Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

2024-01-10 16:34:11

“Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không” là câu hỏi luôn nhận được nhiều sự quan tâm đối với các bệnh nhân đang gặp phải tình trạng mỡ tích tụ nhiều ở trong gan. Gan nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Mời các bạn tìm hiểu đáp án trong bài viết sau đây.

Trước khi trả lời câu hỏi: "Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?", cùng tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ.

I. Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là hiện tượng xuất hiện chất béo hay mỡ tích tụ trong tế bào gan. Khi gan nhiễm mỡ xảy ra hay có xuất hiện mỡ ở trong gan mà không gây viêm, không làm tổn thương mô gan, không chuyển biến thành xơ gan hoặc viêm gan mạn tính thì đây gọi là tình trạng gan nhiễm mỡ đơn thuần (đơn giản). Còn với tình trạng mỡ trong gan gây ra chứng viêm tại gan, suy giảm chức năng gan thì được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ (tên tiếng Anh là Fatty liver disease).

Bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành 2 loại là: Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu (ALD) và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). 

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu

Tình trạng bệnh có triệu chứng diễn ra âm thầm, khó nhận biết. Nhưng một khi bệnh đã tác động dẫn đến gan to ra thì sẽ khiến người mắc cảm thấy khó chịu, đau vùng bụng ở phía trên bên phải.

Nếu bị gan nhiễm mỡ do rượu thì triệu chứng sẽ được cải thiện khi bạn ngừng uống. Còn nếu bạn cứ tiếp tục uống rượu thì tình trạng đương nhiên sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể là gây ra viêm gan và xơ gan do sử dụng rượu bia quá nhiều đi kèm với nhiều triệu chứng trầm trọng như gan bị sưng viêm, da mắt bị vàng, chảy máu trong, tích dịch trong ổ bụng... thậm chí là có thể gây tử vong.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Đúng như cái tên gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) tức là rượu bia không phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gan bị nhiễm mỡ mà là do rối loạn chuyển hóa (hội chứng chuyển hóa) trong cơ thể.

Gan nhiễm mỡ không do rượu cũng tồn tại trong các dạng khác nhau nhưng phần lớn được xếp thuộc loại gan nhiễm mỡ đơn thuần không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe gan. Còn một dạng khác của NAFLD là bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu viết tắt là NASH (chiếm khoảng 20% NAFLD) khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như xảy ra viêm trong gan và có nguy cơ làm tổn thương các tế bào gan tiếp đến có thể dẫn tới xơ hóa (hình thành nhiều mô sẹo tại gan), xơ gan hoặc ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không

Bệnh gan nhiễm mỡ chỉ tình trạng mỡ hoặc chất béo tích tụ trong tế bào gan, gây ra tổn thương và làm suy giảm chức năng gan

II. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới gan nhiễm mỡ gồm có:

1. Béo phì 

Thường thì với những ai bị béo phì sẽ đối mặt với gan nhiễm mỡ tỷ lệ nhiều vượt trội hơn so với người có chỉ số cân nặng bình thường. Một khi béo phì sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể bị quá tải dẫn tới tích trữ mỡ trong cơ thể và trong gan.

2. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường thực chất là do quá trình chuyển hóa glucose bị rối loạn và khi đường huyết cao sẽ tạo ra một lớp làm mất dần khả năng chuyển hóa cholesterol ở trong gan. Tình trạng này dẫn tới tích tụ quá nhiều cholesterol xấu khiến gan bị nhiễm mỡ.

3. Mỡ máu cao

Mỡ trong máu sẽ được vận chuyển qua gan và khi bị mỡ máu cao thì hàm lượng lipid vận chuyển càng nhiều qua gan. Một khi hàm lượng này vượt qua khả năng chuyển hóa của chức năng gan sẽ làm cho mỡ trong máu trữ lại tại gan nhiều hơn.

4. Nghiện rượu

Rượu bia có chứa nồng độ cồn Ethanol cao. Ethanol khiến khả năng chuyển hóa bị suy giảm, tăng tổng hợp chất béo cũng như trygliceride trong gan nên nếu uống quá nhiều rượu sẽ dẫn tới gan bị tổn thương nhiễm mỡ. Rượu cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tác hại dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ ALD.

Uống quá nhiều sẽ dẫn tới gan bị tổn thương, gây bệnh gan nhiễm mỡ

Rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh gan nhiễm mỡ

5. Giảm cân quá nhanh

Cơ thể bị sụt cân quá nhanh khiến lượng apolipoprotein không được tổng hợp đủ dẫn đến triglyceride tích tụ lại trong gan, về lâu dài nếu không được khắc phục sẽ làm lượng mỡ trong gan tăng lên nhiều.

6. Rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa khiến tăng cao tình trạng lắng đọng mỡ thừa tại gan dẫn tới gan bị nhiễm mỡ.

7. Lối sống, chế độ ăn uống vận động thiếu khoa học

Một lối sống không khoa học hoặc chế độ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, cơ thể lười vận động cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không

Ăn uống thiếu khoa học, ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, lười vận động là nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

III. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào tình trạng gan nhiễm mỡ đang nằm trong giai đoạn nào. Gan nhiễm mỡ được chia theo nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung gan nhiễm mỡ được xem là tương đối lành tính nếu đang ở cấp độ đầu tiên - mức độ 1. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì tình trạng bệnh  được coi là không gây ra quá nhiều nguy hiểm. Ở giai đoạn 1, người bệnh có thể yên tâm, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cùng với vận động lành mạnh thì bệnh gan nhiễm mỡ sẽ được cải thiện tốt. 

Tuy nhiên, nếu ở mức độ 2 và độ 3 thì sự nguy hiểm đã tăng lên, lúc này đặc biệt phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ vì khi càng nặng thì điều trị sẽ càng khó khăn hơn. Không những vậy, nếu không điều trị gan nhiễm mỡ còn gây ra một vài biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. 

Tùy vào lượng mỡ tồn tại ở gan mà bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Lượng mỡ trong giai đoạn này không tích tụ quá nhiều trong gan, mỡ nằm trong khoảng từ 5 - 10% trọng lượng lá gan. Lượng lipid xuất hiện trong gan này chưa làm ảnh hưởng tới chức năng gan, triệu chứng chưa rõ ràng và chúng ta chỉ có thể phát hiện ra bệnh trong trường hợp thăm khám khi siêu âm.
  • Giai đoạn 2: Từ giai đoạn 1 lượng mỡ trong gan sẽ không giảm đi nếu bạn không áp dụng các giải pháp khắc phục. Lượng mỡ ở mức độ 2 tăng lên 10 - 20% và người bệnh bắt đầu có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi… Nhưng đây là những triệu chứng mà nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua và cũng chính là nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ chuyển sang mức độ 3.
  • Giai đoạn 3: Lượng mỡ tích tụ lại quá nhiều trên 30% trọng lượng của lá gan, các triệu chứng đã xuất hiện ở giai đoạn 2 thì sang giai đoạn này xảy ra thường xuyên hơn. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác đau nhức hạ sườn phải. Và nếu vẫn không tìm được phương pháp điều trị triệt để thì tình trạng xơ gan, ung thư gan sẽ sớm xuất hiện.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

III. Những biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ

Do gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu với triệu chứng chưa quá rõ ràng khó phát hiện, nên bệnh có xu hướng chuyển sang mạn tính. Nếu bạn có thể điều trị sớm trong giai đoạn đầu thì sẽ có khả năng chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn không kiểm soát tốt gan nhiễm mỡ trở nặng hơn thì lá gan của bạn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

1. Viêm gan

Tình trạng gan bị nhiễm mỡ không phải tất cả đều sẽ chuyển sang viêm gan. Tỷ lệ gan nhiễm mỡ biến chứng bị viêm gan chiếm 30%, còn được gọi là  tổn thương gan thoái hóa mỡ không phải do rượu. Lúc này, viêm gan do nhiễm mỡ sẽ khiến các tế bào trong gan phình to và dẫn tới tổn thương gan nặng. Viêm gan nếu để lâu sẽ dễ dẫn tới sẹo, xơ hóa gan.

2. Xơ gan

Xơ gan là một biến chứng khá điển hình của tình trạng gan nhiễm mỡ khi không được điều trị. Các tế bào bị tổn thương, các mô sẹo sẽ có nhiệm vụ thế chỗ những mô bị tổn thương dẫn tới xơ hóa gan và xơ gan. Tình trạng xơ gan do gan nhiễm mỡ không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. Theo chỉ số thống kê từ bệnh viện và các cơ sở y tế, tình trạng tử vong do xơ gan lên tới 85% sau 5 năm nếu không điều trị bệnh đúng cách.

3. Ung thư gan

Khi mỡ tích tụ trong gan gây ra viêm gan, xơ gan tiếp tục không được điều trị hoặc điều trị chưa đúng thì càng khiến các tác nhân xấu gây bệnh tấn công tới gan mạnh mẽ hơn. Điều này dễ gây ra các dạng đột biến bộc phát và có nguy cơ dẫn tới ung thư.

4. Bệnh tim mạch

Gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ dễ làm tăng nguy cơ người bệnh phải đối mặt với bệnh lý tim mạch. Các bệnh lý tim mạch như tim mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim... gây nguy cơ tử vong phổ biến ở mức cao đối với người bệnh mắc gan nhiễm mỡ không do rượu ALD.

5. Gây rối loạn chức năng các cơ quan khác

Ngoài các biến chứng liên quan tới gan, thì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng ở các cơ quan khác như: Ung thư đại tràng, trực tràng, loãng xương, thiếu hụt vitamin… điều này sẽ càng làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và có thể gây tử vong.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không

Biến chứng gan nhiễm mỡ nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh

IV. Các phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện nay, các chuyên gia vẫn không ngừng nghiên cứu ra phương pháp và thuốc đặc trị để có thể dứt điểm được tình trạng gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp kết hợp tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để có thể thuyên giảm bớt triệu chứng và ngăn nguy cơ bệnh tiến triển xấu đi. Cụ thể như sau:

1. Chế độ dinh dưỡng cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

Kiểm soát chế độ ăn, cũng như các loại dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày với thực phẩm ít đường, ít mỡ, rau xanh… Tăng cường sử dụng hợp lý các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả có tác dụng giảm mỡ xấu như: Đậu hà lan, cà chua chín, rau cần tây, diếp cá, nấm hương, quýt, cam, trà xanh…
  • Dầu thực vật như dầu lạc, oliu, dầu vừng… vì nó chứa nhiều axit béo không no nên đem lại hiệu quả trong việc giảm hàm lượng cholesterol.
  • Bổ sung đạm từ trứng, sữa, thịt để ngăn lipid máu.

Trong chế độ dinh dưỡng phù hợp với gan nhiễm mỡ, bạn cần kiêng một số loại thực phẩm như:

  • Hạn chế các loại đồ ăn béo từ mỡ động vật.
  • Tránh ăn những thực phẩm chứa cholesterol vì sẽ khiến hàm lượng cholesterol xấu tăng cao.
  • Hạn chế ăn những loại ít đỏ.
  • Tránh ăn đồ ăn cay nóng, chiên xào dầu mỡ nhiều.
  • Đồ uống có cồn hay rượu bia cũng nên hạn chế sử dụng.

2. Tập luyện thể dục thể thao

Việc giảm cân, nâng cao thể lực, rèn luyện sức khỏe bằng những bộ môn thể dục là cách tăng cường thể lực, đề kháng, thải độc và có thể ngăn nguy cơ biến chứng từ bệnh gan nhiễm mỡ. Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập giúp rèn luyện sức bền như đạp xe, chạy bổ, aerobic… nhưng chúng ta cần cân đối việc rèn luyện vừa sức, không nên tập quá sức. Dành ra khoảng 20 phút mỗi ngày để tập luyện giúp đem lại hiệu quả và người bị gan nhiễm mỡ có thể giảm bớt được lượng mỡ thừa.

3. Thăm khám sức khỏe định kỳ, tiêm vắc xin phòng ngừa

Việc thăm khám định kỳ, phòng ngừa và bảo vệ gan khỏi các bệnh lý về gan thì nên tiêm phòng ngừa. Mặt khác, trong quá trình thăm khám phát hiện ra gan có tổn thương thì bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp bằng thuốc.

4. Sử dụng sản phẩm viên giải độc Ngự Y Mật Phương

Như đã nói ở trên, hiện nay chưa có thuốc đặc trị để trị gan nhiễm mỡ, người bệnh chỉ có thể thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nhằm cải thiện tốt chức năng gan, cùng với đó là ngăn quá trình tiến triển bệnh trở nên nguy hiểm.

Sản phẩm Đông y thế hệ 2, được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP - WHO có thể đem lại hiệu quả thực sự vượt trội đối với bệnh gan nhiễm mỡ. Dược tính lấy từ thảo dược tự nhiên sẽ giúp loại bỏ dần dần lượng mỡ thừa tích tụ và độc tố bị tồn đọng, tăng cường chức năng phân giải và loại bỏ độc của gan, từ từ đào thải hết ra ngoài.

viên giải độc Ngự Y Mật Phương

Đông y thế hệ 2 được định nghĩa không còn là thuốc hỗ trợ điều trị, mà được coi là thuốc điều trị chủ đạo, giúp điều trị được cả trong những trường hợp nặng, hiệu quả hơn cả tân dược trong nhiều trường hợp, điều này đã được khẳng định tại hội thảo quốc tế về thuốc thảo dược tại Seoul vào năm 2013.

Tổng kết lại, với thông tin bài viết cung cấp bên trên “gan nhiễm mỡ có nguy hiểm hay không” thì phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ bạn có thực sự quan tâm chăm sóc tới sức khỏe của bản thân hay không. Một phần không kém quan trọng, để bệnh không xuất hiện biến chứng thì bạn nên xây dựng cho mình một lối sống, dinh dưỡng lành mạnh, tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và một chế độ rèn luyện phù hợp.

Lên đầu trang
Loading