I - Dấu hiệu nhận biết chứng ra mồ hôi đầu ở người lớn
Đổ mồ hôi đầu ở người lớn cũng như các vùng da khác trên cơ thể là một trong những phản xạ tự nhiên nhằm kiểm soát thân nhiệt ổn định cho cơ thể. Chứng bệnh ra mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể tăng cao lúc thời tiết quá nắng nóng hoặc do một số bệnh lý gây nên.
Ngoài ra, một số vấn đề bất ổn về tâm lý như căng thẳng quá mức, xấu hổ cũng khiến cho hoạt động bài tiết mồ hôi trên vùng đầu bị rối loạn, gây ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, mồ hôi đầu ở người lớn chảy tiếp diễn ở ban đêm hoặc ngay khi thân nhiệt gia tăng.
Dấu hiệu nhận biết đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn bao gồm:
- Ra mồ hôi liên tục ở vùng đầu, mặt dù thời tiết không nóng hoặc làm việc nặng.
- Tóc bết dính, ngứa da đầu.
- Mồ hôi chảy xuống trán, cổ hoặc chảy xuống cả gáy khiến da luôn ẩm ướt.
Mồ hôi chảy từ đầu lan xuống cổ, bả vai
II - Tại sao đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ ở người lớn
Hiện tượng ra mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm nhanh chóng. Vì vậy để điều trị dứt điểm chứng ra mồ hôi đâu ở người lớn thì cần đưa ra nguyên nhân khởi phát. Dưới đây là những lý do điển hình của bệnh chảy mồ hôi đầu ở người lớn.
1. Do vấn đề di truyền
Đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn có nguyên nhân liên quan đến vấn đề di truyền. Nếu thế hệ trước trong gia đình có hiện tượng đầu đổ mồ hôi liên tục thì bạn hoặc con cháu thế hệ sau có nguy cơ mắc rất cao.
2. Rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật
Rối loạn hoạt động chức năng hệ thần kinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu ở người lớn. Những tổn thương này có thể khiến cho quá trình vận hành của tuyến mồ hôi trên da đầu trở nên "sôi nổi" hơn.
Rối loạn chức năng hệ thần kinh thường gặp ở những người mắc bệnh Parkinson, hoặc là người mắc bệnh lao phổi, ung thư, chấn thương tủy sống, người nhiễm trùng nặng.
Do hệ thần kinh bị rối loạn dẫn đến mồ hôi ra liên tục ở đầu
3. Tác dụng phụ sau dùng thuốc
Đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn có thể là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị bệnh. Một số nhóm thuốc gây phản ứng như thuốc rối loạn tâm thần, thuốc kháng sinh hoặc thậm chí là thực phẩm chức năng. Ngoài ra, nếu lạm dụng và sử dụng quá liều các loại thuốc trên cũng có thể gây ra tình trạng ra mồ hôi đầu nhiều khi ngủ ở người lớn.
4. Nồng độ hormone biến đổi
Sự biến đổi thất thường về nồng độ hormone cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu ở người lớn. Sự thay đổi nồng độ hormone thường gặp ở những người phụ nữ đang mang thai, phụ nữ mãn kinh hoặc người mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp (cường giáp, suy giáp).
Khi đó, cơ thể xảy ra hàng loạt phản ứng trong đó có việc kích thích tuyến mồ hôi ở da đầu tăng tiết nhiều. Hiện tượng này tiếp diễn trong thời gian dài dẫn đến ra mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn quá mức.
5. Mắc bệnh lý tim mạch
Một số bệnh lý về tim mạch (huyết áp tăng, nhồi máu cơ tim…) cũng làm cho da đầu tiết nhiều mồ hôi. Nguyên nhân được cho là khi gặp phải các vấn đề tim mạch thì cơ thể chịu áp lực căng thẳng làm cho tuyến mồ hôi trên da đầu hoạt động nhiều hơn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn xuất hiện đột ngột có nguy cơ đối mặt với đột quỵ nhiều hơn những người bình thường. Khi đó, người bệnh thường có một số biểu hiện đi kèm khác như hoa mắt chóng mặt, ngực đau tức dù chỉ là vận động nhẹ nhàng.
Người lớn bị ra nhiều mồ hôi đầu do mắc bệnh lý tim mạch
III - Ra mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn có nguy hiểm không?
Đổ mồ hôi đầu ở người lớn không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng khi diễn ra thời gian dài và bệnh trở nặng sẽ cản trở đến giấc ngủ, tinh thần của người bệnh. Cụ thể là những tác động như sau:
Ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt
Đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn làm cho tóc của bạn nhanh bết dính, gây mất thẩm mỹ và khiến cho bạn ngại giao tiếp với đồng nghiệp hay đối tác. Ngoài ra, đổ mồ hôi đầu nhiều còn khiến cho tóc có mùi hôi khó chịu, da đầu trong trạng thái ẩm ướt.
Việc này khiến những người có công việc di chuyển nhiều hoặc gặp gỡ khách hàng thường xuyên có trở ngại. Ngoài ra, đổ mồ hôi nhiều khiến cho bạn khó có thể đeo kính gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt.
Khiến việc vệ sinh đầu tóc trở nên khó khăn hơn
Ra mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn nhiều khiến cho bạn phải gội đầu liên tục, gây tốn nhiều thời gian và công sức để chăm sóc da đầu và mái tóc. Bên cạnh đó, việc gội đầu nhiều còn khiến cho da đầu dễ bị tổn thương và làm tăng nguy cơ rụng tóc nhiều.
Ảnh hưởng tới tâm lý
Đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ ở người lớn thường có tâm lý ngại ngùng, rụt rè không muốn tiếp xúc với đám đông do mái tóc nhanh bết, trông có vẻ không được sạch sẽ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm cho tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng trầm trọng, giảm phong thái tự tin.
Mồ hôi đầu chảy nhiều khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn
Khiến việc vệ sinh đầu tóc trở nên khó khăn hơn
Ra mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn nhiều khiến cho bạn phải gội đầu liên tục, gây tốn nhiều thời gian và công sức để chăm sóc da đầu và mái tóc. Bên cạnh đó, việc gội đầu nhiều còn khiến cho da đầu dễ bị tổn thương và làm tăng nguy cơ rụng tóc nhiều.
IV - Cách trị đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn an toàn
Đổ mồ hôi đầu ở người lớn gây ra nhiều hệ lụy liên quan đến cuộc sống và sức khỏe. Vì vậy ngay từ bây giờ bạn nên khắc phục tình trạng này bằng những biện pháp như sau:
1. Trị đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn bằng thảo dược
Một số loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát tình trạng bài tiết mồ hôi quá nhiều trên đầu. Chẳng hạn như: măng tây, cây xô thơm, cây phỉ… đều có thể giúp bạn đối phó hiệu quả với chứng ra nhiều mồ hôi trên đầu. Người bệnh dùng nguyên liệu tự nhiên để xay làm đồ uống hoặc gia vị kết hợp trong bữa ăn hằng ngày.
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin để giảm mồ hôi đầu
Nếu đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ ở người lớn thì đừng bỏ qua những loại thực phẩm giàu vitamin có tác dụng làm giảm mức độ bài tiết mồ hôi như: dưa hấu, bí đao, rau ngót, rau xà lách, táo, cam, đào, rau xà lách… Ngoài việc dùng các loại rau này để chế biến món ăn, có thể dùng chúng để ép lấy nước uống.
Loai thực phẩm trên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiểm soát tốt hoạt động bài tiết mồ hôi trên đầu và các vùng da khác của cơ thể. Bạn có thể sử dụng chúng để hạn chế việc ra mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ để giảm đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn
3. Tránh đồ ăn, thức uống gây đổmồ hôi đầu
Nhiều loại đồ ăn, thức uống có thể làm cho hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở người lớn ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhóm thực phẩm này bao gồm gia vị, các loại đồ uống, rau củ như:
- Tỏi: Khi ra mồ hôi khi ngủ ở người lớn thì không nên sử dụng tỏi bởi trong thành phần của tỏi có chứa dẫn xuất của lưu huỳnh, và khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành hợp chất methyl sulfide. Chất này thường được đào thải lớn thông qua tuyến mồ hôi hoặc hơi thở, methyl sulfide có thể khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn và làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Hành tây: Nếu hành tây là loại thực phẩm yêu thích của bạn thì hãy hạn chế sử dụng chúng bởi loại củ này có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, làm tăng thân nhiệt của cơ thể. Điều tất yếu có thể dẫn đến chứng ra mồ hôi đầu nhiều khi ngủ ở người lớn.
- Đồ uống có chứa nhiều caffein: Nhóm đồ uống tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương, tăng nhịp tim và khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Người bệnh cần kiêng không dùng loại đồ uống này (cà phê, ca cao, nước chè…).
- Rượu bia và các loại đồ uống có chứa cồn: Chúng có thể làm tăng thân nhiệt nhanh chóng khiến mặt nóng bừng, làm tăng bài tiết mồ hôi trên đầu.
- Thực phẩm hoặc gia vị cay nóng: không tốt cho người lớn bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ vì chúng làm tăng tiết mồ hôi nhanh và khiến biểu hiện bệnh trở nặng.
4. Dùng thuốc để điều trị bệnh
Nếu đổ mồ hôi đầu ở người lớn nhiều xuất phát từ các bệnh lý thì cách tốt nhất là dùng thuốc để chữa các bệnh liên quan. Ví dụ về thuốc điều trị bệnh lý gây đổ mồ hôi đầu nhiều đó là:
- Thuốc trị bệnh cường giáp: I ốt phóng xạ, thuốc kháng giáp…
- Thuốc chữa tăng huyết áp: Amlodipin, nifedipin, propranolol...
- Thuốc trị nhồi máu cơ tim: Aspirin, eptifibatide, nitroglycerin…
Trong trường hợp, đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn nhiều quá mức thì bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc kháng cholinergic để giảm triệu chứng này. Nhóm thuốc ngăn chặn hoạt động của acetylcholine - chất dẫn truyền thần kinh để làm giảm tác động bài tiết của tuyến mồ hôi trên da đầu.
Tuy nhiên, người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc nêu trên, chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan
V - Mẹo phòng tránh ra mồ hôi đầu nhiều khi ngủ ở người lớn
Ra mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn có thể phòng tránh và cải thiện trong thời gian ngắn. Vì vậy người bệnh trong giai đoạn này nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Hạn chế căng thẳng để loại bỏ nhanh các chất gây phản ứng mạnh tới hệ thần kinh. Người bệnh nên tập thiền, nghe nhạc, tắm nước ấm... để cải thiện tinh thần, xoa dịu căng thẳng nhanh chóng.
- Cần giữ cho cơ thể ở trong trạng thái mát mẻ, tránh bí bách và tinh thần tích cực, thoải mái.
- Mặc các trang phục dễ thấm hút mồ hôi, rộng rãi để cơ thể không tích tụ nhiệt.
- Chuẩn bị trước khăn mềm hoặc giấy thấm dầu để lau mồ hôi trên trán hoặc mặt.
- Không đội mũ quá dày hoặc các loại mũ không thấm hút mồ hôi.
- Sử dụng dầu gội có khả năng kiềm dầu, sau khi gội đầu xong thì nên sấy tóc khô.
Đổ mồ hôi đầu ở người lớn không phải là chuyện nhỏ bởi chúng gây tác động trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này và sớm thoát khỏi tình cảnh này nhé.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/do-mo-hoi-dau-nhieu-khi-ngu-o-nguoi-lon-va-cach-chua-tri-n22107.html