Đau thượng vị đi ngoài tiêu chảy phải làm sao để khắc phục?

2024-04-12 15:36:13

Cơ thể xảy ra chứng đau thượng vị tiêu chảy cần khai thác yếu tố gây ra triệu chứng để có hướng cải thiện nhanh chóng. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì bạn cần chú trọng để cải thiện dứt điểm bệnh lý. Vì vậy nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mọi người những thông tin quan trọng, hữu ích về chứng đau thượng vị đi ngoài.

I - Cách nhận biết đau thượng vị tiêu chảy

Vùng thượng vị nằm ở trên rốn và phần dưới xương ức - nơi có nhiều cơ quan tiêu hóa như dạ dày, thực quản, mật, tụy. Người bệnh dễ dàng cảm nhận cơn đau thượng vị đi ngoài xảy ra qua các biểu hiện sau:

  • Đau dai dẳng từng cơn hoặc đau quằn quại có phần dữ dội khiến cơ thể uể oải, chán nản. Đau vùng thượng vị xuất hiện ngay khi ăn hoặc sau 1 - 2 tiếng khi kết thúc bữa ăn.
  • Người bệnh cảm thấy nóng hừng hực tại vùng ngực và cổ, đau nhói, hơi châm chích ở vùng bụng.
  • Đi đại tiện có phân lỏng kèm mùi hôi khó chịu, tần suất đi khoảng 3 - 5 lần hoặc nhiều hơn trong ngày. Nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra nhiều ngày khiến người bệnh mất nước, chất điện giải, buồn nôn rất nguy hiểm.
  • Các biểu hiện khác đi kèm theo như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, khó nuốt, thở khó khăn.
thế nào là đau thượng vị tiêu chảy

Cơn đau âm ỉ diễn ra trong thời gian dài kèm đại tiện có mùi hôi khó chịu

II - Nguyên nhân gây đau thượng vị đi ngoài

Để điều trị chứng đau thượng vị tiêu chảy hiệu quả, nhanh chóng thì người bệnh cần xác định cụ thể nhân tố gây bệnh. Một số yếu tố khiến cơ quan tiêu hóa gặp tổn hại bao gồm:

1. Nhiễm trùng tiêu hóa

Nhiễm trùng tiêu hóa là bệnh cực kỳ phổ biến, lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống, thực phẩm và nguồn nước bẩn, bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng.

  • Người bệnh có đặc trưng đi đại tiện vài ngày liền, phân lỏng nước có nhớt, có khi bị táo bón rặn khó.
  • Cảm giác buồn nôn, có khi sốt nhẹ, người bệnh không thiết tha ăn uống gì.
  • Khi bệnh trở nặng sẽ xuất hiện những cơn đau bụng vùng trên rốn, đầy chướng bụng, đau co thắt vùng bụng.

2. Cơ thể bị dị ứng

Dị ứng là cách phản ứng quá mức với yếu tố lạ (dị nguyên) nào đó khi tấn công vào cơ thể. Việc phản ứng này xảy ra do thức ăn, lông động vật, phấn hoa, lông của côn trùng gây ngứa ngáy.

Dựa vào các nhân tố mà cơ thể xuất hiện các biểu hiện bệnh khác nhau. Nếu đối tượng phản ứng với thực phẩm, đồ ăn kém chất lượng sẽ phát sinh hiện tượng nôn mửa, đau thương vị tiêu chảy.

Người bệnh chỉ cần dùng lượng thức ăn nhỏ sẽ bị nổi mẩn đỏ, khó thở… xảy ra trong thời gian ngắn sau ăn. Bất kể nhóm nguyên liệu nào cũng có thể phát sinh dị ứng nhất là lúa mì, sữa, hải sản, các loại có vỏ nên người đau thượng vị đi ngoài nên thận trọng sử dụng.

3. Bệnh về dạ dày

Viêm dạ dày mạn tính và viêm dạ dày hành tá tràng là căn bệnh điển hình có liên quan đến hệ tiêu hóa. Bệnh tạo ra các ổ viêm, vết loét nghiêm trọng tại khu vực niêm mạc hoặc tá tràng.

Người bệnh dễ phát sinh các biểu hiện khó chịu, gây bất tiện trong sinh hoat như: đau bụng âm ỉ, có khi nóng rát bỏng vùng thượng vị, tiêu chảy hoặc táo bón, tiêu hóa kém. Sau khi ăn xong cảm thấy đầy hơi tức bụng, ợ hơi ợ chua, giấc ngủ bị gián đoạn do những cơn đau nặng bụng.

4. Tiêu chảy cấp tính

Đau thượng vị tiêu chảy còn xảy ra khi người bệnh mắc chứng tiêu chảy cấp tính. Nhân tố gây ra là do vi khuẩn có trong nguồn nước bẩn, thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, môi trường kém tấn công vào cơ thể.

Người bệnh đau thượng vị đi ngoài có một số triệu chứng điển hình như:

  • Đột ngột đi ngoài phân lỏng, toàn nước kèm theo nôn ói nhiều hơn 3 lần, bị kéo dài trong khoảng một tuần.
  • Cơn đau âm ỉ, đau nhói, đau tăng lên khi đi ngoài.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, gầy sút cân.

5. Hội chứng ruột kích thích

Ruột kích thích là chứng bệnh liên quan đến đường ruột có tên khác như viêm đại tràng co thắt. Người bệnh có các dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa, bụng khó chịu, căng chướng, tiêu chảy và táo bón đan xen.

Việc cơ thể bị đi ngoài kèm đau thượng vị kéo dài do đường ruột nhạy cảm với việc đào thải chất dư thừa tại dạ dày. Cơn đau sẽ ập đến bất ngờ, hoạt động tiêu hóa bị rối loạn dai dẳng khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên giấc, tâm lý càng ngày bất an.

nguyên nhân đau thượng vị tiêu chảy

Cơn đau tức vùng thượng vị kèm đi ngoài do mắc hội chứng ruột kích thích

6. Kích ứng do thuốc hoặc rượu bia

Sau khi dùng bia rượu thì chất cồn được chuyển thẳng đến dạ dày làm tăng mức độ co bóp làm cho đại tràng không hấp thụ nước như bình thường. Khi quan sát thì tính chất phân của người uống bia rượu bị loãng, chảy nước báo hiệu chứng đau thượng vị tiêu chảy.

Rượu bia tạo nên tác động xấu tới niêm mạc đường tiêu hóa khiến cơ quan tiêu hóa bị yếu từ đó tăng nguy cơ tiêu chảy. Các đối tượng có sẵn bệnh về đường ruột sẽ bị đi ngoài sau khi uống bia rượu xong. Người bị thiếu ngủ liên tục khiến hệ tiêu hóa nhạy cảm cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của đồ uống có cồn.

7. Cơ thể căng thẳng, mệt mỏi

Trạng thái tinh thần, tâm lý có mối quan hệ mật thiết trong việc hình thành và phát triển bệnh dạ dày. Stress, căng thẳng khiến dạ dày phải co bóp gây áp lực lên thành dạ dày, tiết dịch vị acid nhiều.

Lúc này dạ dày giảm khả năng tự bảo vệ và xuất hiện cơn đau nhói, co thắt vùng thượng vị kèm theo hiện tượng đi lỏng. Vậy nên trong cuộc sống thường ngày, người bệnh cần phải giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

III - Đau thượng vị kèm tiêu chảy có nguy hiểm không?

Đau thượng vị đi ngoài diễn ra trong thời gian dài không giảm gây tổn thương hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh có nguy cơ đối diện với các bệnh lý dưới đây:

Xuất huyết tiêu hóa

Đau thượng vị diễn ra dài ngày tiềm ẩn nguy cơ bị viêm dạ dày mạn tính. Lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét nặng dẫn đến vỡ mạch máu, chảy máu khó cầm. Khi hệ tiêu hóa bị chảy máu thì người bệnh nôn ói liên tục đồng thời đau bụng dữ dội.

Suy nhược, sụt cân

Hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định khiến người bệnh chán ăn, ăn uống kém, hấp thu dinh dưỡng kém đi. Lâu ngày khiến cơ thể gầy yếu, thiếu chất, suy nhược, cân nặng giảm nhanh chóng và chứng đau thượng vị tiêu chảy trở nặng.

đau thượng vị đi ngoài có nguy hiểm không

Cơ thể đi ngoài liên tục khiến mất nước, cạn kiệt sức khỏe

Tăng nguy cơ bị bệnh trĩ

Cơ chế gây ra trĩ do áp lực vùng hậu môn - trực tràng tăng lên khiến phình giãn đám tĩnh mạch, lâu ngày ứ máu tạo thành búi trĩ gây ra nhiều đau đớn, phiền toái. Thực tế có nhiều yếu tố gây ra bệnh trĩ như táo bón kéo dài, tiêu chảy liên tục.

Khi cơ thể đối diện với chứng táo bón và tiêu chảy sẽ tạo áp lực lên tĩnh mạch gây căng phồng, sưng giãn, ứ máu. Ngoài ra, đau bụng vùng thượng vị đi ngoài còn tác động xấu đến giấc ngủ, sinh hoạt, hiệu suất lao động.

IV - Đau thượng vị kèm đi ngoài phải làm sao?

Đau thượng vị đi ngoài tiêu chảy có liên quan trực tiếp tới hoạt động hệ thống tiêu hóa, bệnh lý liên quan. Lời khuyên cho người bệnh là cần đi thăm khám, điều trị sớm, điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt sao cho lành mạnh.

1. Thăm khám, điều trị bệnh lý liên quan

Việc kiểm soát bệnh giúp mọi người có sức khỏe tốt, ngăn chặn phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Đối với người đau thượng vị tiêu chảy bắt nguồn từ bệnh dạ dày, tá tràng có thể dùng các nhóm thuốc dưới đây:

  • Thuốc giúp kiểm soát acid bên trong dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu.
  • Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP - nhân tố chủ đạo gây bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng giúp khỏi bệnh triệt để, tránh tái phát.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng hạn chế tổn thương niêm mạc, nhanh chóng phục hồi các ổ viêm loét.
  • Khi bị hội chứng ruột kích thích sẽ kết hợp điều trị nội khoa, dùng các thuốc chống táo bón, tiêu chảy, diệt trừ vi khuẩn ở đường ruột.

Trị bệnh dạ dày theo hướng Đông y được nhiều người lựa chọn vì hạn chế bệnh tái phát và tránh bị nhờn thuốc, không gặp phản ứng phụ. Trong đó điều trị bệnh dạ dày bằng Đông y thế hệ 2 là xu hướng được đánh giá cáo trên thị trường.

Ngự y mật phương chỉ rõ, bệnh về dạ dày có liên quan tới cơ địa do đó nếu không điều chỉnh được cơ địa người bệnh trở về bình thường thì khó khỏi hẳn, dễ tái phát trở lại.

Viên dạ dày Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất tác động trực tiếp vào cơ địa (nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày) giúp ổn định niêm mạc dạ dày, khôi phục khả năng tự kháng bệnh dạ dày của cơ thể. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng đau, nóng rát thượng vị, buồn nôn, đi ngoài…

Dùng đúng, đủ liệu trình kết hợp tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ ngăn ngừa tái lại trong thời gian dài. Vậy nên các sản phẩm được bào chế từ bài thuốc dạ dày bí truyền trong Ngự y mật phương tạo nên chuyển biến tích cực.

đau bụng vùng thượng vị kèm tiêu chảy

Thuốc cải thiện bệnh đau dạ dày dày - nhân tố dẫn đến cơn đau vùng thượng vị

2. Dùng thuốc chống tiêu chảy

Đối với triệu chứng đau thượng vị tiêu chảy ở mức độ nhẹ có bù nước, chất điện giải cùng nhóm chất theo cách dân gian. Các đối tượng tiêu chảy nặng có thể dùng nhóm thuốc trị bệnh đau thượng vị đi ngoài dưới đây:

  • Thuốc tiêu chảy Berberin: Loại thuốc có nguồn gốc thảo dược với công dụng kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn, ký sinh trùng ở ruột phát triển.
  • Thuốc tiêu chảy Codein: Có công dụng trong việc giảm cơn co thắt tại vùng bụng đồng thời ngăn chặn vi khuẩn gây tiêu chảy hình thành.
  • Thuốc Smecta: là dòng thuốc kháng sinh giúp giảm tần suất số lần đi ngoài đồng thời tránh đau bụng, tăng khả năng ổn định đường ruột.
  • Oresol: là nhóm thuốc chống tiêu chảy mất nước giúp người bệnh cải thiện trạng thái nhanh chóng.

3. Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng

Khi người bệnh có các biểu hiện đau thượng vị tiêu chảy có thể điều chỉnh thông qua các chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là các nguyên liệu phù hợp để ổn định chức năng đường ruột như:

  • Ưu tiên các nhóm nguyên liệu cầm tiêu chảy, dễ tiêu hóa như khoai tây, khoai lang, gạo, chuối, táo…
  • Tăng cường bổ sung nước, khoảng 2 - 2,5 lít nước để giúp bù nước và chất điện giải cho cơ thể.
  • Tránh ăn và uống các thực phẩm gây tổn hại niêm mạc dạ dày, tá tràng như thực phẩm có gas, chứa nhiều acid, gia vị cay nóng.
  • Nên ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn vì giúp ổn định đường tiêu hóa, hạn chế táo bón, tiêu chảy.
  • Không nên uống nhiều bia rượu cà phê, trà đặc bởi chứa hoạt chất kích thích niêm mạc tiêu hóa gây tiêu chảy nặng hơn.
  • Ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm tải gánh nặng cho dạ dày.
đau thượng vị tiêu chảy nên ăn gì

Cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hiệu quả để loại bỏ bệnh

4. Tích cực rèn luyện cơ thể

Rèn luyện thể thao, vận động nhẹ nhàng giúp người bệnh ổn định sức khỏe, nâng cao chức năng đường ruột và chống táo bón, đau thượng vị đi ngoài nhanh chóng. Vì vậy các đối tượng mắc chứng đau thượng vị tiêu chảy nên tích cực tập luyện thể dục, thể thao.

Ngoài ra, rèn luyện giúp điều hòa khí huyết, vận chuyển oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng các cơ quan tạng phủ, phòng tránh bệnh đường ruột. Khi vận động còn giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, nhanh đói từ đó ăn uống ngon miệng, ngủ ngon sâu giấc, đầu óc tỉnh táo, sảng khoái.

5. Kết hợp biện pháp dân gian

Các biện pháp dân gian có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện cơn đau khó chịu tại khu vực thượng vị. Do đó khi đau thượng vị đi ngoài bạn có thể vận dụng các biện pháp sau:

Uống trà hoa cúc

Theo các nghiên cứu, trong trà hoa cúc có hoạt chất kháng viêm giúp thư giãn cơ dạ dày, thực quản, dịu đi cơn đau co thắt nhanh chóng. Uống trà hoa cúc đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra, người bệnh đau thượng vị tiêu chảy có thể dùng trà gừng, giấm táo để cải thiện chứng bệnh hiệu quả.

Chườm ấm

Chườm ấm giúp lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bụng và giảm nhanh cơn đau thượng vị hoặc co thắt bụng vùng dưới. Người bệnh cần dùng túi chườm nóng hoặc chiếc khăn ấm cuộn lại cho gọn gàng rồi đặt lên khu vực đau từ 7 - 10 phút.

chườm ấm giảm đau thượng vị

Thực hiện chườm ấm để giảm cảm giác khó chịu vùng bụng

Uống nước muối ấm

Khi xuất hiện cơn đau tại thượng vị kèm theo biểu hiện tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu thì bạn nên uống nước muối ấm. Khi pha nước ấm và muối tinh cần đáp ứng theo tỷ lệ 1:10 để sử dụng. Uống một vài lần trong ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt, giảm đau bụng tiêu chảy cực tốt.

Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ những nguyên nhân và biện pháp cải thiện cơn đau thượng vị tiêu chảy đơn giản. Tuy nhiên trong thời gian dài mà trạng thái đau thượng vị đi ngoài vẫn xảy ra bạn cần thăm khám để có hướng giải quyết nhanh chóng.

Lên đầu trang
Loading