Đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân & cách điều trị

2024-01-22 08:46:34

Nhiều người thường nghĩ chỉ ở người cao tuổi mới thường gặp tình trạng đau mỏi đầu gối, thế nhưng ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi bị chứng đau mỏi đầu gối "làm phiền" đang có xu hướng tăng. Vậy đâu là nguyên nhân cho tình trạng đau mỏi khớp gối ở người trẻ? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I - Những nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ

Hiện tượng đau mỏi đầu gối ở người trẻ tuổi đa phần thường là do việc vận động quá sức, vận động sai kỹ thuật hoặc gặp chấn thương ở vùng đầu gối. Bên cạnh đó cũng có một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể là lý do gây đau nhức khớp gối cho người trẻ.

1. Chấn thương

Một trong những lý do hàng đầu gây đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi chính là chấn thương. Bởi người trẻ tuổi là đối tượng thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, vận động. Chấn thương có thể đến rất ngẫu nhiên, từ việc chơi thể thao hoặc thậm chí là vô tình bị chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày.

Khi bị chấn thương ở đầu gối thì sẽ ảnh hưởng tới các mô liên kết, sụn khớp, mạch máu và dây thần kinh nên sẽ khiến các cấu trúc này bị xáo trộn chức năng hoặc hoạt động không ổn định, do đó sẽ dẫn tới tình trạng viêm đau.

Đặc biệt ở nhóm đối tượng 30 - 40 tuổi, tuy không còn trẻ nhưng cũng chưa quá già và vẫn thuộc nhóm thường xuyên phải vận động. Thế nhưng ở độ tuổi này chức năng hoặc độ dẻo dai của khớp đầu gối cũng bắt đầu suy giảm nhẹ nên càng dễ có thể gặp chấn thương dẫn tới đau mỏi đầu gối.

2. Vận động sai cách

Khi vận động quá sức, vận động sai kỹ thuật cũng có thể gây ra vấn đề mỏi đầu gối cho người trẻ tuổi. Bởi tuy có thể chưa tới mức viêm đau, thế nhưng các áp lực do vận động sai cách cũng khiến cho đầu gối bị căng thẳng, nếu quá thường xuyên có thể gây ra cảm giác mỏi âm ỉ cho đầu gối.

Hoặc ngược lại, nếu người trẻ không chịu vận động và chỉ ngồi một chỗ cũng sẽ khiến đầu gối trở nên yếu ớt. Do đó khi đột nhiên có hoạt động gì đó mạnh sẽ khiến đầu gối bị quá tải, dễ gặp cảm giác mỏi khớp gối hoặc thậm chí dẫn tới chấn thương.

Ngoài ra việc vận động sai cách có thể dẫn tới mỏi đầu gối cho người trẻ thì cũng còn một số vấn đề khác như:

  • Béo phì.
  • Cấu trúc cơ thể dễ gây áp lực cho đầu gối.
  • Sử dụng giày, dép không phù hợp.

vận động sai cách gây đau gối ở người trẻ

3. Hội chứng đau xương bánh chè

Đau xương bánh chè cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi đầu gối ở giới trẻ. Hiện tượng này xảy ra khi có sự không ổn định ở các cơ xung quanh đầu gối, những cơ này sẽ không ổn định được sự di chuyển của xương bánh chè.

Triệu chứng phổ biến nhất ở người trẻ tuổi khi bị đau gối do xương bánh chè là cảm giác đau sẽ âm ỉ ở phía trước khớp gối, cơn đau sẽ tăng lên khi thực hiện các hoạt động co duỗi đầu gối như leo cầu thang hay ngồi xuống hoặc thậm chí là đi lại.

4. Chứng viêm khớp thanh thiếu niên

Bệnh viêm khớp thanh thiếu niên tự phát (Juvenile Idiopathic Arthritis - JIA) được coi là một bệnh mạn tính và ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Viêm khớp ở người trẻ là một bệnh vô căn và tự miễn, hệ miễn dịch xác định nhầm mục tiêu vào màng hoạt dịch của khớp, khiến cho chất lỏng trong màng hoạt dịch tăng lên nên dễ dẫn tới sưng, đau và cứng khớp.

Bệnh có thể gây ảnh hưởng tới một số sụn, khớp xương khác và một số cơ quan cũng bị ảnh hưởng do viêm. Đặc biệt, khi không được điều trị còn có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Các loại viêm khớp mà thanh thiếu niên dễ phải đối mặt gồm: Viêm ít hoặc nhiều khớp cùng một lúc, viêm khớp vảy nến, Viêm khớp có liên quan đến tình trạng viêm điểm bám (tình trạng này có thể xuất hiện ở những trẻ từ 7 tuổi) và cuối cùng là tình trạng viêm khớp hệ thống.

5. Viêm xương sụn bóc tách

Viêm xương khớp bóc tách xảy ra ở các khớp trên cơ thể, khi khả năng dẫn truyền máu tới các khớp kém sẽ khiến lớp xương bên trong mềm ra. Điều này khiến các mảnh xương nhỏ trong khớp bị tổn thương và dần tách ra khỏi những mảng xương lớn.

Khi xương và sụn không còn chắc chắn nữa nó khiến khớp không được vững vàng, khiến cho có sự di chuyển tại các vùng khớp. Triệu chứng để người bệnh có thể phát hiện ra viêm xương sụn bóc tách không dễ, vì có thể mất từ vài tháng hoặc thậm chí là tới vài năm thì triệu chứng mới có thể dễ dàng được nhận ra.

Bệnh này xuất hiện làm ảnh hưởng nhiều tới khớp đầu gối và chủ yếu là phần cuối xương đùi, mắt cá chân, khuỷu tay. Chứng viêm xương sụn bóc tách có thể gặp ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là ở nhóm trẻ em và thanh thiếu niên (10 - 20 tuổi).

viêm sụn bóc tách gây đau gối ở người trẻ

6. Bệnh Osgood-Schlatter

Bệnh này là khi gân ở đầu gối bị kéo vào khu vực đầu xương ống chân và lúc này sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhức ở vị trí đầu gối và cẳng chân.

Gân có nhiệm vụ nối cơ và xương, gân bánh chè bị kéo gần khu vực xương ống chân, đây là nơi xương mới đang trong giai đoạn hình thành và được gọi là tấm tăng trưởng. Tuy nhiên, việc kéo này sẽ sẽ khiến chúng ta có cảm giác đau, sưng.

Và đối với bệnh Osgood-Schlatter này người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau nhức được dịu đi khi để bản thân được nghỉ ngơi, hoặc có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

7. Hội chứng Sinding-Larsen Johansson

Hội chứng này xảy ra khi đĩa tăng trưởng chịu tổn thương, nơi mà xương bánh chè bám vào gân bánh chè cùng với xương ống chân. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới đối tượng là trẻ em có độ tuổi từ 10 - 15 tuổi thích chơi thể thao và vận động.

Chứng Sinding-Larsen Johansson có nhiều điểm tương đồng với bệnh Osgood-Schlatter, tuy nhiên điểm khác biệt nhỏ giữa 2 chứng bệnh này là vị trí nào của gân bánh chè bị đau, ở chứng Sinding-Larsen Johansson thì vị trí đau là ở đầu gần, còn Osgood-Schlatter sẽ là đầu xa (phần dưới của gân).

II - Các triệu chứng phổ biến ở người trẻ tuổi bị đau khớp gối

Triệu chứng phổ biến ở người trẻ tuổi bị đau đầu gối là cơn đau âm ỉ ban đầu và dần dần trở nên nhức khi bắt đầu vận động. Bên cạnh đó, còn xuất hiện thêm các triệu chứng như:

  • Âm thanh lục cục ở đầu gối khi leo thang, đứng lên ngồi xuống.
  • Đau nhiều hơn về ban đêm.
  • Đau thêm khi đầu gối thực hiện các động tác như gập, uốn hoặc thực hiện bài tập quá sức.
  • Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Đối với người trẻ bị đau đầu gối sẽ chưa xuất hiện tình trạng sưng tấy xung quanh, nhưng để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh thì người bệnh nên tới cơ sở y tế để thăm khám.

triệu chứng đau khớp gối ở người trẻ

III - Chẩn đoán chứng đau khớp gối ở người trẻ

Việc thăm khám cơn đau đầu gối, bác sĩ sẽ 2 phương thức kiểm tra cụ thể, đó là:

Kiểm tra thể chất:

  • Kiểm tra trực tiếp khớp gối để xác định trước có phải là nguyên nhân gây ra đau xương bánh chè không, hay do yếu tố khác gây ra.
  • Yêu cầu người bệnh thực hiện các hoạt động đứng, ngồi, đi lại ngay tại phòng khám để bác sĩ tiện theo dõi.
  • Xem xét sự thẳng hàng giữa cẳng chân và vị trí xương bánh chè.
  • Để người bệnh ổn định đầu gối và hông và xác định phạm vi chuyển động.
  • Xem xương bánh chè có dấu hiệu đau không.
  • Sự gắn kết giữa xương cơ đùi và xương bánh chè.
  • Sức mạnh, tính linh hoạt và độ chắc của chu vi cơ đùi trước và sau.

chuẩn đoán chứng đau khớp gối ở người trẻ

Kiểm tra qua làm xét nghiệm:

  • Chụp X-Quang để thấy hình ảnh chi tiết của khớp xương, để từ đó bác sĩ xác định xem xương khớp có dấu hiệu nào bất thường không.
  • Chụp cộng hưởng từ với công nghệ tân tiến hơn, từ đó thấy được hình ảnh tốt hơn.

Thông thường để có thể chẩn đoán được tình trạng xương khớp, bác sĩ thường sẽ chỉ định chụp X-Quang là đã có thể xác định được bệnh. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, cơn đau không thuyên giảm và khả năng cải thiện không mấy hiệu quả, thì có thể sẽ làm chụp cộng hưởng từ trong lần tái khám để có thể xem bên trong khớp đầu gối có xảy ra vấn đề gì không.

IV - Điều trị chứng đau khớp gối ở người trẻ tuổi thế nào?

Việc điều trị cơn đau khớp gối ở người trẻ là rất quan trọng, vì có thể ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng, cũng như việc điều trị sẽ giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng đi kèm.

1. Chườm đá, chườm nóng

Chườm lạnh, chườm nóng sau khi hoạt động thể chất có thể giúp các khớp xương được thư giãn. Trong đó, việc chườm đá thì người bệnh nên sử dụng một miếng vải mỏng để chườm lên khu vực bị tổn thương.

2. Thực hiện vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường vận động, tuy nhiên quá trình thực hiện thì người bệnh cần được chuyên gia hướng dẫn. Vì đây sẽ là phương pháp sẽ giúp bạn tập trung vào sự kéo căng và tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu, bộ phận này sẽ giúp ổn định tốt phần xương bánh chè.

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ và các chuyên gia để từ đó lấy lại độ linh hoạt và sức mạnh của cơ đầu gối.

3. Uống thuốc

Các nhóm thuốc điều trị chủ yếu giúp người bệnh giảm đau nhanh, tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.

  • Thuốc giảm đau thông thường: Là nhóm thuốc giảm đau không cần kê đơn, được sử dụng phổ biến với tác dụng giảm đau nhanh.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt, tuy nhiên không nên sử dụng trong thời gian dài vì sẽ gây hại gan, thận, dạ dày...
  • Thuốc bôi ngoài da: Cũng đem lại tác dụng giảm đau, được bôi ngoài da khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày, gây ít tác dụng phụ.
  • Thuốc tiêm corticoid: Thuốc tiêm trực tiếp tại khớp gối bị tổn thương, có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh, tuy nhiên, quá trình tiêm phải có sự theo dõi của bác sĩ.
  • Đông y thế hệ 2: Là sản phẩm có tác dụng giảm đau nhanh chóng, giúp điều trị từ nguyên nhân gốc rễ, thay đổi yếu tố cơ địa, từ đối tượng dễ mắc bệnh, thành người có cơ địa khỏe giúp ngăn ngừa tái phát cơn đau xương khớp, đau khớp đầu gối ở người trẻ.

Phải là viên khớp Ngự Y Mật Phương chuẩn Đông y thế hệ 2 mới có thể đem lại hiệu quả vượt trội, khi đã được nhiều người dùng đánh giá và cảm nhận hiệu quả thực sự.

người trẻ bị đau khớp gối uống nymp 18

4. Phẫu thuật

Thông thường biện pháp này sẽ được chỉ định cho những trường hợp đau khớp đầu gối nghiêm trọng, khi các phương pháp trên không còn hiệu quả. Người bệnh dùng biện pháp phẫu thuật vào lúc này sẽ nhằm tới tác dụng tái tạo lại chức năng của dây chằng chéo, sụn chêm giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động và di chuyển.

V - Những lưu ý để hạn chế đau gối ở người trẻ tuổi

Hầu hết cơn đau đầu gối ở người trẻ không phải do lão hóa hay bệnh lý gây ra nên lưu ý tới những vấn đề sau để có thể hạn chế cơn đau xuất hiện:

  • Đảm bảo hãy lựa chọn những đôi giày phù hợp trong quá trình tham gia thể thao.
  • Sử dụng miếng đệm gối và miếng bảo vệ chân.
  • Tích cực tham gia bài tập rèn luyện, tuân thủ đúng thao tác và kỹ thuật để tránh xảy ra chấn thương.
  • Khởi động cơ thể trước khi chơi thể thao.
  • Tránh các bộ môn có nguy cơ tác động xấu tới đầu gối

Hy vọng qua bài viết trên, khi nói về nguyên nhân và cách điều trị chứng đau khớp gối ở người trẻ tuổi, sẽ có thể giúp bạn phòng và tránh được bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lên đầu trang
Loading