Dịch xoang mũi chảy xuống họng khó chịu, phải làm sao?

2022-11-25 14:04:00

Thông thường dịch mũi sẽ chảy trực tiếp ra ngoài kéo theo tác nhân gây hại để bảo vệ cơ thể. Nên khi dịch mũi chảy ngược xuống họng kèm theo mùi hôi, chúng tiềm ẩn nguy cơ gây hại nguy hiểm cho đường hô hấp.

Dịch mũi chảy xuống họng

I. Dịch mũi chảy xuống họng do đâu?

Dịch đờm chảy từ mũi xuống họng hay còn gọi là tình trạng chảy dịch mũi sau, là hiện tượng dịch mũi chảy từ hốc xoang qua các cánh mũi, rồi chảy xuống sau thành họng. Mới đầu đại đa số người bệnh đều không cảm nhận được, chỉ khi nào bệnh tình trở nặng dịch tiết đặc quánh tồn đọng ở cổ, gây vướng víu khó chịu người bệnh mới nhận ra. 

Khi dịch mủ đờm chảy xuống họng sẽ kèm theo các biểu hiện như ho nhiều kéo dài đặc biệt là khi về đêm, hôi miệng, đau rát họng, cảm thấy tắc nghẹn ở cổ, nếu dịch đờm này trôi tiếp xuống dạ dày sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn…

Nguyên nhân gây ra dịch mũi chảy xuống họng có thể là do các bệnh lý sau đây:

1. Viêm xoang

Ở bệnh lý viêm xoang đặc biệt là nhóm bệnh viêm xoang sàng sau, triệu chứng dịch xoang chảy xuống họng khá phổ biến.

Nguyên nhân cho tình trạng này là vi khuẩn và nấm có trong dịch mũi làm tắc nghẽn các lỗ xoang gây viêm nhiễm và hình thành mủ. Dịch tiết tắc nghẽn trong thời gian dài, không thoát được ra ngoài khiến dịch mủ tràn xuống sau họng. Kèm theo tình trạng này là đau họng, hôi miệng, ho…

Bệnh viêm xoang kéo dài lâu không khỏi là nguyên nhân gây ra dịch mũi chảy xuống họng

Bệnh viêm xoang lâu không khỏi là nguyên nhân gây ra dịch mũi chảy xuống họng

>>> XEM THÊM: Viêm xoang cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Lệch vách ngăn mũi

Đối với người có vách ngăn mũi phát triển không bình thường hoặc bị lệch hẳn về một bên do bất cứ nguyên nhân gì như chấn thương, tác động từ ngoại lực biên ngoài cũng làm tăng nguy cơ các bệnh lý về đường hô hấp và cộng với dịch tiết bị cản trở do vách ngăn bị lệch không chảy ra bên ngoài mà quay ngược vào trong chảy xuống họng. 

3. Viêm mũi dị ứng

Khi người bệnh có cơ địa dễ dị ứng, chỉ cần một tác nhân nhỏ như phấn hoa hay lông thú cũng là nguyên nhân khiến bệnh lý tái phát. Cơ thể lúc này sẽ hắt hơi, sổ mũi… để chống lại các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể.

Khi viêm mũi dị ứng biến chứng nặng chuyển sang mạn tính, dịch mũi sẽ chảy xuống cổ họng. Mặc dù về bản chất không gây nguy hiểm nhiều cho người bệnh, nhưng về lâu về dài cũng cần phải theo dõi để phòng tránh các bệnh lý về đường hô hấp khác hình thành.

4. Viêm mũi vận mạch 

Giống với bệnh lý viêm mũi dị ứng, người bệnh viêm mũi vận mạch cũng có tình trạng hắt hơi, ngứa mũi nhưng nhẹ hơn, thay vào đó tình trạng ngạt và chảy nước mũi lại nặng hơn rất nhiều. Một số trường hợp viêm mũi vận mạch xuất hiện tình trạng dịch mũi chảy xuống họng.

5. Các nguyên nhân khác

Thời tiết đột ngột thay đổi, nhiễm lạnh, cảm cúm, nhiễm virus hay chịu phản ứng từ tác dụng phụ của thuốc, phụ nữ trong thời kỳ mang thai… cũng có khả năng gây ra tình trạng chảy dịch mũi sau họng.

Dịch mũi chảy xuống họng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch mũi chảy xuống họng như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi...

>>> XEM THÊM: Dịch mũi màu xanh là biểu hiện của bệnh lý gì?

II. Phương pháp điều trị dịch mũi chảy xuống họng 

Dịch đờm kéo theo vi khuẩn và nấm gây bệnh chảy xuống họng gây tác động xấu tới hệ hô hấp cơ thể. Tại các nơi dịch đi qua có thể gây viêm nhiễm chuyển biến sang một số bệnh khác điển hình như các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm dạ dày... Để điều trị hiệu quả nhất, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Mỗi nguyên nhân, bệnh lý đều có phác đồ điều trị khác nhau, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

1. Thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn

Khi xuất hiện tình trạng này bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác về bệnh lý. Một số các thủ tục, xét nghiệm mà bạn có thể làm là soi tai mũi họng, chụp x quang, hoặc các xét nghiệm sàng lọc khác. 

Nguyên nhân thường gặp dẫn đến triệu chứng dịch mũi chảy xuống họng là do viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng. Nếu người bệnh đã có tiền sử hoặc mắc hai bệnh này, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc điều trị như sau:

  • Đối với bệnh viêm xoang: Người bệnh sẽ được kê các loại thuốc như thuốc rửa mũi xoang, thuốc xịt mũi, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau…
  • Đối với bệnh viêm mũi dị ứng: Người bệnh sẽ có thể được chỉ định dùng thuốc kháng histamin nhằm giảm nhẹ các phản ứng dị ứng. Cùng với đó kết hợp thêm thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi...

Dịch mũi chảy xuống họng

2. Chăm sóc và dự phòng

Người bệnh cũng có thể tự điều trị cải thiện tình trạng dịch mũi chảy xuống họng ngay tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản như sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ngoài ra có thể pha thêm 1 thìa mật ong giúp làm ấm và dịu cổ họng, cải thiện tình trạng khó chịu. 
  • Giữ ấm cơ thể, tránh bị cảm cúm do thay đổi thời tiết. 
  • Phòng ngừa dị ứng hoặc khả năng tái phát đối với các bệnh lý viêm mũi xoang. 
  • Giữ không gian sống sạch, thoáng khí, loại bỏ hết các tác nhân khiến bạn dị ứng. 

Dịch mũi chảy xuống họng có thể là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, trong đó viêm mũi xoang là bệnh dễ gặp nhất. Người bệnh nên có biện pháp xử lý kịp thời vì cho dù ở bệnh lý nào thì tình trạng này cũng gây khó chịu và kéo theo nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. 

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading