Đau thượng vị từng cơn cảnh báo bệnh gì? Nguy hiểm không?

2023-08-09 15:48:51

Đau thượng vị từng cơn ban đầu chỉ là những cơn đau âm ỉ nhưng dần dần nghiêm trọng khi lan ra sau lưng. Cơn đau không chỉ lặp lại nhiều lần mà còn xảy ra vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị tác động nghiêm trọng. Đừng xem nhẹ cơn đau này vì có thể là báo hiệu nhiều bệnh lý do đó bạn nên chủ động tìm hiểu về nó qua nội dung sau!

I - Nhận biết đau vùng thượng vị từng cơn

Đầu tiên, người bệnh cần xác định thượng vị nằm phía bên trên rốn và tiếp giáp vùng dưới xương ức. Người bệnh đau thượng vị từng cơn trải qua cơn đau có tần suất liên tục với mức độ dữ dội. Cơn đau khởi phát âm ỉ nhưng cường độ sẽ lan tỏa tăng dần, chảy mồ hôi đầm đìa.

Đau thượng vị theo cơn rút cạn sức lực làm người bệnh không muốn làm việc, ăn kém từ đó khiến bệnh trở nặng. Đau thượng vị quặn theo cơn diễn ra theo chu kỳ do biến chứng của nhiều bệnh lý liên quan. Trạng thái điển hình của cơn đau ở người bệnh như sau:

  • Đau quặn theo cơn ở thượng vị xảy ra vào ban đêm: những cơn đau quặn thắt, dồn dập kéo đến đi kèm dấu hiệu ợ hơi, chướng bụng, nóng rát thượng vị
  • Đau nhói từng cơn vùng thương vị rồi lan ra sau lưng: ban đầu sẽ thấy đau dữ dội tại thượng vị sau đó tản đều ra sau lưng bên trái hoặc bên phải, cơn đau diễn ra âm ỉ trong thời gian dài.
  • Buồn nôn, thở khó khăn.
  • Bụng chướng, khó tiêu kèm chứng khó nuốt.
  • Vùng bụng quanh rốn nóng rát hoặc châm chích nhẹ.
đau bụng vừng thượng vị từng cơn là gì

Đau bụng vùng thượng vị xuất hiện chủ yếu vào ban đêm

II - Đau thượng vị từng cơn cảnh báo bệnh gì?

Theo các chuyên gia, đau thượng vị từng cơn có nhiều biểu hiện đa dạng là do nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Nguyên nhân chủ đạo khiến thượng vị đau nhói từng cơn do bệnh đau dạ dày cùng chúng rối loạn tiêu hóa ngắn và dài hạn. Việc này được biểu hiện cụ thể như sau:

1. Bệnh đau dạ dày

Theo các chuyên gia, đau nhói từng cơn vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Dưới đây là thống kê một số bệnh liên quan đến dạ dày khiến vùng thượng vị khó chịu:

Loét dạ dày

Nếu ở thời điểm ban đầu, bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng như đầy hơi, nôn mửa, hay chướng bụng… thì khi loét dạ dày trở nặng sẽ gây ra cơn đau quặn thắt tại vùng thượng vị. Đừng chủ quan vì bệnh càng nặng thì biến chứng tại dạ dày sẽ càng nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày gặp phải các cơn đau ngắn hoặc kéo dài và đau dữ dội khi gập người lên phía trước. Ngoài đau thượng vị từng cơn thì bệnh nhân còn phải chịu đựng cảm giác bị ợ chua, nóng rát ngực… Nếu không xử lý, cơn đau thượng vị sẽ ngày càng nặng, dễ gây viêm loét thực quản…

trào ngược dạ dày gây đau thượng vị quặn từng cơn

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây đau thượng vị theo cơn

Thủng dạ dày

Những bệnh nhân bị loét hoặc xuất huyết dạ dày mà chủ quan thì các biến chứng nặng như thủng dạ dày sẽ ập đến.

Lúc này, bạn sẽ phải chịu những cơn đau như có dao đâm hoặc bụng căng cứng khó chịu. Cơn đau diễn ra liên tục với mức độ thường xuyên khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược thậm chí là ngất lịm.

Xuất huyết dạ dày

Bệnh xảy đến do niêm mạc dạ dày bị chảy máu, gây đau thượng vị từng cơn, nôn ra máu, người toát mồ hôi, nôn nao…

Tốt nhất bạn đừng để các triệu chứng này kéo dài, gây mất máu quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến biến chứng nặng nề.

2. Viêm thực quản

Thực quản đảm đương nhiệm vụ dẫn truyền thức ăn từ khoang miệng đi xuống dạ dày. Khi cơ quan này bị viêm hoặc xuất hiện tổn thương sẽ khiến khu vực thượng vị trở nên khó chịu. Bệnh có thể kèm theo biểu hiện nôn mửa, người bệnh cảm thấy nóng rát hoặc là đau ngực, hoặc sẽ thấy khó nuốt khi ăn…

3. Bệnh về về gan mật

Những chứng bệnh như xơ gan, viêm gan hoặc những diễn biến bất thường tại tuyến mật như polyp túi mật, hoặc là bệnh sỏi mật… cũng gây ra những cơn đau nhói từng cơn tại khu vực thượng vị.

Ở một số đối tượng người bệnh bị giun chui được vào ống mật cũng có thể gây ra những cơn đau thượng vị dữ dội, gây khó chịu cực độ cho bệnh nhân.

lý do đau bụng vùng thượng vị từng cơn

Bệnh lý liên quan đến gan mật khiến đau thượng vị từng cơn dữ dội

4. Bệnh liên quan đến tuyến tụy

Nếu bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh như viêm tụy cấp hoặc mãn tính, ung thư đầu tụy thì cơn đau thượng vị cũng có thể được hình thành. Người bệnh thường sẽ gặp thêm các triệu chứng như nôn mửa, chảy máu tiêu hóa khiến cuộc sống bị đảo lộn nghiêm trọng.

5. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là khi một người ăn phải sử dụng món ăn mang những độc tố, virus… gây hại đến cơ thể. Lúc này, bệnh nhân rất dễ bị buồn nôn, tiêu chảy, người mệt mỏi vì mất nước.

Ngoài ra, họ có thể gặp phải cơn đau khởi phát từ thượng vị sau đó lan xuống khu vực bên dưới hoặc là giữa bụng. Khi cơn đau diễn ra dữ dội hơn có thể gây sốt, ớn lạnh khiến sức khỏe sa sút nghiêm trọng.

III - Đau quặn từng cơn vùng thượng vị có nguy hiểm không?

Nhìn chung, những cơn đau thượng vị từng cơn hầu như không gây nguy hiểm đến người nhận. Bệnh nhân có thể khắc chế được cơn đau thượng vị ngay tại nhà nếu thực hiện cách chăm sóc khoa học.

Tuy nhiên một số trường hợp, đau nhói từng cơn vùng thượng vị biểu hiện trạng thái, mức độ, tần suất cơn đau khác nhau. Nếu không được khắc phục đúng căn nguyên gây bệnh sẽ đe dọa tới sức khỏe thậm chí là tính mạng.

Vì vậy người bệnh cơn đau diễn ra liên tục, nôn mửa kéo dài, bụng cứng cần đến địa chỉ y tế uy tín để thăm khám nhanh chóng. Dựa trên các phương pháp hiện đại, bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về bệnh và có hướng chữa trị đúng đắn.

IV - Cách chữa trị đau nhói từng cơn vùng thượng vị hiệu quả

Đau quặn theo cơn vùng thượng vị khiến sức khỏe và nhịp độ cuộc sống bị thay đổi. Vì vậy căn cứ vào nguyên nhân hình thành bệnh mà người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa dưới đây:

1. Dùng thuốc chữa dứt điểm bệnh

Khi cơn đau vùng thượng vị diễn biến ngày càng dữ dội, bạn cần đi khám ngay. Nếu đau nhói từng cơn vùng thượng vị do dạ dày thì cần dùng thuốc như: thuốc kháng axit, thuốc chống viêm không steroid hay thuốc chẹn H2 để ức chế cơn đau.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị đau thượng vị từng cơn do dạ dày mạn tính hoặc do chức năng dạ dày suy yếu thì việc ức chế cơn đau tạm thời bằng thuốc tân dược là chưa đủ. Lúc này, ngoài việc giảm đau tạm thời thì phục hồi chức năng cơ quan tiêu hóa này quan trọng hơn cả.

Chỉ Đông y thế hệ 2 mới đem tới tác dụng kép, vừa ức chế đau thượng vị theo cơn do dạ dày và hồi phục chức năng của dạ dày tốt nhất. Ngày nay chỉ có viên dạ dày Ngự y mật phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới đáp ứng trọn vẹn các quy chuẩn nghiêm ngặt của Đông y thế hệ 2.

Nhờ được bào chế theo bài thuốc quý trong Ngự y mật phương (gồm các bài thuốc chữa bệnh cho vua), viên uống có thể tác động tới nguồn căn gây bệnh dạ dày, thay đổi cơ địa dạ dày yếu của người bệnh.

Từ đó phục hồi những vùng niêm mạc dạ dày đang chịu thương tổn, cân bằng lại axit dịch vị, giúp sức khỏe người bệnh ngày càng bình ổn, giảm hẳn triệu chứng ngay từ liệu trình đầu.

Sản phẩm là kết quả của quá trình tinh chỉnh công thức bởi các dược sĩ hàng đầu, được sản xuất tại nhà máy đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm định thuốc (đạt chuẩn GMP-WHO) nên bạn có thể an tâm tin dùng.

thuốc chữa đau thượng vị từng cơn

Thuốc Đông Y thế hệ 2 giảm chứng đau thượng vị do dạ dày gây ra

2. Áp dụng mẹo dân gian để giảm đau

Những mẹo dân gian để giảm đau thượng vị từng cơn thường sử dụng thảo mộc pha trà để xoa dịu tiêu hóa để ngăn chặn những cơn đau bụng trên, điển hình như:

  • Trà gừng: Gừng chứa các hoạt chất giúp chống khó tiêu, trung hòa axit dư thừa đang ứ đọng bên trong dạ dày hay thực quản để giảm cơn đau thượng vị. Bạn chỉ cần thái 2 - 3 miếng gừng rồi cho vào cốc nước sôi hãm từ 2 - 3 phút rồi sử dụng.
  • Trà bạc hà: Loại trà này cũng có thể xoa dịu những cơn đau tại vùng bụng trên và xử lý tốt chứng khó tiêu. Người bệnh dùng lá bạc hà tươi hoặc lá bạc hà phơi khô hãm lấy nước uống vào các buổi sáng để xoa dịu niêm mạc dạ dày.
  • Trà hoa cúc: Dùng hoa cúc hãm trà sẽ giúp xoa dịu dạ dày nhờ đó chứng đau thượng vị từng cơn hay ợ chua thuyên giảm đáng kể. Bạn dùng hoa cúc khô hãm với nước nóng và uống trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ để có hiệu quả cao nhất.
  • Trà mật ong: nguyên liệu tuyệt vời có tính kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm cực hiệu quả. Mật ong thực hiện nhiệm vụ giảm tiết dịch vị axit và hồi phục vết loét trong niêm mạc từ đó giảm cơn đau thượng vị. Bạn chỉ cần pha 1 thìa mật ong cùng nước ấm uống vào buổi sáng hoặc buổi tối để có hiệu quả cao nhất.
chữa đau nhói từng cơn vùng thượng vị

Sử dụng trà mật ong để giảm cơn đau nhói tại thượng vị

3. Cân đối dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý

Những yếu tố dưới đây liên quan đến chế độ sinh hoạt là điều bạn cần phải lưu tâm để phòng ngừa nguy cơ bị đau thượng vị:

  • Ăn uống khoa học: dùng thực phẩm sạch, có kết cấu mềm, dễ nuốt… để giảm áp lực nặng nề đến hệ thống tiêu hóa. Đồng thời hãy đảm bảo ăn uống đúng bữa, tập uống đủ nước hàng ngày và tăng cường các thực phẩm tốt cho dạ dày như bí đao, khoai tây… trong chế độ ăn.
  • Nghỉ ngơi điều độ: Thông thường, đau thượng vị từng cơn có thể ập đến với tính chu kỳ khi người bệnh phải làm việc quá độ. Cơn đau sẽ nặng hơn nếu bạn vẫn làm việc quá mức và giảm đi nếu bạn nghỉ ngơi. Vì vậy, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng tác động trực tiếp đến việc phòng ngừa cơn đau thượng vị.
  • Tập thể dục: Thói quen tập luyện luôn tác động tích cực đến sức khỏe nếu thực hiện đúng cách. Nó sẽ giúp tăng đề kháng cho cơ thể, hạn chế sự phát tán các cơn đau tại hệ tiêu hóa.
chữa đau thượng vị từng cơn

Tập thể dục khoa học giúp giảm các bệnh lý gây nên cơn đau ở thượng vị

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin trọng điểm về chứng đau thượng vị từng cơn, đặc biệt là cách để kiểm soát được cơn đau này. Tùy theo diễn biến bệnh, bạn cần chọn đúng cách để ức chế được cơn đau nhằm tránh tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe.

Lên đầu trang
Loading