7 Nguyên nhân gây đau thượng vị khi mang thai ở bà bầu

2023-11-29 14:28:36

Hiện nay một số mẹ bầu xuất hiện trạng thái đau thượng vị khi mang thai khiến cuộc sống sinh hoạt bị tác động và nỗi lo khi ảnh hưởng đến thai nhi. Việc bà bầu bị đau thượng vị dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện đi cùng với đó là nhân tố hình thành khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến mọi người thông tin về chứng đau thượng vị khi mang bầu.

I - Nguyên nhân gây đau thượng vị khi mang thai

Cơn đau âm ỉ hoặc gò đột ngột tại khu vực thượng vị khi mang bầu tạo ra nhiều tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt. Vậy nên để hạn chế cơn đau tốt nhất thì mẹ bầu cần xác định chính xác nhân tố để đưa ra hướng cải thiện phù hợp.

1. Bầu đau thượng vị do cơ thể thay đổi

Khi mang bầu, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi về cân nặng, tính cách và nội tiết tố bên trong. Phần lớn ở giai đoạn cấn bầu, mẹ thường phát sinh các biểu hiện như: người mệt mỏi, tinh thần bực bội, thèm ngủ, không thiết tha ăn uống, buồn nôn.

Các biểu hiện ở mẹ bầu sẽ biến đổi nặng hay nhẹ dựa vào cơ thể mẹ. Tuy nhiên việc ốm nghén liên tục sẽ cản trở nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa khiến dạ dày tăng bài tiết axit dịch vị, xuất hiện cơn đau vùng thượng vị khi mang thai.

2. Mắc bệnh đường tiêu hóa

Nếu trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai, mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản… dễ gây đau vùng thượng vị. Các yếu tố sinh lý sẽ khiến chứng táo bón hoặc tiêu chảy, ợ chua, đầy hơi ở mẹ bầu trở nên nghiêm trọng.

nguyên nhân đau thượng vị khi mang bầu

Mẹ mắc bệnh đường tiêu hóa sẽ xuất hiện cơn đau thượng vị

3. Cơ thể căng thẳng, mệt mỏi

Tâm lý dễ bị kích động, tinh thần căng thẳng là vấn đề thường gặp phải ở những phụ nữ mang thai. Nỗi lo nuôi dưỡng em bé trong bụng, kinh tế trong gia đình đã khiến cho một số chị em cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng bất an.

Trạng thái tâm lý bất ổn tác động trực tiếp tới hệ thần kinh đường ruột, làm cho niêm mạc dạ dày trở nên nhạy cảm. Lớp niêm mạc chịu tổn thương và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…).

Khi xuất hiện các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa thì dễ gây ra chứng đau thượng vị khi mang thai, đầy bụng, tiêu hóa rối loạn.

4. Ăn uống không khoa học

Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng đối với mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Lúc này mẹ không chỉ nuôi cơ thể mà vẫn truyền dưỡng chất qua dây rốn để nuôi em bé. Vậy nên cơn đau thượng vị xuất hiện khi mang bầu có thể do chế độ và thói quen ăn uống không tốt.

Mẹ bầu sử dụng nhiều thức ăn cay nóng, món ăn chứa dầu mỡ, ăn quá no hay để bụng quá đói sẽ kích thích hệ tiêu hóa. Lúc này cơ quan tiêu hóa sản sinh nhiều axit hoặc tồn động thức ăn gây căng tức, khó chịu ở vùng thượng vị.

5. Đau thượng vị khi mang thai do tiền sản giật

Tiền sản giật khi mang thai bắt nguồn từ việc tăng huyết áp ở một số mẹ bầu, và đây cũng là nguyên nhân làm đau thượng vị. Tiền sản giật thường diễn ra ở tuần thứ 34 trở đi của thai kỳ, và có thể kéo dài nhiều tuần sau khi mẹ đã sinh nở.

Bên cạnh đau thượng vị, người phụ nữ tiền sản giật còn có các biểu hiện khác như: Tăng cân, nôn mửa, mắt nhìn kém, mắt nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu, giảm số lần đi tiểu hoặc thậm chí là không đi tiểu, đau bụng…

đau thượng vị khi mang bầu

Mẹ đau ở vùng thượng vị có thể do tiền sản giật

6. Các lý do gây bệnh khác

Phụ nữ mang bầu xảy ra cơn đau âm ỉ hoặc dồn dập tại vùng thượng vị còn bắt nguồn từ các bệnh lý khác như:

  • Bệnh về gan, mật: vì đây là 2 cơ quan giúp hỗ trợ và vận hành các cơ quan của hệ thống tiêu hóa. Khi bà bầu mắc bệnh gan mật thì có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa gây nên chứng đau thượng vị khi mang thai. Có thể kể đến một số bệnh về gan, mật có thể gặp phải mẹ mang bầu như: Polyp mật, viêm gan do virus (viêm gan A, B, C), sỏi mật…
  • Giun chui ống mật: Hiện tượng này làm cho vùng thượng vị của bà bầu bị đau tức, cơn đau có thể ở mức độ rất nặng, có thể kèm theo toát mồ hôi, sốt cao…
  • Bệnh về tuyến tụy: Bà bầu nếu mắc phải các bệnh như viêm tụy, suy tuyến tụy, ung thư tụy… khiến cho khu vực thượng vị bị đau.

II - Đau thượng vị dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Cơn đau thượng vị khi có bầu sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ đồng thời ngăn cản sự phát triển bình thường ở thai nhi. Dưới đây là góc nhìn về các tác động mà mẹ bầu có nguy cơ đối diện khi cơn đau thượng vị khi mang thai kéo dài liên tục:

Chán ăn, không ăn được nhiều

Cơn đau thượng vị làm cho phụ nữ mang bầu cảm thấy khó chịu, cản trở chuyện ăn uống, ăn không còn ngon miệng. Trạng thái chán ăn kéo dài khiến cơ thể mẹ bỉm thiếu hụt chất dinh dưỡng, tác động không tốt đến của thai nhi. Nhiều mẹ bầu không ăn uống được khiến thai nhi nhẹ cân, sinh thiếu tháng hoặc thậm chí là sẩy thai.

Rối loạn giấc ngủ

Nhiều mẹ bầu khi đi ngủ sẽ cảm thấy đau tức thượng vị làm cho khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ hoặc hay phải tỉnh dậy vào giữa đêm. Mẹ không nghỉ ngơi đủ giấc sẽ làm thể trạng suy kiệt, thai nhi chịu tác động từ mẹ làm cho tốc độ phát triển giảm sút.

đau thượng vị khi mang thai có nguy hiểm không

Mẹ bầu đau thượng vị sẽ gây cản trở đến chất lượng giấc ngủ

Tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý khác

Đau thượng vị có thể làm rối loạn chuyện ăn uống, sinh hoạt ở mẹ bầu, làm cho sức đề kháng cũng như sức khỏe tổng thể của mẹ bầu bị suy giảm đáng kể. Khi hệ miễn dịch giảm sút thì mẹ bầu dễ mắc bệnh liên quan đến chuyển hóa hoặc truyền nhiễm.

III - Cách giảm đau vùng thượng vị cho bà bầu hiệu quả

Căn cứ vào các nhân tố gây ra chứng đau thượng vị cho bà bầu thì hãy áp dụng cách cải thiện bệnh dưới đây:

1. Giảm đau thượng vị cho mẹ bầu bằng mẹo dân gian

Các đối tượng đau thượng vị khi mang thai ở mức độ nhẹ thì hãy lựa chọn các biện pháp hoặc nguyên liệu trong tự nhiên để bệnh chuyển biến.

  • Chườm ấm: Mẹ bầu dùng túi chườm rồi đặt lên vùng thượng vị trong khoảng 10 - 15 phút. Ngoài ra, bà bầu có thể cho nước nóng vào bình thủy tinh, sau đó đợi cho nước trong bình bớt nóng khoảng 45 độ C thì cho bình lăn qua lăn lại vùng thượng vị đến khi cơn đau giảm thì dừng lại.
  • Massage vùng thượng vị: giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng liên quan đến các vấn đề tiêu hóa như đau thượng vị, ợ hơi, đầy hơi. Mẹ bầu sử dụng ngón trỏ và ngón giữa đặt lên vùng thượng vị rồi xoay nhẹ theo vòng xoay đồng hồ với lực vừa đủ trong thời gian 5 - 7 phút.
  • Uống nước chanh mật ong: có tính kháng viêm và các chất chống oxy hóa giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nhanh cơn đau ở thượng vị.
  • Sử dụng trà gừng: Gừng có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu xung quanh thượng vị, giảm triệu chứng ở phụ nữ mang thai bị bệnh lý về dạ dày, kháng khuẩn, kháng viêm. Mẹ bỉm hãy gọt sạch vỏ, thái thành từng miếng nhỏ cho ra cốc sứ hoặc bát sứ. Dùng nước sôi rót nước sôi vào bát sứ/cốc sứ có gừng, ngâm gừng trong 10 phút.
massage bụng

Mẹ bầu thực hiện massage nhẹ nhàng để cải thiện cơn đau nhanh chóng

2. Xây dựng lại thói quen ăn uống

Ăn uống không khoa học, không hợp lý là yếu tố gây ra cơn đau thượng vị khi mang thai tái phát nhiều lần. Để chặn đứng cơn đau thượng vị khó chịu, mẹ bầu cần xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh như sau:

  • Không nên ăn quá no, hoặc bỏ bữa, hoặc ăn ít quá để bụng quá đói. Mẹ bầu nên ăn với một lượng thức ăn vừa phải, trong quá trình ăn uống thì nên nhai thật kỹ để tránh làm rối loạn hoạt động của dạ dày.
  • Nên uống đầy đủ nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 2 lít nước để cải thiện quá trình tiêu hóa, tránh thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn mà lưu trữ ở dạ dày gây ra đau thượng vị hoặc trào ngược dạ dày.
  • Nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa, món ăn dạng lỏng mềm như: Cháo, nước canh, canh, món hầm…
  • Mẹ bầu sau khi ăn no nên di chuyển nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa, tránh nằm ngay sau ăn.
  • Tránh xa những loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa như: Đồ uống có chứa cồn, cafein, chất kích thích hoặc món ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua cay…

3. Điều chỉnh nhịp độ sinh hoạt

Sinh hoạt khoa học và lành mạnh là “chìa khóa” quan trọng giúp duy trì sức khỏe tốt, giảm căng thẳng mệt mỏi và hạn chế cơn đau thượng vị khi mang thai. Mẹ bầu nên áp dụng một số biện pháp khoa học trong sinh hoạt như sau:

  • Ăn uống đủ bữa, có thể ăn thêm một số bữa phụ có trái cây, rau xanh để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Điều này hạn chế dạ dày co bóp quá mức gây đau thượng vị và hỗ trợ chu trình trưởng thành của em bé trong bụng mẹ.
  • Cải thiện giấc ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn: Để hạn chế cơn đau thượng vị tái phát thì mẹ bầu nên chú trọng vào cải thiện giấc ngủ của bản thân mình. Mẹ nên đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực trong cuộc sống: mẹ bầu cần giữ cho bản thân mình lối suy nghĩ tích cực, lạc quan trong cuộc sống.
  • Tìm hiểu kiến thức về mang thai và sinh sản để chuẩn bị tâm lý vững vàng, sức khỏe tốt để sẵn sàng cho hành trình mang thai, sinh nở được thuận lợi hơn.
đau thượng vị khi mang thai nên làm gì

Giữ tinh thần thoải mái để tránh tạo áp lực tâm lý

IV - Khi nào bà bầu bị đau thượng vị cần khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp nguy hiểm, cơn đau thượng vị ở mẹ bầu ngày càng trở nên dữ dội, tăng dần tần suất cơn đau và không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu cần khẩn trương đến ngày các bệnh viện để được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, bà bầu nếu xuất hiện các dấu hiệu đi kèm nghiêm trọng như sau thì cũng cần đi khám bác sĩ ngay lập tức như:

  • Phân màu đen, trong phân có máu.
  • Sốt cao từ 38.5 độ C khoảng thời gian dài.
  • Đau tức ngực, khó thở.
  • Ngất xỉu, nôn ra máu.

Đau thượng vị khi mang thai là một trong những hiện tượng bất thường, mẹ bầu tuyệt đối không thể chủ quan và nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, điều trị. Bài viết chia sẻ thông tin đến mẹ bầu hiểu rõ chứng bệnh để ổn định sức khỏe và không tác động tiêu cực đến thai nhi.

Lên đầu trang
Loading