I. Estrogen là gì?
Estrogen (còn được gọi là ơstrogen) là một loại nội tiết tố vô cùng quan trọng đối với nữ giới, loại hormone này có thể kiểm soát chức năng sinh lý của phụ nữ và điều hòa hoạt động, chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể.
Estrogen giúp điều hòa kinh nguyệt và phát triển, kiểm soát các chức năng sinh lý (ham muốn tình dục, mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh) ở nữ giới. Không những vậy estrogen còn giúp phát triển các đặc tính trên cơ thể của phái nữ như: ngực nở, mông nở, giọng nói thanh thoát, eo thon, làn da mịn màng, tóc dày suôn mượt…
Ngoài ra, loại hormone này còn giúp điều hòa lượng mỡ “tốt”, mỡ “xấu” trong cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch, duy trì cấu trúc xương. Estrogen cũng giúp hỗ trợ kiểm soát chức năng của làn da, não bộ, hệ tim mạch, tiết niệu… Hàm lượng estrogen sẽ biến đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời người phụ nữ.
Estrogen là một loại hormone nội tiết tố vô cùng quan trọng đối với nữ giới
XEM THÊM: Phytoestrogen là gì? Lợi ích của phytoestrogen với sức khỏe phái đẹp
II. Estrogen được sinh ra ở đâu?
Estrogen được sản sinh từ nhiều bộ phận của cơ thể, cụ thể chủ yếu ở những cơ quan sau:
- Buồng trứng (Ovaries): Đây là cơ quan chính giúp tổng hợp nên estrogen. Buồng trứng là bộ phận giúp sản xuất estrogen trong suốt giai đoạn sinh sản của nữ giới, trong chu kỳ kinh nguyệt, duy trì và đảm bảo kích thích phát triển sản sinh lượng trứng cần thiết phục vụ cho sinh sản.
- Tuyến thượng thận (Adrenal glands): Đây cũng là nơi sản sinh ra estrogen, nhưng số lượng estrogen được sản xuất tại đây thường ít hơn so với buồng trứng.
- Mô mỡ (Adipose tissue): Khi hết kinh nguyệt hay chức năng buồng trứng suy giảm, đặc biệt là trong giai đoạn sau mãn kinh của phụ nữ, mô mỡ trở thành nguồn đảm nhiệm chính vai trò sản xuất estrogen.
- Nhau thai (Placenta): Khi phụ nữ mang bầu, nhau thai lúc này giữ vai trò quan trọng sản xuất một lượng lớn estrogen điều kiện cho sự lớn lên, phát triển tốt nhất của thai nhi trong bụng mẹ và duy trì thai kỳ.
Estrogen cũng được sản xuất trong cơ thể nam giới, nhưng chỉ một lượng rất nhỏ và hình thành chủ yếu tại từ tuyến thượng thận.
III. Các loại Estrogen chính
Dựa theo cấu trúc hóa học, estrogen có thể chia thành 3 loại chính như sau:
- Estrone (E1): Thường xuất hiện nhiều ở nữ giới khi đã hết kinh nguyệt hoàn toàn (giai đoạn mãn kinh), hoạt lực của loại estrogen ở mức độ thấp. Chúng tồn tại trong gần như tất cả các mô của cơ thể, nhưng nhiều là ở trong mô mỡ, cơ bắp.
- Estradiol (E2): Đây là loại estrogen được tổng hợp tại buồng trứng và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Theo các chuyên gia, sự thay đổi nồng độ estradiol có liên quan đến các bệnh lý như nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
- Estriol (E3): Tác dụng của loại estrogen này ở mức thấp nhất, khi cơ thể sử dụng estradiol thì có thể đào thải ra chất này. Phụ nữ mang thai có thể tăng cường sản xuất estriol, thế nhưng từ chất này sẽ không thể biến đổi thành estradiol và estrone.
Estrogen được sinh ra ở đâu?
THAM KHẢO THÊM: Viên nén nội tiết Nhất Nhất 44
IV. Sự thay đổi hàm lượng Estrogen trong cơ thể theo độ tuổi
Theo tuổi tác, nồng độ estrogen có sự thay đổi theo nhu cầu phát triển hoặc duy trì chức năng của cơ thể. Cụ thể là:
- Trước khi dậy thì: Lượng estrogen rất thấp do hoạt động của buồng trứng chưa mạnh mẽ như tuổi dậy thì nên lượng estrogen chưa được hình thành nhiều.
- Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì: Cơ thể thiếu nữ sẽ sản sinh nhiều estrogen hơn và tăng cường cho sự phát triển các đặc tính nữ giới, ví dụ như xuất hiện kinh nguyệt, ngực nở, làn da trắng mịn, giọng nói trong trẻo, mọc lông mu…
- Trong độ tuổi sinh sản: Độ tuổi sinh sản ở phụ nữ thường diễn ra trong khoảng 20-40 tuổi, nữ giới có khả năng sinh sản tốt nhất trong thời kỳ này. Nồng độ estrogen trong giai đoạn này được duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên, nồng độ estrogen sẽ có những sự dao động nhất định tăng giảm khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng để phục vụ cho các quá trình sinh lý như: giai đoạn rụng trứng (hàm lượng estrogen ở mức cao nhất), hành kinh khi bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt mới (lượng estrogen suy giảm).
- Tiền mãn kinh: Thường gặp ở các chị em trong độ tuổi 40-50, lúc này buồng trứng không còn hoạt động nhiều như trước nữa. Kéo theo hệ lụy là lượng estrogen suy giảm, nữ giới sẽ có các biểu hiện như bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, cảm xúc không ổn định.
- Mãn kinh: Lượng estrogen trong cơ thể nữ giới trong giai đoạn có sự “tuột dốc không phanh”, đi kèm với đó là hàng loạt các vấn đề sức khỏe tiêu cực (khô âm đạo, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, da lão hóa, xương yếu dần, loãng xương…).
V. Estrogen ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
1. Những tác động tích cực của Estrogen với cơ thể
Có thể thấy được estrogen giữ nhiều vai trò quan trọng tác động tích cực đối với cơ thể, nhất là đối với phái nữ. Cân bằng estrogen trong cơ thể sẽ hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch, hệ xương chắc khỏe. Estrogen cũng có nhiều vai trò quan trọng khác như tốt cho da, chức năng não bộ, tâm lý, kinh nguyệt...
2. Tăng giảm estrogen có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?
Sự thay đổi nồng độ ơtrogen có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe phụ nữ như:2.1. Nồng độ Estrogen giảm thấp
Phụ nữ trưởng thành nếu bị thiếu hụt estrogen có thể gây ra yếu xương, loãng xương, suy giảm sức khỏe làn da, tóc dễ rụng nhiều hơn, móng không khỏe. Hơn thế nữa, phái nữ nếu không có đủ lượng estrogen trong cơ thể có thể khiến cảm xúc thay đổi thất thường, hay lo lắng, hay quên, rối loạn kinh nguyệt.
Khi nồng độ estrogen bị suy giảm sẽ có tác động rất lớn đến chức năng sinh lý ở người phụ nữ. Lúc này, phụ nữ sẽ dường như ít có hứng thú tình dục, “cô bé” tiết ít dịch nhầy và trở nên khô hạn, cảm thấy đau rát trong “phòng the”, vùng tiết niệu dễ bị vi khuẩn hoặc mầm bệnh tấn công.
Đối với trẻ em gái có nồng độ estrogen thấp có thể dẫn đến làm “trì trệ” sự phát triển các cơ quan sinh sản, chậm có kinh nguyệt lần đầu.
2.2. Nồng độ Estrogen tăng cao bất thường
Khi nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng cao quá mức thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho cơ thể. Hiện tượng này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung. Không chỉ có vậy, tình trạng này có thể gây ra kinh nguyệt trở nên bất ổn, làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt, rong kinh...
Một số hệ lụy khác khi hàm lượng estrogen trong cơ thể cao quá mức như tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, bệnh tim mạch, huyết áp cao đột quỵ, gây ra các triệu chứng mệt mỏi, đầy hơi, khó đi vào giấc ngủ, chân tay lạnh. Một số trường hợp mức estrogen trong cơ thể cao còn gây cảm giác lo lắng, sợ hãi, giảm ham muốn khi “sinh hoạt vợ chồng”, rối loạn cảm xúc, tóc bị rụng nhiều…
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc estrogen được sinh ra ở đâu và sự ảnh hưởng của loại hormone này đến cơ thể. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều hiểu biết về loại hormone sinh dục này, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự bất thường về nồng độ estrogen trong cơ thể, hãy thăm khám để có các biện pháp can thiệp kịp thời.