Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Phân biệt bằng cách nào?

2024-08-22 09:01:09

Là một bệnh lý có tới khoảng 25% dân số thế giới đang mắc phải, gan nhiễm mỡ là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có ung thư gan nếu người bệnh chủ quan. Vậy gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Và làm thế nào để có thể phân biệt được các cấp độ này?

I. Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ chỉ tình trạng khi lá gan bị tích tụ mỡ thừa, cụ thể là chứa lượng mỡ lớn hơn 5% tổng trọng lượng, từ đó dẫn đến tác động xấu tới các hoạt động của chức năng gan. Dựa theo nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng rượu, gan nhiễm mỡ có thể được chia thành 2 loại là gan nhiễm mỡ do rượu (mắc bệnh do lạm dụng rượu) và gan nhiễm mỡ không do rượu (thường liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, mắc bệnh béo phì, sinh hoạt không điều độ, lười vận động...).

Bệnh không gây nguy hiểm ở giai đoạn đầu, khi mới chớm mắc, chỉ bị nhẹ. Nhưng nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ kéo dài mà không có các giải pháp khắc phục, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có xơ gan và ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ

II. Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ thường được phân loại dựa trên lượng mỡ tích tụ trong lá gan và có thể phân thành 4 cấp độ như sau:  

1. Gan nhiễm mỡ độ 1

Gan nhiễm mỡ cấp độ 1 chỉ tình trạng với 5 đến 10% trọng lượng gan bị "xâm chiếm" bởi mỡ và ở cấp độ này chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ ở cấp độ này sẽ có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên khi ở giai đoạn đầu mới chớm mắc bệnh, bệnh xuất hiện triệu chứng rất ít và rất nhẹ hoặc thậm chí không xuất hiện dấu hiệu nên thường rất khó để phát hiện ra. Một số biểu hiện của gan nhiễm mỡ độ 1 gồm có:

  • Ăn không ngon.
  • Đầy bụng hoặc hơi khó chịu ở vùng bụng.
  • Da sạm.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể không rõ lý do.

Để khắc phục bệnh ở giai đoạn này, người bệnh chưa cần dùng tới thuốc mà thay vào đó là thông qua thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn, duy trì vận động tập thể dục đều đặn và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể giải quyết triệt để bệnh, không để bệnh tiến triển sang mức độ nặng hơn.

2. Gan nhiễm mỡ độ 2

Gan nhiễm mỡ độ 2 chỉ tình trạng lượng mỡ trong gan đã gia tăng nhiều hơn so với cấp độ 1, với lượng mỡ trữ trong gan đã lên đến từ 10 - 20% trọng lượng của cơ quan này và cũng đã lan sang cơ hoành, nhu mô gan. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh sang giai đoạn 3, thậm chí xuất hiện biến chứng nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị triệt để vì ở giai đoạn này mỡ đã lan rộng hơn, gan đã bị tổn thương bắt đầu gây ra viêm, mô sẹo.

Các dấu hiệu giai đoạn này gồm:

  • Đau tức vị trí hạ sườn phải, đau bụng và vùng gan.
  • Vàng da, vàng mắt (mức độ nhẹ).
  • Chán ăn.
  • Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng.
  • Sờ vào da bụng vùng gan cảm nhận được lá gan phình to hơn.
  • Toàn thân mệt mỏi, không muốn làm gì.

Mặc dù các triệu chứng thể hiện rõ hơn so với cấp độ 1, tuy nhiên những dấu hiệu quả gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 này vẫn chưa thực sự rõ ràng rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

Ở giai đoạn này, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh có thể đã được bắc sĩ chỉ định cần tới việc sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc tổng hợp vitamin B, C, E, thuốc bổ sung choline, thuốc hỗ trợ chuyển hóa lipoprotein.

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

3. Gan nhiễm mỡ độ 3

Đây là một giai đoạn đặc biệt nghiêm trọng khi lượng mỡ đã chiếm tới hơn 30% trọng lượng gan, tác động lớn tới chức năng của gan. Ở cấp độ 3 đã bắt đầu có những biến chứng như gan sẽ bị xơ hóa, dần trở nên sần sùi, có màu đậm do những mô sẹo đang dần thay thế tế bào gan.

Những dấu hiệu ở giai đoạn này cũng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết gốm:

  • Da, mắt, vùng quanh mắt có màu vàng.
  • Bụng chướng.
  • Dị ứng, mề đay, ngứa ngáy.
  • Hạ sườn phải đau tức.
  • Nước tiểu có màu vàng.
  • Phân có màu trắng.
  • Gan to, cứ chạm vào là đau.
  • Buồn nôn, chán ăn.
  • Mệt mỏi kéo dài và càng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới và nam giới thì bị cương dương, tuyến vú phát triển mạnh...

Việc điều trị bệnh khỏi hoàn toàn đã là điều không thả khi người bệnh đã bước vào cấp độ 3 của gan nhiễm mỡ. Các phương pháp điều trị hiện nay sẽ đa phần bằng thuốc chỉ có tác dụng giúp khắc phục triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng xơ gan, viêm gan mạn tính, ung thư gan.

4. Gan nhiễm mỡ độ 4

Gan nhiễm mỡ cấp độ 4 là giai đoạn mà khi lượng mỡ tích tụ trong gan đã quá nhiều, chiếm tới 75% trọng lượng gan. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất. Lúc này, chức năng gan đã bị suy giảm vô cùng nặng nề, gan bị tổn thương trầm trọng và không còn khả năng tự phục hồi, gây ra viêm, xơ gan. Bệnh cũng có thể gây ra biến chứng ung thư gan, gan mạn tính, bệnh tim mạch… 

Các dấu hiệu sẽ bao gồm:

  • Toàn thân mệt mỏi kéo dài, mãn tính, thiếu tỉnh táo.
  • Vàng da, vàng mắt nghiêm trọng.
  • Vùng gan bị đau có thể từ nhẹ đến đau tức dữ dội.
  • Mất kiểm soát cân nặng và tăng cân.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đầy bụng, buồn nôn, ăn không tiêu, thậm chí là nôn ra máu (do xuất huyết tiêu hóa).
  • Chân tay tê bì, phù chân.

XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

III. Phương pháp xác định cấp độ gan nhiễm mỡ 

Sẽ khó có thể xác định ra được người bệnh mắc gan nhiễm mỡ độ mấy nếu chỉ quan sát bằng mắt và các phán đoán thông thường mà cần thực hiện các biện pháp chuyên sâu hơn. Để xác định cấp độ gan nhiễm mỡ, bác sĩ có thể thực hiện quy trình như sau:

1. Dựa trên tiền sử bệnh lý

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh của bạn thông qua việc hỏi về chế độ ăn uống, sinh hoạt, có uống nhiều bia rượu hay không, những loại thuốc đang sử dụng cũng như hỏi về yếu tố di truyền.

2. Xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ thông qua các chỉ số sau khi xét nghiệm máu để đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của gan. Cụ thể, nếu máu có nồng độ ALT và AST cao gấp 2 tới 3 lần so với thông thường thì có thể kết luận người bệnh bị gan nhiễm mỡ.

3. Siêu âm ổ bụng

Đây là phương pháp sẽ giúp bác sĩ có thể quan sát hình ảnh gan tăng âm, từ đó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện siêu âm đo độ đàn hồi của gan khi cho rằng người bệnh đã bị xơ gan.

4. Chụp CT, cộng hưởng từ (MRI)

Thông qua hình ảnh từ chụp CT hoặc cộng hưởng từ, bác sĩ có thể xác định được sự tồn đọng của lượng mỡ trong gan và xác định được mức độ gan nhiễm mỡ của người bệnh.

5. Sinh thiết gan

Đây là phương pháp áp dụng khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc bệnh lý về gan trong đó có gan nhiễm mỡ không do rượu. Sinh thiết gan giúp xác định chính xác mức độ tổn thương gan nhiễm mỡ.

gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ

Phương pháp xác định cấp độ gan nhiễm mỡ

ĐỌC THÊM: 6 biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ cần lưu tâm

IV. Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển nặng

Trường hợp khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 và độ 2 nếu bạn có thể duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp, tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ thì có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Chính vì thế mà đây là 2 giai đoạn cần đặc biệt lưu tâm.

Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển xấu thêm chuyển sang giai đoạn 3 thì khả năng chữa khỏi bệnh dường như là không thể, gan sẽ hình thành nên mô sẹo hay bị biểu hiện sơ hóa, suy giảm chức năng gan không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe gan mà còn đến sức khỏe tổng thế. Chính vì thế bạn cần nghiêm túc thực hiện những thay đổi tích cực sau để phòng tránh bệnh chuyển biến nặng hoặc để cải thiện tình trạng bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của gan nhiễm mỡ.

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất lành mạnh

Để có thể kiểm soát và cải thiện tốt tình trạng gan nhiễm mỡ thì việc xây được chế độ dinh dưỡng bữa ăn khoa, duy trì các hoạt động thể chất lành mạnh giữ vai trò vô cùng quan trọng, chi tiết như sau:

  • Ăn ít hơn hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất béo nhất là chất béo bão hòa.
  • Giảm bớt đồ ăn chứa nhiều bột tinh chế, đường, muối.
  • Nói không với rượu, bia, thuốc lá.
  • Ăn nhiều hơn rau xanh, hoa quả tươi.
  • Duy trì tập luyện thể dục đều đặn, thường xuyên giúp tăng đề kháng, cải thiện chức năng gan.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Khám tổng quát sức khỏe định kỳ.
  • Cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc.

2. Thực phẩm, thảo dược bảo vệ sức khỏe gan

Việc sử dụng các sản phẩm thành phần từ thảo dược giúp giải độc, tăng cường chức năng cho gan bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị và xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cũng là giải pháp đem lại hiệu quả cao.

Như viên uống giải độc đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, Viên Ngự Y Mật Phương Nhất Nhất 9, nhờ kích hoạt cơ chế giải độc gan và toàn thân, thanh lọc máu, từ đó giúp hỗ trợ điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ một cách vừa an toàn, vừa hiệu quả toàn diện.

Nhất Nhất 9

Có thể thấy, người bệnh gan nhiễm mỡ có thể khắc phục triệt để bệnh khi ở giai đoạn 1, 2, nhưng khi đã bước sang giai đoạn 3, 4, việc phục hồi hoàn toàn là điều không thể. Chính vì vậy, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng, thăm khám, điều trị kịp thời trong giai đoạn sớm mắc bệnh.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ