Đi cầu ra máu tươi nhưng không đau hậu môn là bệnh gì? Có đáng lo?

2023-11-17 10:22:43

Hiện tượng đại tiện ra máu tươi, máu lẫn trong phân, máu bám vào giấy vệ sinh hoặc chảy nhỏ giọt có thể bắt nguồn từ các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp đi cầu ra máu tươi nhưng không có cảm giác đau lại là dấu hiệu mà bạn không nên xem nhẹ. Nếu không nhận biết được nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời còn có nguy cơ gây gây ra không ít biến chứng tồi tệ.

I - Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hậu môn

Đi cầu ra máu tươi là tình trạng hậu môn của người bệnh xuất hiện máu khi đi đại tiện. Người bệnh có thể nhận biết thông qua những vệt máu bám trên phân, máu trong bồn cầu hoặc máu chảy nhỏ giọt tại hậu môn. Tình trạng này rất dễ khiến người bệnh hoang mang, lo lắng, làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi nếu diễn ra thường xuyên.

Theo nhận định từ các chuyên gia y tế, hầu hết các trường hợp đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là do đường tiêu hóa dưới (phần dưới của ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn) đang gặp vấn đề hoặc mắc một bệnh lý nào đó. Cụ thể thì các nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm: . 

1. Bệnh trĩ

Trong những bệnh liên quan tới hậu môn thì bệnh trĩ được đánh giá là có tỷ lệ người mắc cao nhất. Bệnh thường gây cảm giác đau rát tại khu vực hậu môn, xuất hiện búi trĩ kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Trong số đó, tình trạng trĩ nội có thể gây ra tình trạng chảy máu tươi khi đi đại tiện, khiến máu dính vào phân mà không hề không gây ra cảm giác đau rát cho người bệnh, nhất là khi bệnh đang ở những giai đoạn đầu. Do đó, nếu người bệnh gặp phải tình trạng đi cầu ra máu tươi mà không đau hậu môn, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh trĩ nội.

Tìm hiểu thêm: Bị trĩ chảy máu nên làm gì?

Bệnh trĩ gây ra tình trạng đi cầu ra máu nhưng không đau hậu môn

2. Viêm túi thừa đại tràng

Theo PubMed Central, có khoảng 40% các trường hợp bị chảy máu tươi khi đi cầu là do bệnh viêm túi thừa gây ra. Túi thừa là một bộ phận phồng lên từ chính phần thành của ruột kết, xuất hiện tại khu vực gần cuối ở phía bên trái của đại tràng (phần đại tràng sigma). Khi một trong các túi thừa bị sưng có thể làm thủng một số mạch máu nhỏ, khiến máu theo đó chảy xuống ruột. Hiện tượng chảy máu tại viêm túi thừa sẽ khiến cho người bệnh gặp hiện tượng phân dính máu tươi hoặc màu hạt dẻ khi đi cầu.

Đáng nói, tình trạng viêm túi thừa đại tràng có thể tự ngưng, gián đoạn hoặc là kéo dài liên tục nên rất khó để nhận biết. Nếu như bệnh biến chứng thành viêm túi thừa nặng, người bệnh sẽ cần phải được phẫu thuật.

Đi ngoài ra máu không đau hậu môn do viêm túi thừa dẫn đến chảy máu

3. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một trong những dạng viêm ruột phổ biến, liên quan đến sự tổn thương tại đường tiêu hóa. Dưới ảnh hưởng của phản ứng viêm, đường ruột có nguy cơ bị xuất huyết, dẫn đến chảy máu. Máu từ đó theo phân chảy ra ngoài khi đi cầu.

Ở mức độ thông thường, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy thường xuyên, đau bụng… Tuy nhiên, khi tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ làm lây lan phản ứng viêm tới các mô, gây suy nhược cơ thể, đe dọa tính mạng.

Bệnh Crohn đến nay vẫn chưa có những cách khắc phục triệt để và thuộc nhóm bệnh có tính chất nguy hiểm cao. Vậy nên, nếu bạn thấy các biểu hiện thường gặp như sốt, tiêu chảy, ăn không ngon miệng hay đi ngoài ra máu… hãy đến cơ sở y tế để thăm khám.

Đi cầu ra máu nhưng không đau do bệnh Crohn

4. Viêm loét đại tràng

Cũng giống như bệnh crohn, viêm loét đại tràng cũng là một dạng của bệnh viêm ruột (IBD) thường gặp. Khu vực viêm loét thường bị sưng, gây triệu chứng đại tiện ra máu tươi do phân gây kích ứng, chèn ép khi đi qua khu vực bị viêm.

Mặc dù vậy, viêm loét đại tràng cũng ít khi gây ra triệu chứng, chỉ đến khi viêm loét chuyển biến nặng người bệnh mới cảm thấy cơn đau khi đi ngoài kèm tình trạng chảy máu ở hậu môn. Nếu bệnh trở nặng, lượng máu bị đào thải ra ngoài cùng với phân sẽ tăng lên, tần suất đi ngoài tăng và cơn đau sẽ xuất hiện nhiều và dữ dội hơn. Khi không được xử lý đúng cách, viêm loét đại tràng sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm.

Viêm loét đại tràng gây chảy máu khi đi cầu nhưng có thể không gây đau

5. Polyp đại tràng

Polyp đại tràng hình thành từ những mô bên trong lớp niêm mạc của đại trực tràng. Được biết, các polyp có thể phát triển và chiếm nhiều diện tích trong lòng đại tràng. Khi phân đi qua có thể gây kích thích, dẫn đến hiện tượng chảy máu khiến máu tươi bám vào phân khi đi đại tiện. Mặc dù vậy theo các mô tả từ chuyên gia thì bệnh rất hiếm khi gây đau hoặc chảy máu. Nếu có thì lượng máu bị chảy cũng không đáng kể. Đáng nói, những khối u lành này có nguy cơ biến chứng thành u ác tính, nên bạn cần đi khám để theo dõi bệnh thường xuyên.

Bệnh Polyp đại tràng gây đại tiện ra máu, không đau hậu môn

6. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh liên quan đến sự tổn thương của niêm mạc dạ dày. Căn bệnh mạn tính này thường liên quan đến thói quen sống sai cách, dùng thuốc thường xuyên… Với những triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi,… Trong một số trường hợp, lớp niêm mạc dạ dày có thể bị xuất huyết do viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng chảy máu, khiến người bệnh đi ngoài ra máu. Cũng do máu chảy từ dạ dày nên mặc dù phân có dính máu nhưng thường sẽ là màu đen hoặc nâu sẫm, có mùi rất hôi, người bệnh cũng không cảm thấy đau khi đi cầu.

Chảy máu khi đi vệ sinh nhưng không đau do bệnh dạ dày

7. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị đi ngoài ra máu mặc dù không gây đau rát ở hậu môn. Theo các mạch máu ở đường ruột, tế bào ung thư sẽ dần nhân lên, máu chảy ra từ những khối u này có thể gây ra tình trạng chảy máu khi đi tiêu, đồng thời không hề gây đau đớn ở người mắc.

Khi được chẩn đoán mắc chứng ung thư đại trực tràng, bệnh nhân có thể được chỉ định cắt bỏ một số phần trong ruột để ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan.

II - Đại tiện ra máu tươi nhưng không đau rát có nguy hiểm không?

Hiện tượng chảu máu đỏ tươi nhưng không gây đau hậu môn khi đi vệ sinh thường ít khi gây nguy hiểm. Báo cáo từ nghiên cứu của StatPearls cho thấy 80% trường hợp bị chảy máu khi đi đại tiện sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, đây vẫn là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn như ung thư, viêm ruột, bệnh trĩ,…

Vậy nên khi thấy tình trạng đi ngoài ra máu tươi, kể cả không đau rát thì người bệnh vẫn nên đi khám ngay để đảm bảo tìm ra bệnh lý mắc phải, phòng ngừa được biến chứng, cũng như ngăn tình trạng này tái phát.

III - Nên làm gì khi bị đi cầu ra máu tươi nhưng không đau?

Không ai muốn tình trạng này diễn ra liên tục, bởi nó là mối đe dọa cho sức khỏe về lâu dài, có thể đe dọa tính mạng. Thế nên, nếu bạn muốn khắc phục, phòng ngừa đi ngoài ra máu, hãy áp dụng những điều sau:

1. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt

Trước tiên bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu hóa, đặc biệt là cần tăng bổ sung rau củ, hoa quả vào trong chế độ ăn. Bởi không ít trường hợp bị đi ngoài ra máu là do chế độ ăn không lành mạnh, “lười” ăn rau củ. Bên cạnh đó, để bù đắp lượng máu mất đi khi đi cầu, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như gan, hàu, thịt đỏ, rau cải bó xôi, hạt đậu, khoai tây…

Bổ sung chất xơ, chất sắt cho cơ thể

2. Vệ sinh hậu môn với giấy vệ sinh mềm

Một trong những điều bạn có thể thử để xử lý và phòng ngừa tình trạng đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn chính là dùng giấy vệ sinh mềm. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc giấy vệ sinh khi ma sát với hậu môn gây trầy xước khu vực này và làm chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện.

Sử dụng giấy vệ sinh mềm, phù hợp để vệ sinh hậu môn

3. Hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác quá sức

Những thói quen như ngồi nhiều, đứng lâu, hay làm việc quá sức cũng có thể tạo ra “gánh nặng” âm ỉ cho hệ tiêu hóa. Lâu dần, tình trạng này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, các triệu chứng và bệnh lý về đường tiêu hóa dần xuất hiện. Lúc này, người bệnh có thể mắc phải những bệnh lý như trĩ, viêm dạ dày… và gây đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn.

Do đó, các hiệu quả nhất đó là nên vận động thường xuyên, không ngồi hoặc đứng quá lâu, cũng như không tham gia các hoạt động gây gắng sức để tránh các triệu chứng nặng thêm.

4. Tránh đồ uống, thực phẩm kích thích

Những thức uống hay thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ,… đều không phải là những lựa chọn tốt dành cho những ai đang bị đi cầu ra máu tươi, hoặc những ai đang muốn phòng tránh tình trạng này xuất hiện. Bởi chúng sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa dần trở nên khó khăn, làm cho việc đi vệ sinh nặng với người bệnh trở nên nặng nề, làm cho tình trạng máu dính ở phân gia tăng nhanh chóng.

5. Rèn luyện lối sống khoa học

Bên cạnh việc thay đổi về thói quen ăn uống, thì những ai muốn giải quyết cứng đi cầu ra máu không đau hậu môn cũng cần xây dựng lại lối sống lành mạnh hơn, bạn cần:

  • Luyện tập thể thao như một thói quen thường nhật: Hãy cố gắng duy trì những bài tập thể thao khiến bạn hứng khởi, giúp nâng cao sức khỏe để chống lại những bệnh lý gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu tươi.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Điều này quan trọng vì nó sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng, cho cơ thể tràn đầy năng lượng, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn…
  • Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép: Đây là một cách giúp làm mềm phân. Nhờ vậy mà quá trình đi đại tiện của người bệnh có thể dễ dàng hơn, phòng được nguy cơ chảy máu tươi khi đi cầu. Ngoài nước lọc thì việc uống nước ép hoa quả, rau củ cũng đem lại hiệu quả tương đương.

Lối sống khoa học phòng tránh đi ngoài ra máu tươi không đau hậu môn

6. Dùng các bài thuốc dân gian để giảm tình trạng chảy máu

Một số mẹo dân gian sau có thể giúp cải thiện chứng chảy máu tươi khi đi cầu như:

  • Ăn món trứng rán lá mơ (trứng gà ta) bởi đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại cân bằng cho hệ tiêu hóa, chữa tiêu chảy kiết lị, điều hòa khí huyết hiệu quả.
  • Sắc nước từ một số thảo dược như cây ngải cứu, cây rau sam, cây cỏ mực… và uống hàng ngày.
  • Cuối cùng, món chè táo đỏ nấu chung với hạt sen cũng là “ứng viên” tiềm năng cho việc khắc phục tình trạng đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn.

7. Sử dụng các sản phẩm Đông y thế hệ 2 trị bệnh mạn tính

Đối với những trường hợp bị đi cầu ra máu nhưng không đau hậu môn do mắc các chứng bệnh như bệnh trĩ, bệnh viêm dạ dày… bạn cần kiểm soát bệnh mới có thể ngăn triệu chứng này tái phát, cụ thể:

7.1 Nếu nguyên nhân là do bệnh trĩ

Ít ai biết, bệnh trĩ liên quan trực tiếp đến yếu tố cơ địa, do người bệnh có cơ địa gồm hệ thống tĩnh mạch - hậu môn trực tràng yếu. Chính điều này gây ra tình trạng ứ đọng máu tại hậu môn, làm hình thành búi trĩ.

Do đó, muốn chữa bệnh trĩ, cần phải tác động vào cơ địa. Hiện nay, chỉ có viên uống trĩ Ngự y mật phương mới có thể thay đổi cơ địa tĩnh mạch hậu môn yếu, giúp các mạch máu tại đây dần phục hồi chức năng, giải phóng những phần máu ứ đọng gây bệnh.

Từ đó giúp giảm hẳn các triệu chứng đau rát hậu môn, hay đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn cho bệnh nhân bị trĩ, đồng thời phòng bệnh tái phát thời gian dài.

Viên Ngự y mật phương 15 - chữa bệnh trĩ

7.2 Nếu nguyên nhân là do bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày làm viêm loét niêm mạc dạ dày, khiến người bệnh phải chịu các cơn đau dạ dày thường xuyên, hoặc thậm chí là bị đi ngoài ra máu tươi. Với những bệnh lý mạn tính như này, việc dùng viên uống viên dạ dày Ngự y mật phương, chuẩn Đông y thế hệ 2 là điều cần thiết.

Bởi viên uống sẽ tác động trực tiếp vào cơ địa dạ dày yếu, giúp phục hồi niêm mạc dạ dày đang chịu sự tổn thương. Nhờ có điều này mà những triệu chứng đau, hay đi ngoài ra máu cũng sẽ giảm dần, hoặc biến mất hoàn toàn, bảo vệ hệ thống tiêu hóa của người bệnh.

Viên Ngự y mật phương 8 - Chữa viêm dạ dày

7.3 Nếu nguyên nhân là do bệnh đại tràng

Ai đang bị đại tràng, phải chịu đựng những cơn đau bụng triền miên, đi ngoài liên tục, thậm chí là đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn, đừng chỉ sử dụng thuốc khắc chế triệu chứng tạm thời.

Thay vào đó, bạn hãy dùng viên đại tràng Ngự y mật phương để thay đổi cơ địa đại tràng yếu, tăng khả năng tự bảo vệ của cơ quan này trước các tác nhân gây bệnh, từ đó giúp giảm hẳn cơn đau đại tràng, đi ngoài ra máu trong thời gian dài.

Viên Ngự y mật phương 20 - Trị bệnh về đại tràng

Tổng kết lại, ai bị đi cầu ra máu không đau hậu môn thì không nên chủ quan. Điều bạn cần làm ngay khi bắt gặp dấu hiệu bất thường này chính là đi khám, để tìm đúng nguyên nhân, trị bệnh đúng cách!

Lên đầu trang
Loading