng khi ngủ dậy diễn ra đến vài tuần, hoặc biểu hiện của bệnh ngày càng nghiêm trọng, bạn hãy đi khám để tầm soát ra “thủ phạm” gây bệnh. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên ưu tiên khắc phục bệnh bằng những phương pháp giúp phục hồi chức năng khớp háng hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading