Bị gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?

2024-01-02 14:36:06

Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành cao hơn nhiều so với sữa thông thường chính vì thế mà nhiều người có cùng chung một băn khoăn: "Liệu bị gan nhiễm mỡ có uống được sữa đậu nành được không?" Và trong quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ với thuốc, không biết sữa đậu nành có gây hưởng gì tới sức khỏe hay không. Cùng tìm đáp án trong bài viết dưới đây.

I. Lợi ích của sữa đậu nành với sức khỏe 

Đậu nành vốn là một loại thực phẩm dồi dào giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với sữa đậu nành tự làm, thành phần sẽ đảm bảo 100% đậu nành nguyên chất tự nhiên không có chứa các thành phần chất bảo quản, phụ gia hương liệu... Trong đậu nành có chứa các thành phần như axit béo, chất đạm, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất rất có lợi giúp bổ sung năng lượng tích cực cho các hoạt động của cơ thể.

Bên cạnh đó, sữa đậu nành với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng kích thích vị giác, giúp bổ sung canxi, kẽm rất phù hợp với những người đang đối mặt với bệnh xương khớp. Ngoài ra, bạn còn nhận được những lợi ích khác cho sức khỏe từ việc uống sữa đậu nành gồm có:

  • Ngăn ngừa nguy cơ đối mặt với bệnh tim mạch.
  • Phòng ngừa bị loãng xương.
  • Giúp làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh.
  • Giảm rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam và ung thư vú ở nữ giới.
  • Giúp giảm cân hiệu quả.
  • Chăm sóc dưỡng tóc chắc khỏe.
  • Hỗ trợ làm tăng kích thước vòng ngực.
  • Ngăn ngừa lão hóa.
  • Cải thiện quá trình chuyển hóa lipid máu.
  • Bảo vệ và tăng cường đàn hồi, hoạt động của mạch máu.

Gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không

Gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?

>>> XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ uống cà phê được không?

II. Gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?

1. Sữa đậu nành giảm tình trạng nhiễm mỡ của gan

Gan nhiễm mỡ là chỉ đến hiện tượng trong gan hay mô gan bị trữ tích tụ quá nhiều mỡ dẫn tới suy giảm hoạt động chức năng gan.  

Trong thời gian đầu bệnh gan nhiễm mỡ cũng tương đối lành tính và không gây nguy hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới chớm mắc bệnh này, các triệu chứng không rõ ràng và không dễ để người bệnh có thể nhận biết, vì vậy mà nếu chủ quan không thăm khám và có các biện pháp can thiệp kịp thời để tình trạng bệnh chuyển biến nặng sẽ có thể biến chứng thành xơ gan hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư gan.

Vậy người bệnh gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không? Đáp án là CÓ. Sữa đậu nành không chỉ có tác dụng giảm hàm lượng chất béo trong gan mà còn có thể hỗ trợ người bệnh cải thiện giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, ngoài ra giúp phòng ngừa một số biến chứng bệnh lý liên quan tới gan.

Từ kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hàm lượng protein trong đậu nành có thể làm giảm bớt lượng mỡ thừa đang tồn tại trong lá gan và lượng triglyceride trong cơ thể ở những người bệnh thừa cân béo phì. Protein thành phần có trong đậu nành cũng giúp phục hồi lại nhân tố đặc biệt then chốt trong hoạt động chuyển hóa chất béo đó chính là đường dẫn tín hiệu Wnt/β-catenin - một hệ thống liên kết tương tác truyền tải tín hiệu giúp các tế bào trong cơ thể được duy trì và phát triển.

Không chỉ dừng lại ở đó, hàm lượng vitamin B, vi lượng cùng vô số các hoạt chất có lợi khác có trong đậu nành với hàm lượng tương đối cao đặc biệt có lợi khi không chỉ tốt cho sức khỏe với những đối tượng bị tiểu đường, béo phì mà còn hỗ trợ cải thiện bệnh lý về gan bao gồm cả gan nhiễm mỡ.

2. Tăng đề kháng phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

Sữa đậu nành hoặc các chế phẩm khác từ đậu nành như tào phớ, đậu phụ... cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch, đề kháng cơ thể từ đó giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ.

gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không

>>> XEM THÊM: Bị gan nhiễm mỡ có uống được omega 3 không?

III. Những lưu ý khi uống sữa đậu nành 

Qua thông tin cung cấp bên trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ được câu trả lời cho câu hỏi “bệnh gan nhiễm mỡ có uống được sữa đậu nành hay không”. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa đậu nành để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ tối ưu nhất thì bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Không dùng sữa đậu nành cùng với trứng: Sữa đậu nành và trứng là hai loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng do đó việc sử dụng cùng lúc cả hai loại thực phẩm này sẽ làm suy giảm khả năng cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng của cả sữa đậu nành và trứng.
  • Không lạm dụng: Dùng quá nhiều đậu nành hay sữa đậu nành sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa gồm khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… Đây có thể là do khả năng hấp thụ hết các dinh dưỡng có trong đậu nành gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Không kết hợp dùng mật ong và đường nâu: Tính axit trong 2 loại thực phẩm này nếu kết hợp với hàm lượng protein có trong đậu nành sẽ làm hủy đi các dinh dưỡng có trong đậu nành mà cơ thể cần được nhận.
  • Lúc đói không nên uống sữa đậu nành: Uống sữa lúc đói sẽ khiến phá vỡ cấu trúc protein hấp thu vào cơ thể, điều này làm giảm chất lượng dinh dưỡng của sữa khi dung nạp trong cơ thể.
  • Không uống sữa đậu nành chưa được nấu chín: Trong trường hợp sữa đậu nành tự làm không được đun chín thì nhiều độc tố thành phần trong đậu nành sẽ chưa được chuyển hóa thành chất vô hại cụ thể các chất độc hại như trypsin, saponin cùng một số chất khác dễ gây ra tình trạng bị ngộ độc khi uống.
  • Một vài đối tượng không nên sử dụng sữa đậu nành: Sữa đậu nành có tính hàn do đó dễ khiến chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, chính vì thế mà những ai thể trạng kém, đang mắc bệnh gout thì không nên dùng vì nó sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Đang dùng kháng sinh thì không nên dùng đậu nành: Erythromycin và tetracyclin cùng các thành phần thuốc kháng sinh khác có thể làm phân hủy đi các dưỡng chất có lợi có trong đậu nành.

Bài viết trên đây hy vọng đã giải đáp được câu hỏi của bạn “bệnh gan nhiễm mỡ có uống được sữa đậu nành hay không”. Để có thể đạt được hiệu quả điều trị tích cực bệnh gan nhiễm mỡ, bên cạnh việc uống sữa đậu nành, hãy xây dựng cho mình một lối sinh hoạt khoa học, lành mạnh để nâng cao sức đề kháng và  cải thiện được tình trạng sức khỏe.

Lên đầu trang
Loading