I. Thế nào là gan nhiễm mỡ?
Khi trong gan có chứa một lượng chất béo chiếm tới từ 5% trở lên so với tổng trọng lượng của gan, tình trạng đó được gọi là gan nhiễm mỡ. Thời gian đầu, bệnh thường sẽ không có những dấu hiệu quá rõ ràng, chỉ khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh mới có thể cảm nhận được một vài dấu hiệu như:
- Toàn thân mệt mỏi.
- Có cảm giác bị đau tức hoặc khó chịu ở vị trí bụng trên phía bên phải.
- Buồn nôn, đầy bụng.
- Da và mắt bị vàng.
- Da mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Ngoài ra, có không ít các trường hợp gan nhiễm mỡ không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ, khiến người bệnh chỉ biết được bản thân bị bệnh thông qua quá trình đi thăm khám.
II. Gan nhiễm mỡ có lây không?
Có thể khẳng định, gan nhiễm mỡ là một bệnh lý không có khả năng lây nhiễm. Bệnh có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như nhiều yếu tố khác về sức khỏe, yếu tố gây bệnh không phải do virut nên gan nhiễm mỡ không lây.
Ngoài ra, một số bệnh lý về gan khác có khả năng lây nhiễm do vi rút gây bệnh như viêm gan A (lây nhiễm qua đường tiêu hóa, thực phẩm nước uống không hợp vệ sinh), viêm gan B (lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục, lây nhiễm từ mẹ sang con), viêm gan C (lây nhiễm qua đường máu).
Gan nhiễm mỡ có lây không?
XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Phân biệt bằng cách nào?
III. Những đối tượng nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ
1. Người bị thừa cân, béo phì
Vì là một bệnh lý xảy ra do trong gan có tích tụ nhiều chất béo, những người thừa cân thường là đối tượng có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ vì lượng mỡ thừa tồn động trong cơ thể nhiều, nhất là mỡ bụng, chúng sẽ rất dễ dàng tồn đọng lại trong gan. Theo thống kê, số người thừa cân bị mắc gan nhiễm mỡ chiếm tới 80 đến 90%, đặc biệt là ở những người có chỉ số BMI cao lên tới trên 30.
Ngoài ra, càng ở tình trạng thừa cân nhiều, người bệnh càng có nguy cơ mắc bệnh ở mức độ nặng hơn. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây ra viêm gan thoái hóa mỡ, xơ gan.
2. Người mắc tiểu đường loại 2
Khi mắc tiểu đường loại 2, cơ thể sẽ không sản sinh hoặc kháng insulin, làm tăng cao lượng đường trong máu, khiến quá trình chuyển đổi đường thành chất béo của gan trở nên rối loạn, gan bị tích tụ nhiều chất béo hơn, dần dần sẽ làm xuất hiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, với người bệnh tiểu đường loại 2 một khi không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu sẽ rất dễ mắc gan nhiễm mỡ.
3. Người mắc rối loạn mỡ máu, máu nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ là hai bệnh lý có liên quan và thường đi liền với nhau. Một khi đã mắc máu nhiễm mỡ, người bệnh sẽ rất dễ mắc thêm gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do khi nồng độ cholesterol hoặc triglyceride ở trong máu cao, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa hết lượng chất béo này, dẫn đến chúng sẽ bị tồn đọng trong gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
4. Người lười vận động
Một lối sống trì trệ, nói không với việc luyện tập thể dục thể thao, ngồi nằm nhiều sẽ làm tăng nguy cơ gây ra chứng thừa cân, béo phì, khiến chất béo bị tích tụ nhiều trong gan cũng như cơ thể, gây ra gan nhiễm mỡ.
Lười vận động trì trệ là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ
5. Người mắc hội chứng chuyển hóa
Đây chính là hội chứng bao gồm các tình trạng như huyết áp cao, đường huyết tăng, nhiều mỡ bụng… Tất cả đều có thể dẫn tới nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ.
6. Người nghiện rượu
Việc lạm dụng rượu sẽ tạo áp lực lớn cho gan, làm giảm phân giải chất béo, gây tổn thương gan, gây ra gan nhiễm mỡ. Với tình trạng này, bệnh sẽ được khắc phục khi người bệnh ngừng hẳn việc uống rượu, còn không sẽ có nguy cơ cao mắc xơ gan, viêm gan do rượu.
7. Người mắc các bệnh lý về gan khác
Cụ thể, gan nhiễm mỡ chính là một trong những hậu quả của một vài bệnh lý mạn tính và gan như xơ gan, viêm gan B, viêm gan C.
8. Người có tiền sử gia đình bị gan nhiễm mỡ
Người có người thân trong gia đình mắc gan nhiễm mỡ cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thông thường.
9. Tác dụng phụ của thuốc
Gan nhiễm mỡ cũng có thể gây ra bởi nguyên nhân từ tác dụng phụ không mong muốn khi người bệnh phải sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), corticosteroid, tamoxifen, thuốc trị ung thư, thuốc chống động kinh…
Một số loại thuốc Tây điều trị bệnh gây tác dụng phụ khiến gan nhiễm mỡ
THAM KHẢO THÊM: Gan nhiễm mỡ có uống được mật ong không?
IV. Phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác nhất thông qua quá trình người bệnh trải qua khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, thậm chí là phải sinh thiết gan.
Cụ thể, quá trình chẩn đoán sẽ bao gồm:
1. Khám lâm sàng
Cụ thể, bạn sẽ được bác sĩ hỏi chi tiết về các triệu chứng phổ biến của gan nhiễm mỡ, xem bạn có đang gặp phải những vấn đề đó không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, thói quen ăn uống, sinh hoạt của bạn. Điều bạn cần làm đó chính là ghi nhớ và trả lời thật chính xác các câu hỏi từ bác sĩ.
2. Xét nghiệm máu
Bao gồm các xét nghiệm về:
- Chức năng gan (LFTs): Để kiểm tra sức khỏe của gan, xem gan đã có những tổn thương chưa thông qua việc đo độ men gan.
- Mỡ máu: Kiểm tra nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, đều là những yếu tố có liên quan đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Đường huyết: Kiểm tra xem bạn có thể mắc tiểu đường hay không, đây cùng là yếu tố có thể gây ra gan nhiễm mỡ.
3. Xét nghiệm hình ảnh
Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để thông qua đó xem xét xem có nhiều lượng chất béo tích tụ trong gan không như:
- Siêu âm gan: Xem hình ảnh lá gan xem có sự xuất hiện của chất béo tích tụ nhiều hay không.
- CT scan hoặc MRI: Với một hình ảnh rõ ràng và chi tiết hơn so với hình ảnh siêu âm gan, giúp nhìn thấy rõ ràng hơn được tình trạng gan có nhiễm mỡ hay không.
- FibroScan (elastography): Kiểm tra độ cứng của gan để đo độ xơ hóa cũng như những tổn thương của gan.
4. Sinh thiết gan
SInh thiết gan được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ mắc viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, hoặc khi các phương pháp phía trên chưa thể giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện lấy một mô nhỏ của gan rồi kiểm tra bằng kính hiển vi để có thể xác định được chính xác nhất độ tổn thương của gan.
5. Những xét nghiệm khác
Như xét nghiệm tình trạng kháng insulin trong cơ thể, xét nghiệm viêm gan vi rút… Để có thể có được kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra được cách điều trị phù hợp nhất, việc chẩn đoán sẽ là sự kết hợp kết quả từ những phương pháp trên.
Phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
ĐỌC THÊM: Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?
V. Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách nào?
1. Kiểm soát cân nặng
Việc kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý với chỉ số BMI rơi vào khoảng từ 18.5 đến 24.9, không gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì, giảm lượng chất béo tích tụ trong gan và cơ thể sẽ giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
2. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn cần thực hiện một chế độ ăn với đầy đủ những nhóm chất thiết yếu. Cụ thể, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho gan như rau củ quả tươi, cá, tôm, thịt trắng, sữa tách béo, ngũ cốc nguyên hạt…, sử dụng dầu thực vật trong chế biến thay cho mỡ động vật. Đồng thời, hạn chế ăn những loại thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và đường như nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các loại kẹo, bánh ngọt…
3. Tập thể dục đều đặn
Việc xây dựng thói quen dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp hỗ trợ giải độc, giảm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể cũng như trong gan. Những môn thể thao được khuyến khích như bơi lội, đi bộ…
Duy trì tập thể dục đều đặn, ăn uống sinh hoạt lành mạnh... giúp cải thiện hiệu quả tình trạng gan nhiễm mỡ
4. Hạn chế sử dụng rượu
Để bảo vệ gan hiệu quả, tốt nhất bạn nên tránh không nên sử dụng rượu, bia cũng như các chất kích thích khác. Nếu có dùng cũng chỉ nên uống ở mức độ tối thiểu, hạn chế nhất có thể.
5. Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính
Với những bệnh lý có liên quan mật thiết đến tình trạng gan nhiễm mỡ như tiểu đường, mỡ trong máu… người bệnh cần có những giải pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả như sử dụng thuốc, áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
6. Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết
Vì những loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs)... khi sử dụng đều có thể gây tổn hại cho gan. Vì vậy bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và dùng theo đúng hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ.
7. Xây dựng một lối sống với nhiều thói quen tốt
Như ngủ đủ giấc, bởi có được giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn giảm lo âu, căng thẳng, điều hòa cơ thể, cải thiện quá trình chuyển hóa, phòng ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, lo âu, không để nó kéo dài bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện các liệu pháp giúp thư giãn như yoga, thiền định…
8. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Để kiểm soát tốt chức năng gan, nhất là ở những người có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ, sàng lọc và phát hiện được sớm được các vấn đề về sức khỏe của gan cũng như toàn cơ thể, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ luôn là một lời khuyên mà các chuyên gia dành cho tất cả mọi người.
Ngoài ra, để phòng ngừa hiệu quả tình trạng gan nhiễm mỡ, bạn có thể thực hiện việc giải độc cơ thể định kỳ từ 1 đến 2 lần trong năm, với những sản phẩm an toàn, có thành phần hoàn toàn từ thảo dược như viên giải độc Ngự y mật phương 9 đến từ Dược phẩm Nhất Nhất. Sản phẩm có tác dụng giúp thanh lọc, làm “sạch” toàn cơ thể từ bên trong, hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan, tiêu mỡ trong gan, đưa các chỉ số gan nhiễm mỡ về ngưỡng an toàn.
Có thể thấy, gan nhiễm mỡ tuy không phải là bệnh lý có khả năng lây nhiễm nhưng lại khá phổ biến và dễ mắc. Đặc biệt là ở những người mắc các bệnh lý liên quan như tiểu đường, máu nhiễm mỡ, hay người có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học là các đối tượng nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, bạn cần sớm có những giải pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả và nên đi thăm khám, điều trị nhanh chóng khi bệnh chớm xuất hiện.