I - Thuốc chữa đau thượng vị sử dụng khi nào?
Đau thượng vị là cơn đau bắt nguồn từ những lý do điển hình như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng, ăn quá no… Tuy nhiên, đó cũng có thể là do các bệnh lý như: dạ dày tá tràng bị viêm nhiễm, trào ngược axit thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison, viêm loét thực quản…
Các trường hợp đau thượng vị do thói quen ăn uống, sinh hoạt như đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa có thể cải thiện thông qua việc thay đổi thói quen hàng ngày. Nếu cơn đau vùng thượng vị là do bệnh lý gây nên cần có phương pháp điều trị đặc hiệu để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Thuốc đau thượng vị được sử dụng cho đối tượng khó tiêu, dạ dày - đại tràng vị loét hoặc trào ngược vùng thực quản. Tùy từng bệnh lý và thể trạng của người bệnh bác sĩ sẽ có đơn thuốc riêng vì vậy không được tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Cần uống thuốc trị đau thượng vị khi triệu chứng do bệnh lý gây ra
II - Các loại thuốc chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả
Đau vùng thượng vị khiến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người bệnh giảm sút nhanh chóng. Phần lớn lý do gây đau thượng vị đều bắt nguồn từ dạ dày, căn cứ vào biểu hiện bệnh mà mọi người có thể dùng thuốc đau thượng vị dạ dày dưới đây:
1. Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông y Thế hệ 2
Đây là một sản phẩm Đông y thế hệ 2, vì vậy có hiệu quả vượt trội hơn hẳn Đông y truyền thống. Viên uống tạo ra từ các thành phần chính là: Lá khôi, bồ công anh, hương phụ, khổ sâm, ngải cứu, chỉ thực, mai mực.
Sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc điều trị dạ dày trong bộ sách Ngự y mật phương. Bài thuốc này được đánh giá là bài thuốc linh nghiệm hiệu quả nhất để điều trị đau thượng vị dạ dày. Ngày này, bài thuốc được nghiên cứu để phù hợp với hầu hết cơ địa mọi người và sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO.
Viên dạ dày Ngự y mật phương giúp trung hòa axit dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa, tái tạo lại niêm mạc dạ dày. Từ đó người bệnh giảm các biểu hiện đau thượng vị, chứng đầy hơi, ợ nóng, trào ngược, khó tiêu, khôi phục lại chức năng hệ tiêu hóa… Viên dạ dày sử dụng cho đối tượng mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản.
Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng
2. Dạ dày Nhất Nhất
Đau thượng vị uống thuốc gì để hồi phục cơ địa nhanh thì không nên bỏ qua Dạ dày Nhất Nhất. Đây là thuốc đau thượng vị Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất với những thành phần là: Bán hạ, chè dây, cam thảo, can khương, trần bì…
Các thành phần trong thuốc dạ dày Nhất Nhất đều là dược liệu sạch, được kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Dạ dày Nhất Nhất có nhiệm vụ hành khí, chỉ thống, tán hàn, hòa vị để giảm các triệu chứng đau thượng vị, đầy hơi, sôi bụng, khó tiêu… do bệnh lý dạ dày gây ra.
Thuốc dạ dày Nhất Nhất thông qua quá trình kiểm định khắt khe và được cấp phép lưu thông ở thị trường. Mặc dù là thuốc trị đau thượng vị Đông y với bản chất an toàn nhưng không thích hợp cho tất cả mọi người.
Thuốc không phù hợp với em bé dưới 30 tháng tuổi có chứng bệnh động kinh hoặc đang sốt co giật. Khách hàng bị rối loạn tiêu hóa hoặc loét dạ dày thể nhiệt, người phản ứng với thành phần không nên sử dụng.
3. Thuốc kháng Histamin H2
Nhóm thuốc chữa đau thượng vị dạ dày nên sử dụng là Histamin H2 với Cimetidin, famotidin… Dòng thuốc giúp ngăn chặn tiết dịch vị trong dạ dày và cải thiện cơn đau thượng vị cùng triệu chứng đi kèm khác như ợ hơi, ợ chua, nóng rát.
Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng giúp làm lành những vết loét, ổ viêm trong niêm mạc dạ dày. Người dùng thuốc Histamin H2 có thể gặp phản ứng phụ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chứng vú to ở nam.
Do thuốc chuyển hóa và bài tiết qua gan, thận nên những ai bị suy gan hoặc suy thận cần thận trọng khi dùng thuốc. Căn cứ vào hiện trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, thời gian uống thuốc đau thượng vị hợp lý nhất.
Nhóm thuốc Histamin giảm đau vùng thượng vị dạ dày nhanh chóng
4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Đau thượng vị uống thuốc gì mang đến hiệu quả cao thì không nên bỏ qua nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế tiết ra chất nhầy bao quanh niêm mạc để hạn chế tổn thương từ dịch vị dạ dày.
Ngoài ra, thuốc cũng kích thích quá trình tái tạo lại các tế bào ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP khi kết hợp với các nhóm thuốc điều trị dạ dày khác. Nhóm thuốc chữa đau thượng vị dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc gồm: Sucralfate, Bismuth subcitrat, Misoprostol...
Dòng thuốc đau thượng vị dạ dày nên dùng trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, đối với chị em đang mang thai cần tuyệt đối không sử dụng vì thuốc làm tăng co bóp tử cung có thể dẫn đến sảy thai.
Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác cần phân chia thời gian sử dụng hợp lý để tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc.
5. Thuốc kháng axit (antacid)
Thuốc chữa đau thượng vị dạ dày antacid hoạt động bằng cách cân bằng HCl trong dạ dày. Từ đó làm tăng độ PH của dịch vị, hạn chế axit dịch vị gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
Các thuốc kháng axit giúp giảm đau thượng vị, giảm nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy chướng bụng… do trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, thực quản gây ra.
Một số hoạt chất chính có trong nhóm thuốc trị đau thượng vị dạ dày này là: Nhôm hydroxide, Magnesium carbonate, Magnesium hydroxide, Canxi cacbonat… với biệt dược thường được dùng là alumina, phosphalugel, gastropulgite… Các thuốc này được dùng tốt nhất sau khi ăn hoặc trước khi ngủ.
Tác dụng phụ tuy ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra như: Dị ứng, táo bón, đau bụng… Ngoài ra, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như: Sa sút trí tuệ, tăng nguy cơ loãng xương, bệnh não, thiếu máu, nhiễm kiềm…
Nhóm thuốc kháng axit ít gây tác dụng phụ cho bệnh nhân
6. Thuốc kháng thụ thể D2(dopamine)
Thuốc trị đau thượng vị kháng thụ thể D2 có nhiệm vụ kích thích nhu động và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, rút ngắn thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau thượng vị, khó tiêu, đầy bụng… do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
Các loại thuốc thuộc nhóm kháng thụ thể D2 được sử dụng gồm Butyrophenol, promethazin, domperidon, metoclopramid… Nhóm thuốc Dopamine hạn chế tác dụng phụ nhưng dùng trong thời gian dài với liều cao sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tuyến sữa, gây chứng vú to, chảy sữa…
7. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Nhóm thuốc PPI là lựa chọn tốt nhất cho câu hỏi đau thượng vị uống thuốc gì. Thuốc ức chế bơm proton thực hiện trách nhiệm giải phóng axit vào dạ dày. Vì nhóm thuốc đau thượng vị PPI thực hiện ức chế đặc hiệu và chọn lọc bơm proton nên có khả năng ức chế axit mạnh nhất.
Ngoài giảm đau thượng vị, thuốc còn giúp giảm chứng nóng rát, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng… khi viêm loét dạ dày tá tràng, tổn thương do vi khuẩn Hp, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng zollinger - ellison.
Các thuốc phổ biến trong nhóm là: Omeprazole, pantoprazole, esomeprazole, lansoprazole. Thời gian dùng thuốc tốt nhất là trước ăn 30 phút, khi uống không nên nhai mà nên nuốt cả viên để tránh mất tác dụng.
Một số tác dụng phụ khi uống thuốc chữa đau thượng vị là buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt… Nếu sử dụng trong thời gian dài ruột kết bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ loãng xương và giảm hấp thu vitamin B12.
Nhóm ức chế bơm proton giảm đau vùng thượng vị
8. Thuốc giảm đau chống co thắt
Đau thượng vị uống thuốc gì thì không nên bỏ quả thuốc Alverin, drotaverin, spasmaverin… Các thuốc này có tác dụng ngăn chặn cơ trơn co bóp để giảm đau do viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn chức năng đường mật…
Nhóm thuốc trị đau thượng vị này được người bệnh sử dụng khá phổ biến nhưng không phù hợp với người bị liệt dạ dày hoặc ruột, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Các phản ứng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc là: Khô miệng, nhức đầu rối loạn tiêu hóa…
9. Nhóm thuốc Tân dược khác chữa đau thượng vị
Ngoài các nhóm thuốc chữa đau thượng vị dạ dày thì người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm khác dưới đây:
- Kháng sinh: Sử dụng kết hợp với dòng thuốc ngăn chặn axit dịch vị để giảm đau thượng vị do nhiễm khuẩn Hp. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng là Metronidazol, clarithromycin, levofloxacin…
- Thuốc ức chế GABA: Thuốc có tác dụng ức chế cơ vòng thực quản dưới từ đó ngăn ngừa axit trào ngược từ dạ dày lên họng từ đó ngăn ngừa các triệu chứng đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn…Thuốc dành cho bệnh nhaanh bị trào ngược axit thực quản không tương thích với các thuốc điều trị khác.
- Thuốc ức chế thần kinh X (Atropin): Dây thần kinh số X chịu trách nhiệm điều khiển quá trình bài tiết axit vào dạ dày. Nhờ đó, việc ức chế dây thần kinh X giúp giảm triệu chứng đau thượng vị và các triệu chứng đi kèm khác do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
Ngoài những thuốc kể trên còn có một số loại thuốc khác có thể được bác sĩ chỉ định như: Thuốc an thần, thuốc ức chế tiết gastrin…
Một số nhóm kháng sinh khác để giảm đau thượng vị dạ dày
IV - Chú ý khi uống thuốc chữa đau vùng thượng vị
Khi uống thuốc đau thượng vị dạ dày người bệnh cần thăm khám để biến chính xác bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với hiện trạng bệnh để thời gian chữa trị có kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó khi uống thuốc chữa đau thượng vị bệnh nhân cần chú ý vấn đề sau:
- Người bệnh nên uống thuốc trị đau thượng vị dạ dày dưới lời khuyên hoặc giám sát nghiêm túc từ đội ngũ bác sĩ.
- Uống thuốc theo đúng liều lượng, không tự ý thay đổi số lượng thuốc, không tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
- Khi uống thuốc cần theo dõi thay đổi từ cơ thể, nếu có các hiện tượng bất thường cần dừng sử dụng và thông bác với bác sĩ để giải quyết.
- Trong trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị cần thông báo với bác sĩ, không được tự ý tăng liều.
- Ngoài việc dùng thuốc cần xây dựng thực đơn ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học để nâng cao kết quả chữa trị.
Bài viết đã giúp khách hàng có đáp án hoàn hảo nhất cho vấn đề "đau thượng vị uống thuốc gì". Tùy vào thể trạng, tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân sẽ có liều lượng cũng như loại thuốc phù hợp. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc để cơn đau cải thiện nhanh chóng.