Đau thượng vị khó thở, tức ngực dấu hiệu bệnh gì? Làm sao để khắc phục?

2023-10-16 14:16:44

Các đối tượng xuất hiện cơn đau tức thượng vị khó thở thì lý do chủ yếu là mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên tức vùng thượng vị khó thở còn xảy ra bởi các yếu tố liên quan đến chức năng gan, mật, tụy. Vậy nên hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này nhé!

I - Nhận biết chứng đau tức thượng vị khó thở

Thượng vị là cơ quan có vị trí nằm ở trên rốn và phía dưới khung xương sườn với. Bộ phận này thuộc ổ bụng với nhiều cơ quan quan trọng như gan, tuyến mật, tuyến tụy. Người xuất hiện cơn tức vùng thượng vị khó thở dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện điển hình dưới đây:

  • Cơn đau có tính chất cấp tính, xuất hiện đột ngột.
  • Đau dai dẳng ở vùng thượng vị trong thời gian dài.
  • Căng tức ở thượng vị kèm cảm giác khó thở, thở hụt hơi đặc biệt diễn ra trầm trọng vào buổi đêm.

II - Nguyên nhân gây đau tức thượng vị khó thở

Để giải quyết cơn đau tức tại khu vực thượng vị thì người bệnh cần xác định gốc rễ gây ra chứng bệnh. Dựa trên yếu tố đó bác sĩ sẽ định hướng, tư vấn đến người bệnh hướng chữa trị thích hợp nhất.

1. Thời kỳ mang thai

Ở giai đoạn mang bầu phần cơ hoành của người mẹ phải chịu áp lực lớn từ thai nhi. Ngoài ra thời điểm này, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi sẽ gây tác động đến hệ thống cơ quan.

Dựa vào 2 yếu tố này thì phụ nữ mang thai phải đối diện với trạng thái khó thở, hơi thở sâu đặc biệt kèm chứng tức ngực ở tháng cuối thai kỳ.

đau tức thượng vị khó thở khi mang thai

Đau tức vùng thượng vị kèm khó thở khi mang thai

2. Do mắc bệnh về dạ dày

Đau tức thượng vị khó thở xuất hiện ở người bệnh phần lớn do chịu tác động từ các bệnh liên quan đến dạ dày như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: chứng bệnh liên quan đến sự suy giảm chức năng của dạ dày và đối tượng ăn quá no, gặp áp lực, căng thẳng… sẽ làm cho lượng dịch vụ dư thừa quay ngược lại vùng thực quản. Người bệnh trào ngược có các biểu hiện như: Đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, ho, viêm họng, thở khó khăn.
  • Viêm dạ dày: dạ dày bị viêm sẽ xuất hiện các cơn đau nhẹ âm ỉ ở vùng thượng vị và lan ra dần xung quanh. Cơn đau sẽ gia tăng tần suất cùng mức độ nếu bạn để bụng đói hoặc ăn no. Các biểu hiện đi kèm khi mắc viêm dạ dày là: chướng bụng, ợ hơi, không muốn ăn, tiêu hóa kém…
  • Loét dạ dày: là trạng thái vùng niêm mạc ở dạ dày chịu tác động xấu hình thành lên ổ viêm, vết loét gây ra các vết loét. Khi đó người bệnh có những cơn đau dữ dội hoặc dai dẳng tại vùng thượng vị, bụng giữa kèm chứng khó thở. Trong trường hợp sử dụng món ăn cay nóng, đồ chứa chất kích thích sẽ khiến biểu hiện nặng hơn kèm theo ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, khó thở, tức ngực…
  • Ung thư dạ dày: Cơn đau tức thượng vị khó thở, thở sâu do chịu ảnh hưởng của khối u. Ngoài ra, chứng bệnh còn biểu hiện qua việc người bệnh chán ăn, khó nuốt, xuất hiện máu trong phân...

3. Đau thượng vị khó thở do sỏi mật

Sỏi mật là bệnh do các muối mật, sắc tố mật, cholesterol bị lắng đọng tạo thành các hạt, đám sỏi cứng hoặc như bùn trong túi mật. Khi bị sỏi mật người bệnh sẽ đau ở vùng thượng vị hoặc ở góc sườn phải với mức độ âm ỉ hoặc dữ dội dựa vào vị trí và kích thước của đám sỏi. Các biểu hiện đi kèm khi bị sỏi mật đó là: Buồn nôn, tức ngực, khó thở, sốt nhẹ, chán ăn…

bệnh sỏi túi mật gây đau tức thượng vị kèm khó thở

Sỏi túi mật khiến vùng thượng vị chịu tổn thương

4. Các vấn đề liên quan đến gan

Nếu xảy ra cơn đau tức thượng vị khó thở có thể do bạn đã mắc chứng bệnh liên quan đến gan như:

  • Viêm gan: là hiện tượng gan chịu tổn thương kéo theo cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị kèm chứng khó thở, ớn lạnh, đau tức ở thắt lưng trái.
  • Áp xe gan: lúc này gan bị nhiễm trùng tạo thành một hoặc nhiều ổ mủ do sự tấn công của nấm, virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Khi bị áp xe gan sẽ xảy ra cơn đau tức vùng bụng bên trái, ho, khó thở, gan to, buồn nôn, đổ mồ hôi, sốt…

5. Thoát vị Hiatal

Căn bệnh liên quan đến chứng thoát vị gián đoạn do phía trên của dạ dày và cơ hoành suy yếu. Lúc này lượng axit ở dạ dày thiếu kiểm soát sẽ tràn vào đường dẫn thức ăn gây tức ngực, khó thở, ợ nóng.

Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng các chuyên gia đã chỉ ra các yếu tố sau đây là nguy cơ gây nên bệnh: Tuổi trên 50, hút thuốc lá, thừa cân.

Đa phần bệnh được điều trị như những trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, nếu có ít hoặc không có triệu chứng có thể không cần điều trị.

tức vùng thượng vị khó thở

Bệnh thoát vị Hiatal gây ra cơn đau tức tại thượng vị kèm khó thở

6. Do mắc bệnh viêm tụy

Người bị viêm tụy sẽ có các biểu hiện: Khó thở, đau từ vùng thượng vị, vùng bụng trước lan ra vùng thắt lưng. Cơn đau tăng lên khi người bệnh vừa mới ăn, đau có thể kèm theo buồn nôn, nôn, sốt, tăng nhịp tim.

7. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các vấn đề về dạ dày, mật, gan gây đau tức thượng vị khó thở thì chứng bệnh còn gây ra bởi các nhân tố dưới đây:

  • Không dung nạp lactose: Vì thiếu lượng enzyme phân giải đường khiến cơ thể không hấp thụ, tiêu hóa được các thực phẩm có chứa lactose sẽ gây nên chứng: buồn nôn, tiêu chảy, phân sống, tức ngực, khó thở…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc chống viêm, giảm đau nếu dùng trong thời gian dài hoặc dùng quá liều lượng sẽ gây ra phản ứng khiến đau tức thượng vị hoặc khó thở.
  • Mệt mỏi, căng thẳng: Kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị gây ra các triệu chứng đau tức thượng vị, tức ngực.
nguyên nhân đau tức thượng vị kèm khó thở

Căng thẳng trong thời gian dài dễ khiến người bệnh bị cơn đau ở thượng vị "hoành hành"

III - Đau tức vùng thượng vị khó thở có nguy hiểm không?

Cơn đau tại vùng thượng vị kèm chứng khó thở gây ra bởi nhiều yếu tố như dạ dày, gan, mật. Xét về tính chất của bệnh thì đó không phải là vấn đề lớn đối với sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên nên thận trọng theo dõi mức độ và tần suất của bệnh. Trường hợp đau tức thượng vị khó thở kéo dài sẽ tác động đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Người bệnh dễ rơi vào trạng thái thiếu máu lên não gây choáng váng, chóng mặt. Vậy nên khi chứng bệnh diễn ra lâu ngày không giảm thì cần đến địa chỉ uy tín để thăm khám. Dưới kỹ thuật kiểm tra hiện đại, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp.

IV - Biện pháp cải thiện cơn đau tức vùng thượng vị khó thở

Cảm giác khó chịu tại vùng thượng vị có thể cải thiện nhanh nếu người bệnh thực hiện cách điều trị khoa học. Dưới đây là một số gợi ý dành cho người bệnh có thể áp dụng khoa học nhất:

1. Uống nhiều nước ấm

Nếu xuất hiện cơn đau uống 1 ly nước ấm là cách đơn giản và hiệu quả nhất để dạ dày dễ chịu hơn. Nước tăng cường chuyển hóa, vận hành hoạt động của cơ quan đồng thời trung hòa dịch vị ở dạ dày tốt. Vì thế uống nước đúng cách sẽ làm giảm chứng đau rát, khó thở, buồn nôn và các triệu chứng đi kèm khi đau tức thượng vị.

cách giảm đau tức thượng vị khó thở

Uống nhiều nước ấm để giảm cơn đau nhanh chóng, hiệu quả

2. Dùng loại trà có tính nóng

Một số loại trà có chứa tinh dầu tính nóng như trà gừng, trà quế giúp làm dịu cơn đau tức thượng vị khó thở nhanh chóng. Bạn sử dụng 1 - 2 lát gừng hoặc mảnh quế cho vào hàm cùng với nước nóng từ 5 - 7 phút. Tiếp đó gạn nước ra cốc và hòa thêm cùng 1 thìa mật ong để giảm đau, xoa dịu tổn thương tại vùng bụng.

3. Cân đối chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Người bị đau tức thượng vị kèm khó thở cần xây dựng thói quen ăn uống hợp lý và chế độ sinh hoạt khoa học dựa trên những điều sau:

  • Tìm nơi yên tĩnh, thoáng mát, thoải mái để nằm nghỉ ngơi.
  • Trường hợp người bệnh bị đau tức thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản nằm ở tư thế kê cao đầu và 2 chân hoặc nằm nghiêng trên trái sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn.
  • Giữ tinh thần vui tươi, duy trì trạng thái làm việc ổn định.
  • Không dùng đồ ăn, đồ uống có tính khích thích, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu.
  • Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin cùng khoáng chất như: bánh mì, thịt nạc, rau xanh, nước dừa…
dinh dưỡng khi tức vùng thượng vị khó thở

Cần điều chỉnh dinh dưỡng để giảm tức vùng thượng vị kèm khó thở

4. Chườm ấm hoặc thoa dầu nóng

Phương pháp này sẽ tác động trực tiếp đến vùng đau tức thượng vị khó thở nhờ vào tác động của nhiệt độ, giúp giảm cơn đau. Ngoài ra, quá trình tăng nhiều làm mạch máu giãn nở từ đó đẩy nhanh việc lưu thông máu, giảm sưng đau, chứng đầy bụng, khó tiêu.

Bạn có thể thoa trực tiếp tinh dầu lên vùng bị đau hoặc dùng túi chườm ấm. Nếu không có dụng cụ chườm bạn hãy dùng cho nước ấm khoảng 50 độ vào bình thủy tinh và bọc trong miếng vải để chườm lên bụng. Sau khi chườm khoảng 15 - 20 phút cơn đau sẽ dịu dần.

5. Thăm khám để chẩn đoán bệnh

Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, đau trở nên dữ dội bất thường hoặc đau xảy ra thường xuyên bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kiểm tra để điều trị kịp thời.

Đau tức thượng vị khó thở dù chịu tác động từ nguyên nhân nào thì vẫn nên theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Đừng quên thực hiện các biện pháp giảm đau để mang đến cảm giác thoải mái cho người bệnh. Từ đó hạn chế thấp nhất các biến chứng từ bệnh tác động đến sức khỏe mọi người.

Lên đầu trang
Loading