I - Đổ mồ hôi đêm là gì?
Việc đổ mồ hôi ban đêm là cơ chế bình thường khi thực hiện việc làm mát tự nhiên. Lúc này vùng dưới đồi nhận nhiệm vụ điều tiết, kích thích tuyến mồ hôi để hạ nhiệt độ cơ thể nhằm tránh tác động đến hệ thống cơ quan.
Ra mồ hôi đêm (hyperhidrosis khi ngủ) để chỉ hiện tượng quần áo, chăn, gối hoặc ga giường bị ẩm ướt mà không liên quan đến nhiệt độ phòng quá nóng. Mặc dù nghỉ ngơi trong không gian mát mẻ mà người bệnh vẫn tiết mồ hôi với tần suất liên tục.
Chứng tăng tiết mồ hôi đêm xuất hiện với các dấu hiệu khác nhau và biến đổi dựa vào cơ địa, nhóm tuổi người bệnh. Việc chảy mồ hôi đêm liên tục đi kèm với mức độ ít đến nhiều với biểu hiện sau:
- Đổ mồ hôi đêm nhiều làm ướt đầm đìa hết lưng, trán, mặt… hoặc có thể ướt hết cả quần áo, giường nệm, ga gối.
- Mồ hôi chảy đột ngột, trước khi đi ngủ tâm trạng thoải mái, nhiệt độ bình thường nhưng sau đó người bệnh có thể thấy người nóng như lửa đốt, lưng ướt đẫm mồ hôi.
- Mặt đỏ bừng, nhịp tim tăng nhanh, mạch máu giãn nở.
- Đổ mồ hôi có thể kèm theo sốt, run, ớn lạnh, rùng mình, chóng mặt, lo lắng bất an.
- Người gầy sút cân, ho, tiêu chảy, mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, đau nhức cơ xương khớp.
- Đổ mồ hôi ban đêm do tiền mãn kinh diễn ra nhanh, dữ dội kèm theo khô âm đạo, bốc hỏa, tâm tính thay đổi, hay cáu gắt.
- Toát mồ hôi lạnh về đêm do tác dụng phụ sau khi uống thuốc còn kèm theo tác dụng phụ của loại thuốc đó.
Toát mồ hôi lạnh về đêm nhiều cảnh báo về sức khỏe bị giảm sút
II - Nguyên nhân gây chứng đổ mồ hôi về đêm
Theo chuyên gia, việc tìm ra nhân tố gây nên chứng ra mồ hôi đêm là cách tốt nhất để có hướng khắc phục hiệu quả. Vậy nên, chảy mồ hôi đêm liên tục trong thời gian dài bắt nguồn từ nguyên nhân sau:
1. Nửa đêm toát mồ hôi do nhiễm trùng
Các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi ban đêm nhiều.
Khi mắc căn bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn tấn công thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách đổ mồ hôi đêm, ớn lạnh, sốt, giảm cân… Các căn bệnh nhiễm trùng gây đổ mồ hôi thường gặp như: bệnh lao phổi, viêm đường tiết niệu, viêm tủy xương…
Người bị nhiễm trùng dễ phát sinh chứng ra mồ hôi đêm
2. Bước vào giai đoạn mãn kinh
Độ tuổi mãn kinh xảy ra trong khoảng 40 - 55 tuổi khiến chị em phải chịu đựng cơn bốc hỏa, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.Ở thời điểm này, nồng độ hormone thay đổi đột ngột tác động tới nhiệt độ của cơ thể.
Việc đó gây ra trạng thái cơ thể nóng bừng, toát mồ hôi lạnh về đêm hoặc lạnh đột ngột. Nhiều chị em dễ bị gián đoạn giấc ngủ khi đổ mồ hôi quá nhiều vào lúc nửa đêm, sáng hôm sau ngủ dậy mệt mỏi.
3. Đổ mồ hôi ban đêm do hạ đường huyết
Lượng đường huyết giảm đột ngột là nhân tố chính gây ra chứng đổ mồ hôi đêm thiếu kiểm soát. Theo đó, mức đường huyết trong máu dao động thất thường tác động đến các mạch máu khiến chứng bị thu hẹp và kích thích mồ hôi tiết ra.
Các đối tượng điều trị bệnh tiểu đường và insulin dễ xuất hiện chứng đổ mồ hôi ban đêm liên tục. Việc tăng tiết mồ hôi đêm nhiều hay ít sẽ dựa vào mức độ giảm đường huyết của cơ thể người bệnh.
Đường huyết bị giảm đột ngột khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi bất thường
4. Chảy mồ hôi đêm vì rối loạn nội tiết tố
Bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể xuất hiện nhiều biến đổi khiến cơ thể xuất hiện trạng thái đổ mồ hôi ban đêm. Việc này xảy ra chủ yếu ở thời điểm tiền mãn kinh ở nữ giới, mãn dục ở nam giới.
Lúc này những hormone bên trong tăng - giảm thất thương tác động đến hệ thần kinh trung ương. Chất dẫn truyền từ hệ thần kinh sẽ phát đi các tín hiệu sai lệch khiến các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Nhóm thuốc tim mạch, huyết áp, điều trị các bệnh lý thần kinh, giảm đau, nhóm thuốc điều trị ung thư có chứa những hoạt chất tamoxifen, opioids, steroid… Ngoài ra, nhóm thuốc chống trầm cảm dễ gây đổ mồ hôi đêm do xáo trộn nồng độ của các hormone truyền dẫn thần kinh.
Phần lớn các nhóm thuốc trên có chứa những hoạt chất làm thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ. Khi cơ quan thần kinh bị chi phối sẽ hoạt động thiếu chính xác từ đó tác động đến các hormone điều hòa thân nhiệt của cơ thể.
Các phản ứng phụ khi dùng thuốc gây ra mồ hôi đêm nhiều liên tục
6. Đổ mồ hôi về đêm do mắc ung thư
Có lẽ ít người biết đến việc đổ mồ hôi đêm nhiều là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Ngoài ra, việc tăng tiết mồ hôi xảy ra khi người bệnh thực hiện biện pháp hóa trị, xạ trị… do cơ thể phản ứng với thuốc.
Đổ nhiều mồ hôi ban đêm cảnh báo các bệnh ung thư gan, phổi, ung thư bạch cầu, tuyến thượng thận… Khi bị bệnh các tế bào ung thư trong cơ thể sản sinh ra nhiều kéo theo thân nhiệt tăng cao. Cơ thể lúc đó cũng phải gồng mình lên để chống chọi với sự nhiễm trùng, người nóng sốt, toát mồ hôi lạnh về đêm.
Có nhiều bệnh nhân ung thư thức dậy sau giấc ngủ thấy người ướt đẫm mồ hôi. Mọi người chú ý phát hiện sớm được điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công ngay từ giai đoạn vàng lúc ung thư mới chớm.
Triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư không chỉ có dấu hiệu đổ mồ hôi bạn đêm mà cần phải cẩn thận phân biệt để tránh nhầm bệnh. Người bệnh nên chú ý tới nhiều yếu tố sức khỏe khác như cân nặng sụt giảm bất thường, người mệt mỏi, sốt.
7. Mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh
Quá trình tiêu hóa, đổ mồ hôi, huyết áp… hoạt động trơn tru dưới sự điều chỉnh một phần của hệ thần kinh. Vì vậy mà khi hệ thống đầu não bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tuyến mồ hôi.
Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh gây rối loạn ở hệ thần kinh giao cảm, rối loạn thần kinh thực vật khiến các mô thần kinh bị ảnh hưởng. Từ đó kích hoạt đến hoạt động bài tiết gây toát mồ hôi lạnh về đêm nhất là tại các vị trí như lòng bàn tay, chân, lưng…
Đêm ngủ ra mồ hôi do mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh
8. Đổ mồ hôi đêm do nhiễm HIV
Khi cơ thể bị nhiễm virus HIV sẽ tự động vã ra mồ hôi đêm - cơ chế bình thường giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài. Những cơn đổ mồ hôi tiết ra với tần suất liên tục, khó kiểm soát khiến khu vực nghỉ ngơi ẩm ướt. Hiện nay, người mắc bệnh HIV giai đoạn đầu sẽ xuất hiện trạng thái đổ mồ hôi kinh niên.
9. Đổ mồ hôi ban đêm vô căn
Khi các tuyến mồ hôi bên trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ một cách bất thường. Ngay cả ban đêm khi ngủ mà không do nguyên nhân về sức khỏe hay có tác động từ các yếu tố bên ngoài.
10. Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên thì người gặp chứng đổ mồ hôi đêm liên tục còn bắt nguồn từ việc sau:
- Chứng ngưng thở lúc ngủ: Hơi thở nông hoặc dường như ngừng hẳn lại nên phải gắng sức nhiều hơn để dễ thở do đó ra nhiều mồ hôi đêm.
- Sử dụng nhiều chất kích thích: Trước khi ngủ uống nhiều bia, rượu… khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa cồn dẫn đến toát mồ hôi lạnh về đêm.
- Stress, căng thẳng kéo dài: Khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện làm thay đổi hormone từ đó kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nhiều ở ở tay, chân, lưng…
- Mắc bệnh cường giáp: Sự thay đổi nội tiết tố như việc sản xuất quá mức hoặc thiếu hụt hormone thyroxine kéo theo tình trạng cơ thể thừa nhiệt, năng lượng. Vậy nên người bị bệnh cường giáp thường nhạy cảm với nhiệt độ, khó giữ thân nhiệt ổn định, gây đổ mồ hôi nhiều.
Tinh thần căng thẳng quá mức dễ khiến tuyến mồ hôi hoạt động thiếu kiểm soát
III - Đổ mồ hôi đêm nhiều có nguy hiểm, ảnh hưởng gì không?
Việc ra mồ hôi đêm dưới yếu tố thời tiết hay môi trường nghỉ ngơi không phải vấn đề lưu tâm và cần dùng thuốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì việc đổ mồ hôi ban đêm thiếu kiểm soát có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.
Ngoài ra, khi cơ thể toát mồ hôi lạnh ban đêm quá mức sẽ tạo ra tác động tiêu cực như:
- Gián đoạn giấc ngủ: Mồ hôi chảy ra ướt đầm đìa cả lưng, mặt, toàn thân nên khi thức dậy người mệt mỏi, uể oải, không có đủ năng lượng để học tập, làm việc.
- Sức khỏe giảm sút: Mồ hôi ra nhiều gây ẩm mốc, nhiễm trùng làn da dẫn tới nổi mụn, mẩn ngứa. Cơ thể bị mất nước nên mệt mỏi, khó chịu; mùi cơ thể gây tâm lý tự ti, mặc cảm.
- Tác động đến tâm lý: Ra mồ hôi ban đêm nhiều và diễn ra thường xuyên khiến người bệnh thấy phiền toái, tự ti, lo lắng. Sáng khi thức dậy thì chăn, gối ướt phải vệ sinh, thay giặt tốn thời gian, công sức.
IV - Cách chữa đổ mồ hôi đêm an toàn, hiệu quả cao
Để loại bỏ chứng ra mồ hôi đêm hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ bạn nên tham khảo một số biện pháp dưới đây:
1. Dùng thuốc đặc trị bệnh
Để điều trị chứng toát mồ hôi lạnh về đêm hiệu quả trước tiên cần xác định chính xác nguyên căn gây bệnh. Từ đó sẽ có những biện pháp tương ứng đem lại tác dụng nhất định, hiệu quả triệt để.
Trong trường hợp người gầy yếu sức, mới ốm dậy, ốm đau lâu ngày không khỏi, sau khi sinh xong thường bị đổ nhiều mồ hôi do dương hư, khí huyết hư thì nên dùng Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 để bồi bổ thể lực, bổ khí huyết giúp phục hồi sức khỏe.
Sản phẩm cũng giúp dưỡng tâm an thần, ngủ ngon sâu giấc, tâm trạng và cảm xúc ổn định. Khi thân thể khỏe mạnh, tâm trí không bồn chồn, lo lắng, căng thẳng thì cơ thể cũng bớt ra mồ hôi đêm nhiều.
Dùng đều đặn Viên suy nhược còn giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, ngăn ngừa tốt các bệnh nhiễm trùng - một trong những bệnh lý gây đổ mồ hôi ban đêm.
Viên Suy nhược giúp khắc phục chứng ra mồ hôi trộm ban đêm
Các bệnh nhiễm trùng
Căn cứ vào loại nhiễm trùng mà cơ thể mắc phải, các bạn hãy dùng thuốc điều trị tương ứng như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc một số loại thuốc khác.
Bệnh tuyến giáp
Khi tuyến giáp hoạt động mạnh, đốt cháy nhiều lượng calo sinh ra nhiều nhiệt, kích thích việc đổ mồ hôi ban đêm nhiều. Người bệnh hãy dùng thuốc chống đổ hôi đêm bôi ngoài da, điện di ion và phối hợp với chế độ dinh dưỡng - sinh hoạt hợp lý.
Dùng thuốc bôi ngoài da để ngăn chặn hiện tượng chảy mồ hôi đêm liên tục
2. Giữ phòng ngủ thoáng đãng, thoải mái
Dọn dẹp môi trường sống cho sạch sẽ, thoáng mát để tránh cảm giác bị bách khi nghỉ ngơi. Phòng ngủ lau dọn thường xuyên sẽ tránh ẩm mốc, ám mùi hôi gây khó chịu khi nghỉ ngơi.
Mọi người có thể dùng điều hòa để luồng không khí luôn lưu thông, khô thoáng. Ngoài ra bạn cần tránh thức khuya, đảm bảo thời gian đi ngủ trước 23h để quỹ giờ nghỉ ngơi trọn vẹn từ 6 - 8 tiếng.
2. Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt
Bên cạnh không gian nghỉ ngơi khoa học, người bệnh cần điều chỉnh nếp sinh hoạt để ngăn chặn đổ mồ hôi ban đêm hiệu quả:
- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung các loại hoa quả tươi, rau xanh sạch…
- Thực hiện các bài tập thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ, tránh suy nghĩ tiêu cực để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Đáp ứng chế độ ăn uống ít chất béo, chất đường ngọt, chiên xào nhiều dầu mỡ đồng thời tránh tiêu thụ bia rượu, cà phê, thuốc lá
- Ưu tiên các trang phục với chất liệu thoáng nhiệt tốt, mềm mại để mồ hôi thoát ra ngoài, người không bị nóng bức.
- Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày cũng vô cùng quan trọng giúp đỡ mùi cơ thể, giảm đổ mồ hôi đêm nhanh chóng.
Tăng cường nước cho cơ thể để hạn chế chứng chảy mồ hôi đêm nhiều
V - Khi nào đổ mồ hôi ban đêm cần khám bác sĩ?
Chứng ra mồ hôi đêm là phản ứng bình thường của cơ thể khi thời tiết oi nóng hoặc môi trường nghỉ ngơi không đảm bảo. Tuy nhiên chứng mồ hôi đêm xuất hiện dài ngày kèm biểu hiện sau cần thăm khám để chẩn đoán và có hướng chữa trị phù hợp:
- Mồ hôi hôi đêm ra nhiều trong thời gian dài không thuyên giảm.
- Mồ hôi chảy đi cùng trạng thái mất ngủ, nửa đêm thức giấc, trằn trọc khó ngủ.
- Tăng tiết mồ hôi đêm kèm theo một số biểu hiện đi kèm như ho, sốt, sụt cân, tiêu chảy…
- Cơ thể không có sức sống, nhiều vết bầm không rõ lý do.
- Mồ hôi đêm xuất hiện ngay cả khi trời không quá nóng.
- Các hạch bạch huyết sưng to.
Khi đó người bệnh sẽ được kiểm tra, sàng lọc chính xác nguyên căn gây đổ mồ hôi không kiểm soát. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn và lên hướng chữa trị bệnh đúng nhất, hiệu quả cho mỗi người.
Các nhân tố gây đổ mồ hôi đêm đã được trình bày chi tiết ở nội dung bài viết trên. Chúng tôi tin rằng dựa vào các nguyên nhân gây bệnh thì mọi người có cách chữa trị nhanh chóng, kịp thời khi mồ hôi đêm ra liên tục. Đừng quên vận dụng các biện pháp phòng ngừa khoa học để ngăn tiết mồ hôi đêm và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.