Đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2023-09-12 10:17:02

Khớp khuỷu tay là bộ phận rất dễ tổn thương bởi ngoại lực từ bên ngoài, bệnh lý, hoặc do vận động quá sức trong lao động hoặc sinh hoạt. Bởi vậy, việc nắm rõ kiến thức về nguyên nhân cũng như cách điều trị đau khớp khuỷu tay sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh, hạn chế biến chứng và phục hồi sức mạnh cho cả cánh tay. Mời bạn hãy cùng chúng tôi hiểu thêm chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết này nhé.

I - Tổng quan về cấu tạo và hoạt động của khuỷu tay

Khớp khuỷu tay là một trong những khớp lớn trong cơ thể con người, đây là bộ phận quan trọng nối giữa cánh tay và cẳng tay. Đây cũng là khớp có cấu trúc hết sức đặc biệt, với kết cấu chặt chẽ bao gồm:

- Bên ngoài khớp khuỷu tay là mỏm trên lồi cầu ngoài, là điểm bám của cơ duỗi ngón tay và cổ tay.

- Bên trong khớp khuỷu tay là mỏm trên lồi cầu trong, nơi đây có cơ gập ngón tay và cổ tay.

- Xung quanh khớp khuỷu tay là bao khớp và dây chằng:

  • Bao khớp là bộ phận giúp bảo vệ toàn bộ khớp khuỷu tay, bao khớp có tác dụng giảm ma sát giữa 2 đầu xương, giúp cho cử động của khớp trở nên linh hoạt hơn.
  • Dây chằng bao gồm các dải sợi trắng do các thớ sợi tạo thành nên. Dây chằng có vai trò kiểm soát cấu trúc có trong khớp khuỷu tay, giúp bề mặt khớp được trơn tru và hỗ trợ cử động dễ dàng hơn. Ngoài ra, dây chằng còn có nhiệm vụ kết nối giữa 2 đầu xương để tạo nên cấu trúc khớp hoàn chỉnh.

Hoạt động của khuỷu tay thường bao gồm co duỗi, ngửa sấp cánh tay hoặc cẳng tay, hoặc thậm chí khuỷu tay có thể giúp xoay chuyển phần cẳng tay theo bất kỳ hướng nào mà chúng ta muốn.

cấu tạo khớp khuỷu tay

II - Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

Dưới đây là một số nguyên nhân hoặc một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xuất hiện cơn đau khớp khuỷu tay như sau:

1. Chấn thương

Chấn thương có thể gây triệu chứng đau khớp khuỷu tay, cơn đau có thể là nhẹ hoặc dữ dội. Chấn thương cũng làm tăng nguy cơ tổn thương khớp khuỷu tay, gây sưng viêm, phá vỡ cấu trúc khớp khuỷu tay. Vì vậy, ngay khi gặp phải chấn thương thì người bệnh nên được can thiệp kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải, ví dụ như: nhiễm trùng khớp, viêm khớp, biến dạng hoặc hoại tử khớp…

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, xuất hiện tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch khiến cho mô khớp hoặc sụn khớp bị các tế bào miễn dịch tấn công nhầm lẫn. Từ đó gây hư hại cho khớp, gây viêm khớp và đau nhức khớp khuỷu tay. Cơn đau khớp khuỷu tay do viêm khớp thường diễn ra âm ỉ, đôi khi sẽ đột ngột gây đau dữ dội.

Bệnh lý về viêm khớp dạng thấp thường có tính chất đối xứng, tức là một bên khớp khuỷu tay bị tổn thương thì bên còn lại cũng sẽ đau nhức. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải triệu chứng nóng đỏ, hoặc sưng tấy gây đau cứng khớp.

viêm khớp dạng thấp gây đau khuỷu tay

3. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể gây ra các cơn đau khớp khuỷu tay, bởi bệnh lý này có thể làm tổn thương sụn khớp và gây bào mòn, biến dạng khớp. Tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cử động và sinh hoạt của người bệnh.

Bên cạnh đó, người đau khớp khuỷu tay còn gặp phải một số triệu chứng như sau: Biến dạng khớp khuỷu tay, khớp sưng to, khớp phát ra tiếng lục cục khi co duỗi, tấy đỏ vùng khuỷu tay… Nếu chụp hình ảnh X-quang, phát hiện thấy gai xương tại vị trí này.

4. Hội chứng ống cổ tay

Đau khớp khuỷu tay có thể là một trong những dấu hiệu của người bệnh hội chứng ống cổ tay. Đây là tình trạng dây thần kinh ngoại biên đi dọc cánh tay, qua khuỷu tay đến ống cổ tay bị tổn thương và chèn ép. Nếu không được xử lý kịp thời, hội chứng này có thể gây ra tình trạng đau nhức khớp khuỷu tay nghiêm trọng.

Người bệnh hội chứng ống cổ tay có thể phải đối mặt với sự rối loạn cảm giác (tê bì chân tay, dị cảm đầu chi) hoặc vận động (khó cầm nắm, hay làm rơi đồ…) nguy hiểm, gây tác động xấu tới cử động trong sinh hoạt hoặc làm việc.

hội chứng ống cổ tay gây đau khớp khuỷu tay

5. Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến cũng là “thủ phạm” gây nên tình trạng đau nhức khớp khuỷu tay. Người mắc bệnh lý này thường xuất hiện vảy trắng, phát ban đỏ ở vùng khuỷu tay hoặc các vị trí khác như đầu gối, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân…

Bệnh thường gây ra cơn đau ở khớp khuỷu tay, ảnh hưởng lớn tới khả năng cử động ở cánh tay và thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không điều trị tích cực và đúng cách, viêm khớp vảy nến có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, để lại nhiều di chứng cho người bệnh.

6. Bệnh Gout

Người bệnh gout thường rất đau khớp khuỷu tay, lý do là bởi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao nhưng lại không được đào thải hết ra ngoài. Tình trạng này khiến cho tinh thể urat tích tụ trong khớp, khiến cho vùng khuỷu tay đau nhức.

7. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, tức là hệ thống miễn dịch bị rối loạn hoạt động, chúng tấn công nhầm vào cả các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể, trong đó có khớp khuỷu tay. Người mắc bệnh lupus ban đỏ có thể dẫn đến biến chứng đau khớp khuỷu tay, khiến cho cánh tay khó cử động hoặc thậm chí bị liệt cánh tay nếu không được điều trị kịp thời.

III - Những đối tượng dễ mắc chứng đau cùi chỏ

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc phải tình trạng đau khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi thường có nguy cơ dễ gặp phải tổn thương khớp khuỷu tay hơn so với người trẻ.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có cha mẹ, ông bà hoặc các thế hệ trước mắc phải tình trạng đau nhức khớp khuỷu tay thì nguy cơ cao bạn cũng dễ mắc phải tình trạng này.
  • Giới tính: Nữ giới thường có xu hướng mắc phải tình trạng đau khớp khuỷu tay nhiều hơn là nam giới.
  • Nghề nghiệp hoặc cách sinh hoạt: Đau nhức khớp khuỷu tay thường xảy ra ở những người làm việc chân tay quá nặng nề, thực hiện quá nhiều động tác.
  • Nhiễm trùng: Tình trạng này có thể gây ra biến chứng viêm khớp, hoặc viêm xung quanh khớp, từ đó gây ra các cơn đau nhức khớp.

đối tượng dễ bị đau khuỷu tay

IV - Biểu hiện, triệu chứng thường gặp của chứng đau khuỷu tay

Triệu chứng đau khuỷu tay có một số điểm chung tương tự với các trường hợp bệnh lý liên quan đến xương khớp khác. Cụ thể, người gặp phải tình trạng đau khớp khuỷu tay thường có một số biểu hiện như sau:

  • Đau nhức mỏi: Khi mới mắc bệnh, cơn đau thường ở mức độ nhẹ, xuất hiện không thường xuyên. Tuy nhiên, bệnh tiến triển nhiều hơn thì cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn. Đau có lan ra toàn bộ cánh tay gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt.
  • Sưng tấy khớp: Ở vùng khớp khuỷu tay, có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy khớp, thậm chí vùng da quanh khớp còn có hiện tượng nóng đỏ. Biểu hiện này thường hay gặp ở những người mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Cứng khớp: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến ở những người đau khuỷu tay, cứng khớp có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Ngoài ra, khớp còn phát ra tiếng kêu lục cục mỗi khi co duỗi cánh tay.
  • Cử động bị hạn chế: Người đau khớp khuỷu tay thường có xu hướng cử động rất khó khăn, động tác co duỗi bị hạn chế, cơ bắp cánh tay hoặc cánh tay trở nên yếu dần đi.
  • Đau ở cả hai khuỷu tay: Nếu triệu chứng đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp thì rất có thể cả 2 bên khớp khuỷu tay đều có thể bị đau nhức. Bởi bệnh lý này có tính chất đối xứng, thường khiến cả 2 bên đều bị ảnh hưởng.

biểu hiện khi bị đau khuỷu tay

V - Điều trị đau khớp khuỷu tay như thế nào?

1. Điều trị tại nhà

Với các trường hợp đau khớp khuỷu tay ở mức độ nhẹ, mới mắc bệnh thì chúng ta có thể khắc phục tình trạng này ngay tại nhà bằng các biện pháp như sau:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Cánh tay cũng giống như các bộ phận khác, chúng cần được nghỉ ngơi để tăng khả năng chữa lành tổn thương, hạn chế tình trạng viêm tiến triển xấu đi và giảm triệu chứng đau nhức. Bạn cần hạn chế vận động ở khuỷu tay đang bị đau, nếu có làm việc nặng nhọc thì nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh sẽ giúp cho tình trạng sưng viêm giảm đi rất nhiều, hạn chế phản ứng viêm bùng phát dữ dội, nhờ đó mà xoa dịu được cảm giác đau nhức ở vùng khớp khuỷu tay. Hàng ngày, bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm để bọc đá lạnh để chườm lên khớp khuỷu tay, mỗi ngày chườm khoảng 2-3 lần. Lưu ý rằng không nên chườm đá quá lạnh vì có thể gây bỏng lạnh, tổn thương vùng da ở khuỷu tay và khiến cho cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Băng bó hoặc nẹp khuỷu tay: Biện pháp này có tác dụng làm ổn định cấu trúc khớp khuỷu tay đang bị tổn thương, tránh cử động không vượt quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình chữa trị. Ngoài ra, nẹp hay băng bó còn giúp giảm thiểu áp lực lên cánh tay ở những người bệnh đau khớp khuỷu tay.
  • Kê cao khuỷu tay: Để làm giảm nhanh đau khớp khuỷu tay, bạn có thể đưa khuỷu tay lên đùi hoặc gối, đây là mẹo nhỏ giúp thư giãn vùng cơ xung quanh khuỷu tay và giúp đẩy lùi cảm giác đau nhức.

chườm lạnh giảm đau khuỷu tay

2. Điều trị y tế chuyên sâu

Với các trường hợp đau khớp khuỷu tay liên quan đến bệnh lý, hoặc người bệnh đã thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà nhưng không có hiệu quả, thì người bệnh cần được điều trị chuyên sâu theo các biện pháp như sau:

2.1 Sử dụng thuốc

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh khác nhau, bác sĩ có thể kê đơn sử dụng các loại thuốc với liều lượng và thời gian sử dụng thuốc khác nhau. Và một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa đau khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống viêm.
  • Thuốc giãn cơ.

Tuy rằng các loại thuốc Tây Y này có thể làm giảm các triệu chứng đau khớp khuỷu tay một cách nhanh chóng. Nhưng nếu sử dụng kéo dài thì tình trạng bệnh có thể “rơi vào ngõ cụt”, tức là không thể điều trị được nguyên nhân gây đau, nhưng lại gây ra hàng loạt tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe (viêm loét đường tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng…).

Vậy đâu mới là hướng đi an toàn, bền vững và thật sự hiệu quả dành cho người bệnh?

Hiện nay, Đông Y thế hệ 2 đang là giải pháp được đánh giá cao nhất trong điều trị đau khớp khuỷu tay nói riêng và các bệnh lý về xương khớp nói chung. Không giống như Đông Y thông thường, Đông Y thế hệ 2 là sản phẩm hỗ trợ điều trị chủ đạo, dùng được cho cả trường hợp bệnh nặng, thậm chí cạnh tranh trực tiếp với Tân Dược trong nhiều trường hợp.

Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu nhất hiện nay là Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất. Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương là giải pháp hiệu quả cho các trường hợp đau nhức khớp khuỷu tay.

uống ngự y mật phương 18 giảm đau khuỷu tay

Hiệu quả sản phẩm được cảm nhận rõ rệt qua từng ngày:

  • Sau 3-5 ngày: Giảm hẳn tình trạng đau nhức khớp khuỷu tay, nếu người bệnh bị đau nặng thì càng cảm thấy cải thiện rõ rệt.
  • Sau 20-30 ngày: Khả năng cử động của khớp khuỷu tay được linh hoạt hơn, đỡ bị cứng khớp và có thể thực hiện nhiều thao tác hơn.
  • Sau 3 tháng: Cảm giác đau nhức khớp khuỷu tay hầu như không còn hoặc đau rất ít, sử dụng đủ liệu trình 3 tháng còn giúp ngăn ngừa tái phát đến vài năm.

Điều đặc biệt nhất ở Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương mà không có sản phẩm nào trên thị trường có được đó là tác động vào cơ địa, giúp nâng cao cơ địa và giúp cho khớp khuỷu tay khỏe mạnh hơn, khắc phục được cả bệnh lý gây ra đau khớp khuỷu tay.

Đặc biệt, Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương còn đặc biệt an toàn khi chứa 100% các loại thảo dược, được kiểm soát chất lượng chặt chẽ ngay từ giai đoạn chọn giống ban đầu, trồng trọt, thu hái đến bảo quản. Các loại thảo dược này đã đạt tiêu chuẩn chất lượng của GACP, GSP, GCP… nên rất an toàn cho sức khỏe người bệnh, không gây ra tác dụng phụ.

Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương thật sự là sản phẩm dẫn đầu trên thị trường trong việc đẩy lùi đau khớp khuỷu tay và các bệnh lý về xương khớp khác. Vì vậy, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm này.

2.2 Vật lý trị liệu

Là biện pháp áp dụng các bài tập nhằm giảm triệu chứng đau nhức, tăng cường sức mạnh cho vùng cơ bắp xung quanh khớp khuỷu tay. Để thực hiện vật lý trị liệu an toàn và đem lại nhiều tác dụng cho người bệnh, bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn, hoặc huấn luyện viên, người có chuyên môn để tập luyện. Nên tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng, không vượt quá sức khỏe của bản thân để tránh tình trạng bệnh càng nặng thêm.

vật lý trị liệu chữa đau khớp khuỷu tay

2.3 Phẫu thuật

Đây được xem như sự lựa chọn “cuối cùng” cho người bệnh đau khớp khuỷu tay, khi mà đã áp dụng tất cả các biện pháp như trên mà không thu được kết quả hoặc tình trạng bệnh đã biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tới sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần làm một loạt các xét nghiệm để đánh giá tình hình sức khỏe tổng thể chung, khả năng phục hồi sau mổ, tình trạng khớp khuỷu tay để lựa chọn được phương pháp tiến hành thích hợp.

Hình thức phẫu thuật thường được áp dụng dành cho người bệnh đau khớp khuỷu tay đó là nội soi để loại bỏ mô cơ bị viêm, hoặc các mô đã chết có thể gây ra áp lực lớn lên vị trí này.

VI - Lưu ý để phòng ngừa đau khớp khuỷu tay

Đau khớp khuỷu tay có thể phòng ngừa được nếu bạn áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Hạn chế vận động quá mức hoặc bê vác vật quá nặng, dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, tránh để tay làm việc quá sức.
  • Trong lao động và sinh hoạt, bạn cần hạn chế những chấn thương có thể xảy ra bằng cách tuân thủ an toàn trong lao động.
  • Trước khi bắt đầu chơi bất kỳ môn thể thao nào, bạn hãy khởi động thật kỹ để giúp mô cơ, vùng khớp được thích nghi dần với hoạt động thể lực. Đồng thời điều này sẽ giúp bạn phòng tránh được chấn thương ở khớp khuỷu tay.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, để giúp cơ và sụn khớp luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp (một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp khuỷu tay).
  • Vận động hợp lý: Dù bận rộn đến mấy thì mỗi ngày bạn vẫn nên dành khoảng 30 phút để vận động nhằm tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, tăng độ linh hoạt cho khớp khuỷu tay và phòng ngừa bệnh lý xương khớp. Một số hình thức vận động mà bạn có thể tham khảo như: bơi lội, tập yoga, đánh cầu lông, bóng chuyền…
  • Tránh thực hiện một động tác liên quan đến khớp khuỷu tay có tính chất lặp lại quá mức, vì điều này có thể làm gia tăng áp lực lên vị trí này và làm tăng nguy cơ gây đau khớp khuỷu tay.

Đau khớp khuỷu tay có thể làm cho bạn hạn chế hoặc thậm chí mất đi khả năng vùng cánh tay, cẳng tay. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau khớp khuỷu tay thì bạn không được chủ quan mà nên đi khám tại cơ sở y tế để được phát hiện nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Lên đầu trang
Loading