I. Nguyên nhân khiến đi ngoài phân đen
1. Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Đi ngoài phân đen không phải lúc nào cũng liên quan đến vấn đề y khoa tiềm ẩn. Triệu chứng đi phân đen nếu xuất phát từ những nguyên nhân sau đây thì không phải là vấn đề đáng lo ngại:
- Thực phẩm: Việc bạn ăn những loại thực phẩm có màu đen hoặc sẫm máu thì phân của bạn có màu đen là điều bình thường. Một số loại thực phẩm khi ăn có thể khiến phân màu đen gồm có quả việt quất, quả cam thảo đen, củ cải, tiết canh, bia đen, sô cô la đen. Tình trạng này thường không kèm theo những triệu chứng khác và sẽ chấm dứt chỉ sau vài lần đi vệ sinh, khi thức ăn đã ra hết khỏi cơ thể.
- Bổ sung sắt: Khi sử dụng những loại thuốc bổ sung sắt, bạn cũng sẽ có thể bị đi ngoài phân đen, đây là một tình trạng hoàn toàn bình thường và không có nghĩa là có máu trong phân của bạn. Nguyên nhân là do sắt khi đi vào cơ thể khi chưa được hấp thụ ở ruột sẽ hòa vào hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa, khiến phân chuyển sang màu đen.
- Một số loại thuốc: Một số loại thuốc, thực phẩm chức năng khi sử dụng có thể gây ra phân đen khi đi ngoài ví dụ như thuốc có chứa thành phần bismuth (thành phần thường có trong các loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị các vấn đề về tiêu hóa), thuốc Pepto-Bismol, thuốc Kaopectate... thường được dùng trong các trường hợp buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày. Ngoài ra, các sản phẩm có thành phần than hoạt tính giúp giải độc cũng có thể khiến phân chuyển sang màu đen.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Chảy máu ở đường tiêu hóa trên cũng có thể khiến phân có màu đen. Tình trạng chảy máu này có thể xuất phát từ bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa trên như ở thực quản, dạ dày hoặc phần đầu của ruột non… Máu ban đầu có màu đỏ nhưng khi được vận chuyển qua cơ thể, tương tác cùng với enzyme tiêu hóa sẽ chuyển sang màu đen. Khi phân màu đen do lẫn máu, nó cũng thường có mùi hôi thối rất khó chịu, giống như hắc ín.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới máu lẫn trong phân khiến phân của bạn có màu đen, bao gồm:
2.1. Viêm loét dạ dày
Bệnh xuất hiện khi niêm mạc trong dạ dày hoặc tá tràng bị bào mòn, viêm loét, vết loét đó lâu dần có thể gây ra chảy máu, máu từ đó sẽ bị thải cùng với phân, khiến đi ngoài ra phân đen. Loét dạ dày thường là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). Chảy máu dạ dày dai dẳng có thể dẫn đến gặp thêm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau bụng, nôn mửa, khó tiêu, chóng mặt…
Viêm loét dạ dày có thể dẫn tới đi ngoài phân đen
2.2. Viêm thực quản
Chỉ tình trạng khi thực quả bị viêm, sưng, kích ứng gây ra chảy máu. Cũng giống như viêm loét dạ dày tá tràng, máu cũng sẽ bị thải ra cùng với phân, khiến phân có màu đen.
2.3. Giãn tĩnh mạch thực quản
Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày bị giãn và kích ứng. Nếu chúng bị vỡ ra, gây ra chảy máu thì không chỉ gây đi ngoài phân đen mà còn có thể khiến người bệnh bị nôn ra máu, chóng mặt, thâm chí ngất xỉu. Chảy máu phân đen do giãn tĩnh mạch cần được cấp cứu chăm sóc y tế ngay lập tức, cần cảm máu nếu không sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh, dẫn đến tử vong đột ngột.
2.4 Loạn sản mạch máu ở đường tiêu hóa
Loạn sản mạch máu ở đường tiêu hóa là tình trạng các mạch máu nhỏ trong thành ruột phát triển quá mức hoặc bất thường, yếu đi và vỡ ra, dẫn đến chảy máu chậm, âm ỉ và dai dẳng vào trong lòng ruột. Khi máu tiếp xúc với dịch vị dạ dày có tính axit cao sẽ bị oxi hóa và phân hủy khiến cho phân có màu đen đặc trưng.
2.5. Hội chứng Mallory-Weiss
Đây là bệnh lý khá hiếm, xảy ra khi phần niêm mạc giữa thực quản và dạ dày bị rách ra, gây ra chảy máu. Bệnh gây ra đi ngoài phân đen, kèm theo tình trạng nôn ra máu, đau ngực và bụng, khó thở, tiêu chảy, chóng mặt.
2.6. Khối u hoặc ung thư
Khi người bệnh có xuất hiện khối u ở đường tiêu hóa, dù lành tính hay ác tính thì đều có thể tác động làm suy yếu niêm mạc đường tiêu hóa và gây ra chảy máu đường tiêu hóa.
II. Các triệu chứng đi kèm
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân đen, người bệnh có thể xuất hiện thêm những triệu chứng khác kèm theo. Như khi bị đi ngoài phân đen do dùng sắt, người bệnh sẽ có thể bị táo bón và tiêu chảy, nếu bổ sung sắt thêm với liều lượng lớn có thể kèm buồn nôn và nôn mửa. Hay như khi dùng thuốc chứa thành phần bismuth, người bệnh có thể bị buồn nôn, tiêu chảy.
Còn với nguyên nhân do bệnh lý bị chảy máu đường tiêu hóa, triệu chứng đi kèm là phân sẽ có mùi hôi, có thể có màu đen sệt như hắc ín kèm theo những triệu chứng phổ biến như:
- Đau bụng.
- Buồn nôn.
- Chán ăn, chướng bụng.
- Tiêu chảy.
- Sụt cân.
- Da nhợt nhạt
- Toàn thân mệt mỏi.
- Bị hụt hơi.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
- Những dấu hiệu như đang bị cảm cúm như sốt, ho, nhức đầu...
Đau bụng chướng bụng là những triệu chứng khó chịu thường đi kèm theo với đi ngoài phân đen
III. Đi ngoài phân đen có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Ngoài những trường hợp không nghiêm trọng do thực phẩm ăn uống, sử dụng thuộc, đi ngoài phân đen có thể gây ra nguy hiểm trong trường hợp xuất hiện do chảy máu trong đường tiêu hóa, phân màu đen lúc này là do có lẫn máu. Lúc này, tốt nhất người bệnh cần sớm tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Một số trường hợp nghiêm trọng nếu không vào viện kịp thời để trễ còn có thể gây biến chứng thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt, khi xuất hiện những triệu chứng sau đây, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện càng sớm càng tốt:
- Bị hụt hơi.
- Ngất xỉu.
- Đau bụng dữ dội hoặc bụng bị gồng cứng.
- Nôn ra máu
- Sụt cân.
- Chóng mặt.
- Thay đổi nhận thức, cảm giác lơ mơ, gần như hôn mê.
- Thay đổi đột ngột tâm lý và hành vi.
- Bị mê sảng, xuất hiện ảo giác.
- Sốt cao hơn 39 độ.
- Khó thở.
- Nhịp tim đập nhanh, nghe thấy tiếng đánh trống ngực.
Có thể thấy, đi ngoài phân đen xuất hiện có thể chỉ đơn giản do các loại thức ăn hay thuốc bạn đang dùng và rồi biến mất sau đó, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, khi phần nào đó trong đường hóa bị chảy máu. Lúc này, người bệnh cần sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Ngoài ra, với những trường hợp đi ngoài phân đen do chứng viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm những giải pháp từ thảo dược, như viên dạ dày Ngự Y Mật Phương 8, giúp phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện bệnh và đặc biệt là có thể đem lại hiệu quả lâu dài hơn, hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh tái phát.