I - Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị buồn nôn
Có nhiều yếu tố khiến cơ thể mọi người đối diện với cảm giác đau tức tại thượng vị kèm buồn nôn, nôn. Dưới đây là một số nhân tố điển hình chúng tôi muốn nhắc đến cụ thể như sau:
1. Mắc bệnh lý về dạ dày
Khi người bệnh có hiện tượng đau thượng vị kèm buồn nôn có thể liên quan đến chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày hoặc khó tiêu. Lúc này dạ dày bị tấn công bởi khuẩn HP khiến lớp niêm mạc bị tác động nghiêm trọng.
Lớp mang bảo vệ niêm mạc bị bào mòn tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển ổ loét tại nên kích ứng đột ngột và đau âm ỉ vùng thượng vị, căng tức khó chịu khi di chuyển.
Ngoài ra, người bệnh có hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, ăn uống không có cảm giác ngon miệng, táo bón và tiêu chảy xen kẽ, giấc ngủ bị gián đoạn do đau bụng. Bệnh không được cải thiện đúng cách sẽ khiến dạ dày bị xuất huyết hoặc phát triển thành ung thư dạ dày.
2. Ngộ độc thực phẩm
Đau thượng vị buồn nôn kèm đi ngoài có thể liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm. Tình trạng này xảy ra do nhiễm khuẩn Salmonella, ăn phải các thực phẩm ôi thiu, chứa nhiều các chất độc hại, chất hóa học, vi khuẩn truyền nhiễm.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra ngay lập tức, sau vài giờ hoặc 1 - 2 ngày với các biểu hiện điển hình như:
- Chất độc hại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày gây đau vùng thượng vị như một cơ chế tự nhiên nhằm đẩy các tác nhân xấu ra bên ngoài.
- Cơn đau liên tục kèm nôn ói thức ăn và dịch lỏng ra ngoài. Sau khi nôn xong thì cơn đau giảm nhẹ đi, người cảm thấy dễ chịu nhẹ nhõm hơn.
- Người bệnh buồn đi vệ sinh gấp, phân lỏng, đau nhức đầu do mất nước thậm chí nặng hơn sẽ kèm theo cơn sốt, co thắt dạ dày.
- Do hệ thống miễn dịch phải “gồng mình” lên để chống chọi lại với trạng thái nhiễm trùng nên người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải cùng cơ bắp yếu.
Thực phẩm không đáp ứng chất lượng khiến khó chịu ở thượng vị kèm nôn mửa
3. Đau ruột thừa
Ruột thừa nằm tại ngã ba của ruột non và ruột già với kích thước nhỏ như ngón tay. Đối tượng bị đau ruột thừa sẽ xuất hiện cơn đau nhẹ sau đó đau dữ dội xung quanh vùng thượng vị.
Sau khoảng thời gian từ 2 - 10 giờ đồng hồ, cơn đau lan sang bên phía mạn sườn phải, âm ỉ kéo dài. Cơn đau có xu hướng tăng nặng hơn khi người bệnh ho, hắt hơi kèm triệu chứng bị sốt, nôn ói, tiêu chảy, chán ăn.
Đau ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa cần được xử lý nhanh chóng để loại bỏ đi phần ruột thừa bị viêm. Nếu không giải quyết nhanh chóng sẽ gây viêm phúc mạc và sốc ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh ruột thừa có triệu chứng nóng rát thượng vị buồn nôn
4. Đau thượng vị buồn nôn do bệnh về gan
Người mắc bệnh gan có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị, đau phía trên bên phải bụng, đau hạ sườn bên phải, người mệt mỏi, sốt, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, nước tiểu đậm, phân lỏng và nhạt màu.
Đặc biệt những người bị các bệnh viêm gan, xơ gan, sỏi mật, áp xe gan… thường có nguy cơ bị đau vùng thượng vị cao hơn so với những bệnh gan khác. Dưới tác động xấu từ môi trường, thói quen ăn uống khiến tỷ lệ người bị bệnh gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
5. Bệnh liên quan đến tim mạch
Bệnh lý tim mạch liên quan đến tim và mạch máu như bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, suy tim, cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành… Bệnh gây suy yếu chức năng của tim, mạch máu và giảm hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Một số biểu hiện liên quan đến người mắc chứng bệnh về tim mạch như:
- Những cơn đau thắt ở ngực hoặc ở phần bên dưới xương ức.
- Buồn nôn, chán ăn do dịch tích tụ trong gan mật, hệ tiêu hóa.
- Nhịp tim không đều, đánh trống ngực, chóng mặt ngất xỉu.
- Khó thở, người mệt mỏi kiệt sức, ho nhiều.
- Trong một số tình huống, khi đang bị đau tim người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau ở vùng thượng vị, buồn nôn, khó tiêu.
Các bệnh về tim mạch gây nên cơn đau vùng thượng vị kèm buồn nôn
6. Viêm tụy, viêm túi mật
Cơn đau thượng vị buồn nôn còn cảnh bảo người bệnh mắc chứng bệnh liên quan đến tụy hoặc túi mật. Căn bệnh này được biểu hiện cụ thể như sau:
- Viêm tụy: Viêm tụy cấp và mạn tính đều xuất hiện cơn đau liên tục tại thượng vị kèm theo cảm giác buồn nôn, đầy chướng bụng chán ăn. Những biểu hiện của bệnh khá giống với người bị bệnh dạ dày, nếu lơ là có thể để lại hậu quả nguy hiểm.
- Viêm túi mật: Người bệnh bị viêm túi mật, viêm đường mật dễ phát hiện các biểu hiện giống viêm tụy. Nguyên nhân do sỏi có kích thước lớn kích thích vào khu vực thành túi mật gây sưng viêm, đau tức thượng vị kèm theo nôn ói. Ở giai đoạn tiếp theo khi bệnh nặng hơn sẽ gây đau bên vùng hạ sườn phải, có khi cơn đau lan ra vai, sau lưng, sốt nhẹ, vàng da, đầy hơi buồn nôn.
7. Giun sán kí sinh
Nhiễm giun sán là bệnh liên quan đến lượng giun sán trong người nhiều, chui vào ống mật làm tắc nghẽn gây đau thượng vị buồn nôn, đau quanh rốn và tiêu chảy. Người bị nhiễm giun sán dễ mắc các bệnh về đường ruột, thiếu máu huyết da xanh xao, người sút cân, suy dinh dưỡng.
II - Đau tức thượng vị kèm buồn nôn có nguy hiểm không?
Những cơn đau quặn thắt dữ dội, nôn ói thức ăn cùng dịch ra bên ngoài sẽ giảm dần khi lượng thức ăn hết. Tuy nhiên chứng bệnh diễn ra trong thời gian dài báo hiệu cơ thể đang đối diện với các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau dai dẳng kéo dài nhiều ngày thì cần đi thăm khám nhanh chóng để tránh gây ra biến chứng. Trong đó phải kể đến chứng bệnh nguy hại sức khỏe của đau thượng vị kèm buôn nôn là viêm phúc mạc.
Phúc mạc là lớp màng mỏng bao phủ ở thành bụng và các hệ cơ quan ở khoang bụng. Khi lớp màng này bị nhiễm khuẩn thì khả năng bảo vệ các cơ quan khác bị giảm sút từ đó tạo cơ hội để các yếu tố gây hại tấn công. Nếu xảy ra hiện tượng khó chịu tại thượng vị kèm nôn mửa bạn nên thận trọng để tránh bị thủng dạ dày hoặc bệnh nguy hiểm khác.
III - Cách chữa đau thượng vị buồn nôn hiệu quả
Đau thượng vị buồn nôn khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Do đó để chứng bệnh nhanh giảm thì người bệnh nên vận dụng theo các biện pháp dưới đây:
1. Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống đúng cách là việc làm cần thiết để nâng cao thể trạng, cải thiện nhanh chóng biểu hiện bệnh đường tiêu hóa. Vậy nên trong chế độ ăn hàng ngày người đau vùng thượng vị kèm buồn nôn nên chú ý:
- Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng nhưng đủ chất như cháo, súp, canh… để cho dạ dày dễ tiêu hóa.
- Tích cực cung cấp rau xanh, trái cây tốt trong bữa ăn hàng ngày như bắp cải xanh, rau má, bí đỏ, bí đao, rau má, nước ép trái cây đu đủ, táo, nho, ổi, bưởi… để cải thiện tiêu hóa.
- Hạn chế những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn chứa nhiều chất béo để cơ quan tiêu hóa không chịu kích thích lớn.
- Giảm thiểu nước ngọt, bia rượu nhằm bảo vệ hệ thống cơ quan đồng thời tăng hứng thú khi ăn uống.
- Đừng ăn quá no hoặc để bụng quá đói mà cần tách thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Cần duy trì thói quen ăn uống hợp lý để bảo vệ đường tiêu hóa
2. Nghỉ ngơi khoa học, hạn chế căng thẳng
Cải thiện tâm trạng, tránh mệt mỏi tiêu cực trong cuộc sống là biện pháp ổn định sức khỏe. Bởi theo các nghiên cứu y học thì khi stress, cáu gắt, bực bội sẽ làm tổn hại tới hệ thống tiêu hóa gây đau thượng vị buồn nôn.
Để duy trì tinh thần thoải mái mọi người có thể tập yoga, thiền định hoặc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Ngoài ra bạn hãy trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc đi du lịch để cải thiện hoạt động não bộ, hạn chế bệnh tiêu hóa.
3. Tích cực rèn luyện, vận động
Việc tập luyện các môn thể thao như chạy bộ, cầu lông, tập yoga, tập thể hình… giúp khí huyết lưu thông tốt nuôi dưỡng các cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể. Ngoài ra các môn thể thao giúp mọi người dẻo dai, linh hoạt tạo nguồn năng lượng dồi dào, sức đề kháng tốt.
Cơ thể người bệnh có thể trạng tốt sẽ loại bỏ nhiều bệnh tật, giảm biểu hiện khó chịu như đau bụng thượng vị buồn nôn, nôn ói nhiều. Tuy nhiên khi tập luyện thể thao người bệnh cần lựa chọn bộ môn phù hợp để tránh tổn hại lớn tới sức khỏe.
Cần tích cực tham gia vận động, rèn luyện để lưu thông khí huyết
4. Dùng thuốc để giảm bớt khó chịu
Điều trị bệnh lý là giải pháp để người bệnh hạn chế chứng đau thượng vị buồn nôn khó chịu. Vì vậy người bệnh cần thực hiện thăm khám để bác sĩ lên liệu trình chữa trị phù hợp dựa trên nguồn gây bệnh.
4.1 Người bị viêm túi mật
Chữa trị bệnh viêm túi mật sẽ vận dụng giải pháp nội khoa và ngoại khoa. Ở giai đoạn đầu thì người bệnh được chỉ định truyền dịch, dùng thuốc ức chế thần kinh, thuốc kháng tiết và không dùng kháng sinh để điều trị bệnh.
Đối với đối tượng bệnh nặng cần tiến hành mổ nội soi hoặc dẫn lưu túi mật. Ngoài ra trong thời gian này người bệnh cần tẩy giun sán định kỳ, ăn chín uống sôi, dùng những thực phẩm có nguồn gốc an toàn, Đồng thời tích cực tập thể dục thể thao giúp tăng cường miễn dịch, lưu thông khí huyết đường mật.
4.2 Đối với người bị viêm dạ dày
Viêm dạ dày dễ xảy ra ở độ tuổi trung niên, hay tái phát nên cần điều trị nhanh chóng. Thông thường sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc đặc trị điển hình như:
- Các thuốc diệt trừ khuẩn HP - tác nhân nguy hiểm thường gặp gây bệnh về dạ dày.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm giúp nhanh lành các ổ viêm loét, cải thiện triệu chứng.
- Thuốc giảm tiết dịch vị, trung hòa acid trong dạ dày giúp ổn định lại hệ thống “phòng thủ" bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thuốc tân dược ghi điểm với khả năng loại bỏ nhanh triệu chứng nhưng không nên lạm dụng để tránh nhờn thuốc. Vì vậy Đông y là ưu tiên để trị bệnh an toàn lành tính mà còn hiệu quả với người bệnh nặng, dùng nhiều cách không khỏi.
Hiện nay Viên dạ dày Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất giúp khôi phục niêm mạc dạ dày, lưu thông khí huyết đồng thời thay đổi hoàn toàn cơ địa suy yếu. Người bệnh sau liệu trình dùng thuốc sẽ loại bỏ nhanh chứng đau thượng vị buồn nôn, bụng đầy hơi, khó tiêu, ăn uống kém.
Ngoài ra, viên uống giúp dạ dày ổn định khỏe mạnh, bảo vệ dạ dày trước các yếu tố tấn công như vi khuẩn HP. Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần cân đối lối sinh hoạt và dinh dưỡng để bệnh chuyển biến nhanh chóng.
Viên Dạ dày Ngự Y Mật Phương giúp thay đổi cơ địa người viêm dạ dày
4.3 Đối với các bệnh tim mạch
Căn cứ vào thực trạng bệnh và biểu hiện đau thượng vị buồn nôn mà bác sĩ chỉ định người bệnh giải pháp điều trị phù hợp. Tùy vào từng mức độ cụ thể của người bệnh được các bác sĩ cho dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Hiện nay biện pháp phẫu thuật tim chủ yếu như nong mạch, cắt mạch, thay thế van tim, máy tạo nhịp tim nhân tạo…
4.4 Đối với bệnh về gan
Gan là cơ quan nội tạng quan trọng giúp đào thải chất độc, thanh lọc cơ thể, duy trì sức khỏe ổn định. Các tế bào gan luôn phải chịu đựng tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn gây ra một số loại bệnh thường gặp như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan.
Điều trị bệnh về gan người bệnh chủ yếu dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, trị theo nguyên nhân gây bệnh tương ứng, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Người mắc bệnh gan mạn tính cần kiên trì dùng thuốc đúng liệu trình để khỏi dứt điểm, tránh tổn hại sức khỏe.
Đau thượng vị buồn nôn, đi ngoài là biểu hiện báo hiệu các căn bệnh gây tổn hại sức khỏe. Khi thấy có triệu chứng này, bạn cần kiểm tra sức khỏe để sớm khắc phục bệnh nhanh chóng. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với dược sĩ để được tư vấn cụ thể.