I. Đau nhức toàn thân khi ngủ dậy biểu hiện như thế nào?
Nhức mỏi toàn thân khi ngủ dậy là cảm giác cơ thể uể oải, dường như không còn chút sức lực sinh khí nào. Mọi cử chỉ hành vi đều trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, đôi khi không chính xác. Tình trạng này có thể xảy ra ở đủ mọi lứa tuổi, tần suất và mức độ nặng nhẹ ở mỗi người là khác nhau. Có thể đó là những cơn đau nhức toàn thân, đau cơ âm ỉ thường xuyên hay đơn thuần chỉ là cơn đau tạm thời.
Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu khởi đầu ngày mới khi sức khỏe và tinh thần không tốt sẽ dẫn đến chán nản, thiếu năng lượng tích cực trong cả một ngày dài. Vì vậy tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục là việc làm cần thiết để cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đau nhức toàn thân khi ngủ dậy, cảm giác mệt mỏi, uể oải...
>>> XEM THÊM: Mắt lờ đờ mệt mỏi thì làm cách nào để cải thiện hiệu quả
II. Nguyên nhân gây đau nhức toàn thân khi ngủ dậy
Có rất nhiều lý do khiến cơ thể đau nhức khi bạn thức giấc vào buổi sáng bao gồm:
1. Ngủ sai tư thế
Ngủ sai tư thế ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt lưu ý tư thế nằm ngủ sấp, nằm co quắp người, vặn vẹo cơ thể, gối đầu lên cánh tay dễ khiến toàn thân đau nhức mỏi sau khi thức giấc. Nguyên nhân là khi nằm ở các tư thế này sẽ chèn ép lên các cơ xương khớp, mạch máu, dây chằng làm suy giảm tuần hoàn máu đến các cơ quan, tế bào dẫn đến hiện tượng đau nhức.
Các chuyên gia cho biết tư thế ngủ của mỗi người là khác nhau. Nhưng nhìn chung nằm ngủ nghiêng có xu hướng tốt nhất mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhất là những người mắc chứng rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ, mẹ bầu, người cao tuổi, người mắc chứng trào ngược dạ dày, đau lưng… Bên cạnh đó việc nằm gối đầu quá cao, quá thấp, nằm trên đệm ngủ quá cứng hoặc quá mềm cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngủ không ngon giấc gây mệt mỏi, thiếu tỉnh táo sảng khoái vào ngày hôm sau.
Trong trường hợp không chắc chắn liệu tư thế ngủ của mình có gây đau nhức mình mẩy hay không thì cần phải nhờ tới chuyên gia tư vấn. Nếu chưa phù hợp thì cần điều chỉnh lại đúng tư thế để có một giấc ngủ thư giãn, thoải mái.
2. Chất lượng giấc ngủ kém
Mất ngủ trong một khoảng thời gian dài ảnh hưởng lớn đến hệ thống cơ bắp, xương khớp, não bộ… khiến cơ thể lâm vào tình trạng kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau một ngày dài học tập, làm việc mà không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng nhức mỏi, thiếu tỉnh táo sảng khoái vào hôm sau. Mất ngủ, thiếu ngủ cũng gây ra những vấn đề tâm lý như thường xuyên cáu gắt, căng thẳng, dễ bị kích động, thiếu tập trung.
Chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến đau nhức toàn thân khi ngủ dậy
3. Suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể khiến người bệnh lâm vào tình trạng mệt mỏi triền miên, cơ thể thiếu hụt năng lượng, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, đau nhức mỏi toàn thân. Khí huyết kém lưu thông khiến các chi không được cung cấp đủ máu huyết và dưỡng chất dẫn đến tình trạng nhức mỏi ê ẩm. Đặc biệt người bị suy nhược rất hay gặp những vấn đề về rối loạn giấc ngủ, thần kinh căng thẳng gây khó ngủ, mất ngủ liên tục.
4. Do tuổi tác
Khi tuổi tác cao quá trình lão hóa diễn ra; mọi bộ phận, cơ quan chức năng dần dần bị suy giảm. Lúc này hệ thống miễn dịch yếu đi, cơ thể dễ dàng mắc bệnh. Đặc biệt người cao tuổi hay gặp phải các căn bệnh viêm toàn thân, viêm đa khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, bệnh nhiễm trùng, cảm cúm…
Những bệnh này thường gây đau cứng các khớp, nhức mỏi toàn thân vào mỗi buổi sáng. Có trường hợp nặng hơn gây ra những cơn đau âm ỉ khó chịu kéo dài cả ngày trời, ăn ngủ kém, ngại vận động chẳng muốn làm gì.
5. Do lười vận động
Hoạt động thể chất thường xuyên luôn giúp cho cơ thể dẻo dai, linh hoạt, khí huyết lưu thông, thư giãn tinh thần, đêm ngủ ngon giấc, sáng dậy người tỉnh táo, khỏe khoắn. Khi ít vận động, lưu lượng máu đến các khớp cũng giảm gây đau nhức, cứng khớp vào mỗi buổi sáng.
Tuy nhiên cần lưu ý tập luyện cần chừng mực, hợp lý. Việc lười vận động hay tập luyện quá nhiều quá sức cũng khiến người hay bị đau nhức sau khi thức giấc. Rất nhiều người tập luyện với cường độ lớn dẫn đến chấn thương, nhức cơ bắp ngay cả trong lúc ngủ và sau khi thức dậy.
6. Một số bệnh lý nền gây đau nhức cơ thể khi ngủ dậy
Tình trạng đau nhức toàn thân sau khi ngủ dậy cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý nền. Sau khi xác định được bệnh cần có phương án kiểm soát và điều trị hiệu quả để khắc phục.
- Gặp phải chấn thương: Khi bị chấn thương do các tác nhân gây ra, cơ thể sẽ có phản ứng bảo vệ bình thường bằng tình trạng viêm, bảo vệ các cơ quan khỏi tổn thương. Điều này dẫn đến cảm giác mệt mỏi, khó chịu gây gián đoạn giấc ngủ, ngủ kém. Lúc tỉnh dậy toàn thân bị đau nhức, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống. Đặc biệt là ở các vị trí bị viêm nhiễm, chấn thương trở nên sưng đau, nóng đỏ.
- Bệnh lý về xương khớp: Một số bệnh về xương khớp như thoái hóa xương khớp, đau cột sống, gai cột sống… cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức toàn thân khi ngủ dậy.
- Mắc bệnh tự miễn: Bệnh tự miễn là bệnh lý xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể mất đi khả năng phân biệt các tế bào khỏe mạnh với các tế bào xâm lấn gây hại. Điều này sẽ dẫn đến các phản ứng viêm nhiễm, dẫn đến các rối loạn khác nhau. Một trong số đó chính là tình trạng bị đau nhức toàn thân sau khi ngủ dậy. Theo các chuyên gia một số căn bệnh tự miễn thường gặp có thể kể đến như lupus ban đỏ, bệnh vảy nến, viêm khớp dạng thấp…
Mắc bệnh lý về xương khớp gây đau nhức cơ thể khi ngủ dậy
>>> XEM THÊM: Suy nhược cơ thể nên ăn hoa quả gì? 10 Trái cây nên dùng
III. Biện pháp phòng tránh đau nhức toàn thân khi ngủ dậy
Bắt đầu một ngày mới với những cơn đau nhức mỏi, ê ẩm toàn thân làm tiêu hao năng lượng trong cả một ngày dài. Nếu không nhanh chóng xử lý triệt sẽ dẫn đến mạn tính, kéo dài từ ngày này sang ngày khác, cơ thể sẽ dần dần bị kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần. Vậy chữa trị và phòng tránh từ sớm là rất quan trọng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
1. Điều trị mệt mỏi sau khi ngủ dậy theo nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do hội chứng suy nhược cơ thể. Khi giải quyết được tình trạng này giúp sức khỏe phục hồi, không còn mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 cơ chế đặc biệt bồi bổ sức khỏe từ gốc, tái lập cân bằng âm dương, ôn trung, kiện tỳ, hòa vị, bổ can âm; từ từ thay đổi cơ địa người bệnh trở về trạng thái khỏe mạnh đem lại hiệu quả vượt trội, lâu bền.
Viên uống giúp dưỡng tâm an thần, cải thiện mất ngủ kinh niên, đau nhức đầu, căng thẳng giúp ngủ ngon, sâu giấc. Sáng thức dậy không còn cảm giác người mệt mỏi, uể oải. Đồng thời bồi bổ khí huyết, hoạt huyết không còn mệt mỏi đuối sức, hụt hơi thiếu hơi. Người luôn tràn đầy năng lượng, sinh lực trong cả ngày dài.
Người cao tuổi, người có bệnh lý nền… dùng một thời gian ngắn thấy khỏe khoắn, da dẻ hồng hào, sắc thái nhanh nhẹn, tâm trí minh mẫn, tâm trạng vui vẻ hơn.
2. Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ tránh làm việc quá tải
Người bệnh cần áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và giảm thiểu căng thẳng.
- Không thức muộn, ngủ ngon sâu giấc, không thức giữa chừng. Như vậy vào buổi sáng hôm sau, cơ thể sẽ luôn cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, không bị mệt.
- Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, thảnh thơi bởi stress lo âu khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, rối loạn giấc ngủ.
- Tập các bài tập giãn cơ giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hạn chế tối đa các cơn đau nhức. Đặc biệt tốt đối với những người bị các bệnh cơ, xương, khớp.
3. Điều chỉnh lại tư thế ngủ
Cách tốt nhất là nên chọn một tư thế ngủ phù hợp thể trạng cá nhân đem lại cảm giác thoải mái, ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt hơn. Khi ngủ đúng sẽ hạn chế sự chèn ép đến các cơ quan như nội tạng, cột sống, cơ khớp… hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, mệt mỏi khi thức dậy. Khi ngủ nên tránh gối đầu quá cao, không nằm sấp, co quắp, vặn vẹo thân người, gối đầu lên tay…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thay đổi thường xuyên các tư thế ngủ như nằm ngửa, nằm nghiêng người một bên sẽ tránh được những rối loạn về giấc ngủ.
4. Điều chỉnh lại không gian ngủ, gối nằm và đệm
Không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng sạch sẽ, không có ánh sáng giúp cải thiện nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nệm nằm không nên quá mềm hoặc quá cứng gây đau nhức cổ, lưng, vai. Những đối tượng bị đau lưng, mỏi khớp không nằm nệm lò xo khiến bệnh nặng thêm. Lời khuyên tốt nhất là nên chọn loại đệm nằm phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân, độ cứng độ dày vừa phải, tạo sự thông thoáng, thoải mái, giảm nhẹ các cơn đau.
5. Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, duy trì tập luyện thể thao đều đặn
Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, hãy uống một ly nước lọc giúp bôi trơn các cơ khớp, tránh đau nhức cơ bắp đồng thời cung cấp năng lượng cho các cơ quan. Tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt bổ sung lượng cần thiết canxi, sắt hay các loại vitamin B, C, K, D… giúp người khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, chiên rán và thịt nướng sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh việc ăn uống, chú trọng các bài tập như đi bộ hằng ngày, yoga, thiền… điều hòa lưu lượng máu tới cơ quan bộ phận, tạo ra nhiều năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
6. Thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ (massage, tắm nước ấm...)
Tắm nước ấm chính là một phương pháp trị liệu đơn giản, hiệu nghiệm giảm đau nhức cơ bắp, chống lại mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tốt nhất là ngâm toàn thân mình trong bồn tắm xua tan mệt mỏi, trị các cơn đau mãn tính.
Xoa bóp, bấm huyệt, massage nhẹ nhàng những vùng đau nhức. Có thể dùng kết hợp thêm một số các loại dầu gió, tinh dầu hoặc rượu thuốc để tăng tuần hoàn lưu thông máu, giảm nhẹ cơn đau. Tuy nhiên cách thức này chỉ có tác dụng đối với các cơn đau nhức nhẹ, hiệu quả tạm thời.
Thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ giảm đau nhức toàn thân khi ngủ dậy
7. Quản lý stress, cân bằng tâm trạng, tinh thần thoải mái
Một tinh thần thoải mái, không lo nghĩ vướng bận điều gì giúp dễ vào giấc ngủ, ngủ nhanh và sâu. Cơ thể được ngủ nghỉ đầy đủ giúp cho khí, máu huyết và năng lượng được bổ sung, nhiều năng lượng. Tâm trạng tốt, giấc ngủ ngon giúp sức khỏe được tăng cường, da dẻ hồng hào, khí sắc tươi nhuận, nguồn năng lượng dồi dào, tâm trạng hạnh phúc.
8. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết đối với sức khỏe, tạo ra nguồn năng lượng dồi dào. Việc thiếu hụt có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức kéo dài, căng thẳng thường xuyên. Vậy nên mỗi người cần tăng cường bổ sung khoáng chất và các loại vitamin cần thiết như canxi, kali, sắt, các loại vitamin E, C, D… giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Đau nhức toàn thân khi ngủ dậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt cuộc sống. Vì vậy khi gặp phải tình trạng này nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân là gì, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời cần kết hợp các liệu pháp giúp tinh thần vui vẻ thoải mái, dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường thể lực… để khôi phục thể trạng tốt nhất.