I - Mối liên hệ giữa hai tình trạng đau răng và đau đầu
1. Đau răng có thể dẫn tới đau đầu
Khi phải chịu đựng cảm giác đau đầu và đau răng cùng một lúc, không ít người bệnh đã băn khoăn liệu hai vấn đề này có mối liên hệ gì với nhau không?
Triệu chứng đau răng có thể xuất phát khi người bệnh bị sâu răng, răng bị sứt mẻ, mọc răng khôn… Những tình trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời rất có thể sẽ gây ra chứng đau nửa đầu, là cơn đau ở một bên của đầu, đôi khi đi kèm với buồn nôn, nôn mửa hoặc nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng.
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng tình trạng đau răng và đau đầu có mối liên hệ với nhau thông qua dây thần kinh sinh ba, một trong những cặp dây thần kinh quan trọng trong hệ thống thần kinh sọ. Chúng đi từ hộp sọ tới các vùng khác trên khuôn mặt, trong đó bao gồm vùng mắt, vùng xương hàm trên và hàm dưới.
Mỗi nhánh sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh cảm giác cho nhiều bộ phận trên gương mặt như môi, nướu, răng… Do đó, khi gặp phải triệu chứng đau nhức ở răng có thể gây tác động đến dây thần kinh này, từ đó kéo theo triệu chứng đau đầu.
2. Và đau đầu cũng có thể gây đau răng
Khi nhiều người nghĩ đến cơn đau nửa đầu, họ thường cho rằng cơn đau chỉ tập trung vào phần trên của đầu và mặt. Tuy nhiên, một số ít người cũng có thể gặp phải tình trạng đau nhức ở cả phần dưới mặt, gây ra cảm giác như đau răng. Đây được gọi là chứng đau thần kinh mạch máu vùng mặt (NVOP).
Mặc dù vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Nhưng theo ý kiến từ một vài chuyên gia, bệnh có thể xảy ra do hoạt động không bình thường của não, gây ra sự cản trở lưu thông trong mạch máu, từ đó dẫn đến cơn đau đầu rồi lan vào cả răng.
II - Những vấn đề về răng có thể gây đau đầu
Tình trạng đau từ vùng răng lan ra đầu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng và cơ thể, cụ thể là:
- Sâu răng: Răng hàm thường dễ bị sâu răng do kích thước lớn và rãnh múi nhiều, khó làm sạch hơn, khiến vi khuẩn và mảng bám không loại bỏ được. Sâu răng nghiêm trọng có thể gây ra cảm giác đau buốt từ răng lan ra đầu.
- Viêm/áp xe răng: Vi khuẩn tích tụ và phát triển trên bề mặt răng có thể gây ra viêm nướu và mô mềm xung quanh răng, lan tỏa cảm giác đau từ vùng nướu ra đầu.
- Mọc răng khôn: Răng khôn thường gặp vấn đề trong việc mọc lên, vì nó thông thường sẽ bị mọc ngầm, mọc lệch, thậm chí là kẹt, tạo áp lực lên các răng kế cận hoặc xô lệch hàm, từ đó gây ra đau răng lan ra đầu, thậm chí là đau nhức rất nặng.
III - Đau răng kèm đau đầu có thể là dấu hiệu bệnh gì?
Những bệnh lý có thể gây ra cảm giác đau đầu và đau răng mà không phải do rối loạn răng miệng hoặc đau đầu gồm:
1. Chứng nghiến răng
Đây chính là một trong những nguyên nhân điển hình, thường xảy ra vào ban đêm. Đau đầu do chứng nghiến răng là cảm giác đau âm ỉ quanh đầu hoặc sau mắt, đau răng và cơ hàm, bấm vào khớp hàm và khó khăn khi mở và đóng miệng.
2. Rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm (là 2 khớp nối hộp sọ và xương hàm dưới, kết hợp với cơ hàm để thực hiện các hoạt động nói, nhai, ngáp, nuốt) xảy ra khi các cơ hoặc dây chằng trong hàm dưới và hàm hoạt động lệch lạc, không có sự đồng nhất. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, bao gồm chứng nghiến răng, chấn thương hàm.
Ngoài đau răng, rối loạn khớp thái dương hàm thường gây đau đầu, là cảm giác đau nhức bắt đầu gần tai, sau đó lan ra phía hàm, thái dương hoặc cổ khi người bệnh nhai hoặc mở đóng miệng.
3. Viêm xoang
Bệnh có thể gây ra cảm giác không thoải mái ở một hoặc nhiều răng, đặc biệt là ở những răng ở phía sau xương gò má, gần với xoang.
Ngoài ra, một triệu chứng điển hình khác của viêm xoang là đau đầu, nhất là khi người bệnh cúi người về phía trước.
Bệnh có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, nghẹt mũi với chất nhầy màu vàng hoặc xanh, cảm giác áp lực hoặc đầy tai và hơi thở hôi.
4. Đau dây thần kinh sinh ba
Đây là một loại rối loạn đau phát sinh do chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh này. Tình trạng này thường gây ra những cơn đau nặng đột ngột như bị dao đâm hoặc cảm giác như bị sốc, thường xuất hiện ở một bên của khuôn mặt. Thậm chí, cơn đau có thể lan tỏa dọc theo hàm trên hoặc hàm dưới trong một vài trường hợp.
IV - Cách khắc phục tình trạng đau răng đau đầu hiệu quả
1. Chườm đá lạnh
Đá lạnh giảm đau nhờ cơ chế giúp co mạch máu và gây tê dây thần kinh. Bạn có thể lấy đá và bọc vào khăn sạch hoặc túi chườm, sau đó chườm lên vị trí răng đau ngay khi cảm thấy đau.
2. Thoa nước tỏi
Tỏi chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn như glucogen, allin và fitonxit, cùng với các hoạt chất khác như azoene, dianllil disulfide, diallil-trisulfide, lưu huỳnh, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Bạn nên đều đặn dùng tỏi 2 lần/ngày/tuần để cải thiện.
Để sử dụng, bạn lấy 1 - 2 tép tỏi, bóc vỏ và ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước cốt để bôi lên vùng răng đau.
3. Thấm nước cốt chanh
Chanh chứa nhiều axit có tác dụng kháng viêm, làm sạch răng, cho hơi thở thơm mát.
Bạn chỉ cần lấy một quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt và thấm bông vào vị trí răng đau. Giữ trong 5 phút rồi súc miệng. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách này tối đa 2 lần/ngày để tránh ảnh hưởng tới men răng.
4. Súc miệng bằng nước muối
Bạn chỉ cần lấy chút muối hòa với nước ấm để súc miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa nhẹ nhàng quanh vùng răng đau để loại bỏ thức ăn còn sót lại.
5. Điều trị bệnh lý về răng
Nếu đau đầu có nguyên nhân đến từ các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu… bạn cần đến nha khoa để kiểm tra và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chăm sóc tốt răng miệng tại nhà bằng cách sử dụng các sản phẩm an toàn, có thành phần hoàn toàn từ thảo dược như Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất Plus, có tác dụng làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về răng miệng.
6. Gội đầu
Ngoài những phương pháp trên, bạn có thể thử một cách rất đơn giản đó là gội đầu. Bản chất của việc gội đầu sẽ làm tuần hoàn máu lên não được lưu thông tốt hơn, qua đó có thể làm giảm nhức đầu.
Tìm hiểu thêm: đang đau đầu có nên gội đầu không
7. Sử dụng thuốc giảm đau
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, như paracetamol, ibuprofen, aspirin, acetaminophen… Lưu ý cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và tuân thủ liều lượng. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm thời để giảm cảm giác đau.
8. Khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu với viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương
Với những người bệnh đau đầu gây ra đau răng, người bệnh cần có giải pháp khắc phục hiệu quả chứng đau đầu. Vì hầu hết các trường hợp đau đầu xuất phát từ tình trạng thiếu máu lên não, khiến não bộ bị suy giảm chức năng do không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết, nên hướng khắc phục an toàn, hiệu quả nhất, hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh tái phát chính là dùng Đông y có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, giải quyết hiệu quả chứng đau đầu, nhức mắt do thiếu máu não gây ra.
Là sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho chứng đau đầu, đặc biệt là đau đầu mạn tính, Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương 5 chuẩn Đông y thế hệ 2 từ Dược phẩm Nhất Nhất là một trong những giải pháp được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng cũng như chuyên gia đánh giá cao.
Nhờ cơ chế tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh, sản phẩm đem lại hiệu quả thực sự vượt trội, giúp hết hoặc giảm hẳn đau đầu trong khoảng 2 - 5 ngày, đặc biệt là hạn chế bệnh tái phát trong thời gian dài, có thể tới vài năm khi dùng đúng, đủ liệu trình.
V - Một số cách hạn chế đau răng và đau đầu tại nhà
1. Đánh răng thường xuyên
Thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa fluoride là cách hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ răng. Lưu ý hãy chải sạch từng mặt của răng một cách kỹ lưỡng và sử dụng bàn chải lông mềm.
2. Loại bỏ thức ăn thừa sau khi ăn
Bạn có thể loại bỏ thức ăn thừa sau khi ăn bằng cách sử dụng chỉ nha khoa hoặc súc miệng bằng nước súc miệng có chứa các thành phần kháng khuẩn để bảo vệ răng miệng.
3. Khám răng định kỳ
Hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra định kỳ ít nhất hai lần/năm. Điều này giúp bạn sớm phát hiện và kịp thời khắc phục những vấn đề răng miệng.
Hy vọng những thông tin được cung cấp trên đây đã phần nào giúp người bệnh nắm rõ tình trạng đau răng đau đầu, từ triệu chứng, nguyên nhân để có thể đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất.