Vai trò của estrogen và testosterone với sức khỏe nữ giới

2023-11-29 14:20:02

Testosterone không phải là hormone chỉ có ở nam giới, cơ thể nữ giới cũng sản sinh ra loại hormone này. Estrogen và testosterone là hai hormone có sức ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sắc đẹp của phái nữ. Vai trò của hai hormone này trong cơ thể nữ giới là gì, tầm quan trọng của việc cân bằng nồng độ estrogen và testosterone là như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau!

I. Hormone estrogen và testosterone là gì?

Hormone vốn là nội tiết tố - những chất tự nhiên mà cơ thể sản sinh ra, được phân bổ đến những tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Chúng chính là các chất đảm nhận việc truyền tin hóa học. Hàm lượng các loại hormone này cũng sẽ luôn thay đổi mỗi ngày. Theo đó, những hormone sinh dục nam và hormone sinh dục nữ như estrogen, testosterone cũng sẽ biến đổi nồng độ theo từng phút, từng giờ, từng giai đoạn.

Đối với phái nữ, có 3 hormone nội tiết tố quan trọng là progesterone, estrogen và testosterone có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh lý. Trong đó, estrogen là hormone tác động trực tiếp tới phái nữ trong những giai đoạn như dậy thì, thai kỳ và mãn kinh. Ngoài ra, nồng độ hormone này cũng tác động tới chu kỳ kinh nguyệt.

Đặc biệt trong cơ thể phái nữ sẽ có một lượng nhỏ testosterone được sản sinh tại tuyến thượng thận, buồng trứng, tác động tới ham muốn của chị em. Hormone này còn ảnh hưởng tới sức mạnh xương, cơ cũng như điều hòa kinh nguyệt.

estrogen và testosterone

>>> XEM THÊM: Uống collagen có làm tăng nội tiết tố nữ?

II. Vai trò của estrogen với sức khỏe nữ giới

Estrogen là nội tiết tố quan trọng bậc nhất đối với sức khỏe phái nữ và gồm một nhóm các hormone như: 

  • EStrone (E1): Xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ sau mãn kinh, tồn tại ở hầu hết những mô trong cơ thể, đa số là chất béo, cơ bắp.
  • Estradiol (E2): Được sản sinh chủ yếu tại buồng trứng và là hormone mạnh nhất. Nó cũng được nhận định là nguồn căn gây ra hàng chuỗi các vấn đề như u xơ, ung thư…
  • Estriol (E3): Là chất thải sau khi cơ thể đã tận dụng trọn vẹn tác dụng của estradiol. Chỉ duy nhất thời kỳ mang thai, cơ thể phái nữ mới sản sinh ra loại hormone này và đây cũng là estrogen yếu nhất.

estrogen và testosterone

Dưới đây chính là vai trò chi tiết của từng loại estrogen đối với cơ thể phái nữ trong từng giai đoạn:

1. Giai đoạn dậy thì và phát triển giới tính

Trong giai đoạn dậy thì, estrogen là một mắt xích quan trọng giúp phát triển những đặc tính nữ giới và ngoại hình trên cơ thể chị em, cụ thể là:

  • Giúp cho lông trên người phái nữ mềm mại, sợi lông mảnh, mờ, nhưng vẫn mềm mại.
  • Tăng cường chất béo tới những vị trí như ngực, hông hay đùi, khiến chị em trở nên quyến rũ hơn với những đường cong trên cơ thể. Vóc dáng nữ giới cũng trở nên nhỏ nhắn hơn nhờ tác động của estrogen.
  • Estrogen còn giúp làm giảm độ dày tại thanh quản, nhờ vậy mà giọng nói của chị em sẽ cao và trong hơn.
  • Tác động đến hoạt động sản sinh của tuyến bã nhờn, tăng mức độ đàn hồi của da, cải thiện collagen giúp da căng khỏe.
  • Đặc biệt estrogen còn khiến cơ thể nữ tăng độ nhạy cảm với insulin - loại hormone tác động đến phần phát triển cơ và đốt cháy mỡ trên cơ thể.

2. Hoạt động cơ quan sinh dục nữ

Estrogen chính là giữ vai trò nòng cốt trong chu trình sinh sản và kinh nguyệt của chị em. Cụ thể, estrogen tham gia vào:

  • Hoạt động buồng trứng: Kích thích nang trứng phát triển, tăng cường sản sinh tạo trứng.
  • Hoạt động ống dẫn trứng: Hỗ trợ sự phát triển của lớp thành cơ tại ống dẫn trứng, đảm bảo tinh trùng và trứng được vận chuyển ổn định.
  • Hoạt động tử cung: Đây là cơ quan chịu sự tác động nhiều nhất của estrogen. Tại đây, hormone này giúp tăng độ dày nội mạc tử cung, tăng cường sự phát triển của những cơ trong tử cung hay lớp niêm mạc và giúp các mô chết khi kết thúc một chu kỳ kinh nguyệt được đào thải ra khỏi tử cung…
  • Hoạt động cổ tử cung: Estrogen giúp cân bằng độ dày cũng như dòng chảy của dịch tiết tại khu vực niêm mạc cổ tử cung, để tinh trùng được dẫn và di chuyển vào bên trong hệ sinh dục nữ dễ dàng hơn.
  • Bên cạnh đó, estrogen còn có những ảnh hưởng tới sự phát triển của âm đạo và tuyến vú trong từng giai đoạn như dậy thì, mang thai…

3. Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Estrogen là nhân tố giúp niêm mạc tử cung có thể phát triển ổn định, cũng như kết hợp với hormone progesterone để tạo ra kinh nguyệt. Nồng độ của những hormone này sẽ tác động trực tiếp tới sự điều hòa kinh nguyệt trong cơ thể phái nữ.

4. Xương chắc khỏe

Estrogen giúp gắn kết canxi vào khung xương. Nhờ vậy mà với sự củng cố đầy đủ của estrogen, xương cũng trở nên chắc khỏe hơn đồng thời phòng ngừa được nguy cơ thoái hóa, loãng xương theo thời gian. Bên cạnh đó, estrogen cũng giữ vai trò bắt đầu và kết thúc tăng trưởng về chiều cao. Nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, sự sụt giảm hàm lượng estrogen xảy ra đồng nghĩa với việc mất xương và loãng xương gia tăng.

5. Sức khỏe tim mạch

Sự ổn định của nồng độ estrogen trong cơ thể phái nữ chính là tác nhân ảnh hưởng tích cực đế hệ thống tim mạch. Điều này không chỉ giúp tim hay mạch máu hoạt động ổn định, kiểm soát được cholesterol mà còn phòng ngừa được chứng viêm và những bệnh lý về tim mạch. Estrogen suy giảm nồng độ trong thời kỳ mãn kinh dẫn đến tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.

6. Cân bằng tâm trạng cảm xúc

Estrogen giúp cân bằng tâm trạng cảm xúc phái nữ, bởi nó giúp thúc đẩy sự sản xuất serotonin hóa học trong não, cải thiện tâm trạng rất tốt. Điều này cũng lý giải cho việc suy giảm estrogen giai đoạn sau khi sinh con hoặc tiền mãn kinh - mãn kinh khiến chị em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

7. Ảnh hưởng lên các cơ quan khác

Hoạt động của những cơ quan sau cũng bị ảnh hưởng lớn bởi nồng độ estrogen:

  • Não: Estrogen giúp kích thích thần kinh não bộ phát triển tập trung, tác động cân bằng gốc tự do và thân nhiệt cơ thể cũng như những phần não liên quan đến tính dục nữ.
  • Da: Estrogen có thể giúp thúc đẩy sản sinh collagen, từ đó giúp làn da của nàng mịn màng hơn, giảm hắc sắc tố và làm chậm quá trình lão hóa da ở phụ nữ.
  • Gan: Estrogen cũng tác động tới tăng giảm hàm lượng cholesterol tốt xấu ở gan.
estrogen và testosterone

Estrogen có vai trò tạo nên những đường cong quyến rũ, cơ thể dẻo dai, xương chắc khỏe... ở nữ giới

>>> XEM THÊM: Tăng estrogen có tốt không? Khi nào nên bổ sung estrogen?

III. Vai trò của testosterone đối với sức khỏe phụ nữ

Ít ai biết, testosterone cũng tác động tới sức khỏe phái nữ. Điều này được thể hiện rõ ràng qua những vai trò của testosterone như:

1. Testosterone và chuyển hóa tim mạch

Tình trạng rối loạn testosterone trong cơ thể phái nữ như hàm lượng quá thấp hoặc quá cao đều có thể trở thành nguồn căn gây ra bệnh lý tim mạch. Nồng độ testosterone quá thấp sẽ có thể làm hình thành các mảng xơ vữa động mạch cảnh, gây mắc bệnh tim và thậm chí là đe dọa tính mạng. Ngược lại nếu như nồng độ testosterone trong cơ thể nữ giới quá cao cũng có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch…

2. Lợi ích cải thiện sức khỏe xương và khối cơ

Các thụ thể hormone testosterone có những tác động lên tế bào tạo xương với tỷ lệ thuận. Điều này có nghĩa là nếu hàm lượng testosterone bị thấp sẽ gia tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương đặc biệt ở vị trí cột sống và hông.

Từ nhiều nghiên cứu cho thấy testosterone có khả năng cải thiện khối lượng cơ và sức mạnh cơ ở những phụ nữ đã trải qua cắt bỏ tử cung (dù có cắt bỏ buồng trứng hay không). Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy cả testosterone và estrogen nếu sản sinh đủ trong cơ thể đều giúp cho các khối xương được phát triển ổn định, ở mức tối đa.

estrogen và testosterone

Testosterone có vai trò tác động đến phát triển khối cơ, nhận thức học hỏi, chuyển hóa tim mạch, tình dục và sinh sản... ở nữ giới

3. Khả năng nhận thức và học hỏi

Testosterone có khả năng ngăn chặn các tổn thương tế bào thần kinh, kháng viêm. Bên cạnh đó, hormone này còn giúp điều chỉnh căng thẳng do quá trình oxy hóa hay giảm tích tụ của protein amyloid-beta có hại trong não bộ. Hormone testosterone còn tham gia vào quá trình tái tạo thần kinh trung ương, cải thiện giấc ngủ, ảnh hưởng đến nhận thức, thị giác không gian và ngôn ngữ... của phái nữ.

4. Ảnh hưởng đến da và nang lông

Một sự thật thú vị là theo nhiều nghiên cứu thì hầu hết những chị em có nồng độ testosterone không quá cao trong cơ thể sẽ ít bị mụn trứng cá. Lý do là bởi nếu như nồng độ testosterone tăng quá mức trong cơ thể có thể làm tuyến nang lông giãn nở, kích thích tuyến bã nhờn sản sinh dưới da, làm tăng nguy cơ hình thành mụn.

Sự mất cân bằng testosterone trong cơ thể nữ giới cũng có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng như tóc quá thưa hoặc quá dày, lông mọc nhiều hơn trên mặt và cơ thể, cơ, vú, âm đạo kích thước phát triển bất thường...

5. Testosterone và sức khỏe tình dục

Việc thiếu hụt testosterone ở phái nữ có thể ảnh hưởng xấu tới ham muốn tình dục và sự thỏa mãn khi quan hệ tình dục. Những người có nồng độ testosterone thấp thường được cho là có nhu cầu tình dục thấp hơn, dễ mệt mỏi và khó đạt được sự thăng hoa trong đời sống “phòng the”.

6. Sức khỏe sinh sản

Việc dư thừa nồng độ testosterone trong cơ thể phái nữ có thể làm tăng nguy cơ gây vô sinh hoặc chị em sẽ rất dễ đối mặt với những bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang… gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe sinh sản.

IV. Các biện pháp cân bằng estrogen và testosterone trong cơ thể nữ giới

Thói quen sống sẽ đem tới sự ảnh hưởng nhất định đến việc cân bằng giữa nồng độ estrogen và testosterone trong cơ thể phái nữ. Đó là lý do bạn cần:

  • Bổ sung đủ cả 4 nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể mỗi ngày.
  • Tăng cường vận động, kết hợp với điều hòa tâm trạng.
  • Duy trì mức cân nặng phù hợp.
  • Đảm bảo cho giấc ngủ được duy trì ở trạng thái tốt nhất.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn sinh hoạt khoa học thì không phải lúc nào nồng độ estrogen và testosterone cũng cân bằng với nhau. Dưới sự tác động của tuổi tác, môi trường, hay thậm chí là cơ địa mà nhiều người có thể bị mất cân bằng estrogen và testosterone trong cơ thể.

Lúc này, để kích thích cơ thể sản sinh ra hormone nội tiết tố một cách ổn định nhất, khắc chế những triệu chứng do rối loạn nội tiết gây ra, hãy can thiệp bằng những giải pháp bền vững, an toàn, đem tới hiệu quả thực sự như dùng viên uống nội tiết Ngự y mật phương.

Viên uống sẽ kích thích buồng trứng và cơ quan đảm nhận vai trò sản sinh nội tiết tố hoạt động ổn định trở lại. Đồng thời đảm bảo lượng nội tiết tố sinh ra có thể phát huy tối đa vai trò của nó tại các cơ quan, cải thiện sức khỏe và phòng ngừa những ảnh hưởng xấu do rối loạn nội tiết gây ra.

viên uống nội tiết Ngự y mật phương

Viên uống được bào chế theo Ngự y mật phương - tuyển tập bài thuốc dùng để chữa bệnh cho cung tần hoàng hậu thời xưa, đem tới giải pháp chăm sóc sức khỏe vượt trội dành cho nữ giới.

Như vậy qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã biết estrogen và testosterone mang nhiệm vụ gì trong cơ thể phái nữ. Để biết được nồng độ hormone nội tiết tố trong cơ thể đang ở mức cao hay mức thấp hãy đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để có thể phát hiện sớm nếu nồng độ hormone ở mức bất thường từ đó đưa ra được giải pháp điều trị bền vững giúp cải thiện sức khỏe.

Bài viết liên quan

  • Vì sao uống rượu khiến cơ thể bạn mất nước?
    Vì sao uống rượu khiến cơ thể bạn mất nước?

    Sau khi uống rượu, nhiều người thường cảm thấy khát nước, đó có thể là biểu hiện của việc bị mất nước. Vậy rượu bia có thật sự khiến bạn mất nước không, cơ chế mất nước như thế nào? Những th...

  • Tiền mãn kinh có gây đau xương khớp không?
    Tiền mãn kinh có gây đau xương khớp không?

    Khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh, hàng loạt các vấn đề sức khỏe ở người phụ nữ có thể xuất hiện, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Và một trong những vấn được nhiều người quan tâm đó là tiền m...

  • Rượu bia ảnh hưởng tới mức cholesterol như thế nào?
    Rượu bia ảnh hưởng tới mức cholesterol như thế nào?

    Rượu bia và cholesterol, tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng lại có những tác động qua lại với nhau. Vậy rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến cholesterol trong cơ thể? Bài viết này sẽ đ...

  • Rượu bia tác động tới quá trình lão hóa như thế nào?
    Rượu bia tác động tới quá trình lão hóa như thế nào?

    Rượu mang đến nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể và sức khỏe nói chung. Có nhiều thông tin cho rằng, rượu còn khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và sớm hơn, dẫn đến việc nhanh già hơn ở n...

  • Rượu bia ảnh hưởng đến thận thế nào? Tác động ngắn và dài hạn
    Rượu bia ảnh hưởng đến thận thế nào? Tác động ngắn và dài hạn

    Rượu là chất kích thích được tiêu thụ gần như nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, các cơ quan nội tạng, nhất là thận - một cơ quan quan t...

  • Vì sao sau sinh đổ mồ hôi nhiều?
    Vì sao sau sinh đổ mồ hôi nhiều?

    Phụ nữ đã hy sinh rất nhiều để em bé có thể chào đời an toàn, những biến đổi trên cơ thể người mẹ sau sinh dường như đã minh chứng cho tất cả sự vất vả và thử thách mà mẹ đã trải qua. Một tr...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ