Giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch như thế nào?

2024-09-19 13:42:34

Giấc ngủ có tác động rất lớn đến sức khỏe tổng thể, trong đó có hệ miễn dịch. Hiểu rõ về mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch sẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Mời các bạn hãy cùng theo dõi về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

I - Tìm hiểu về hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch là tập hợp các loại tế bào, cơ quan trong cơ thể được phân bố khắp nơi trên cơ thể và có nhiệm vụ phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm. Hoạt động của hệ miễn dịch thường thông qua hai cơ chế bao gồm: miễn dịch bẩm sinh, và miễn dịch thích ứng.

Miễn dịch bẩm sinh là loại miễn dịch tự nhiên, miễn dịch không đặc hiệu là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Chúng có từ khi chúng ta mới chào đời và là tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể.

Miễn dịch thích ứng, hay còn gọi là miễn dịch thu được là loại miễn dịch phát triển theo thời gian. Miễn dịch thích ứng có thể được sinh ra thông qua việc tiêm vắc xin, tiếp nhận kháng thể từ nguồn bên ngoài, tiếp xúc với các loại mầm bệnh.

Trong các thành phần hệ miễn dịch, tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng. Chúng có vai trò nhận diện, tấn công và loại bỏ mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm) ra khỏi cơ thể. Từ đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ “chiến đấu” lại bằng cách tức thời (bẩm sinh), học được ghi nhớ (thích ứng). Và nhờ vậy mà cơ thể luôn đảm bảo an toàn, tránh được bệnh tật.

Khi tế bào bạch cầu phát hiện ra mầm bệnh lạ, chúng sẽ tiết ra cytokine báo động cho các tế bào bạch cầu khác để chuẩn bị sẵn sàng tiêu diệt “kẻ xâm lược”.

Cytokine chính là chất dẫn truyền tín hiệu cho hệ thống miễn dịch. Thêm vào đó, các hợp chất như histamine cũng tham gia vào phản ứng miễn dịch của cơ thể khi xuất hiện trạng thái viêm.

tìm hiểu về hệ thống miễn dịch

II - Tác động của giấc ngủ tới hệ thống miễn dịch

1. Giấc ngủ và khả năng miễn dịch bẩm sinh, thích ứng

Giấc ngủ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống miễn dịch của cơ thể, kể cả là miễn dịch bẩm sinh hoặc miễn dịch thích ứng.

Nghiên cứu cho thấy rằng giấc ngủ tốt có thể thúc đẩy sản sinh ra cytokine, làm xuất hiện phản ứng viêm. Đây chính là cách mà các tế bào miễn dịch phản ứng lại với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Từ đó giúp chặn đứng nhiễm trùng và phục hồi vết thương của cơ thể.

Bên cạnh đó, nếu một người được ngủ đủ giấc có thể giúp nâng cao khả năng ghi nhớ của hệ thống miễn dịch. Và điều này có thể giúp tăng cường khả năng nhận biết, phát hiện mầm bệnh và hỗ trợ khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, giấc ngủ và khả năng miễn dịch còn có mối quan hệ mật thiết khác như:

  • Trong khi ngủ, cơ thể tái tạo năng lượng và giúp cho hệ thống miễn dịch có đủ năng lượng để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt mầm bệnh.
  • Trong quá trình ngủ, phản ứng viêm có thể xảy ra để giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh gây nhiễm trùng. Nếu phản ứng viêm xảy ra vào ban ngày có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của chúng ta vào ban ngày.
  • Melatonin, một loại hợp chất được cơ thể sản sinh trong quá trình ngủ vào ban đêm, có khả năng giúp hạn chế căng thẳng do tình trạng viêm nhiễm gây ra.

tác động của giấc ngủ tới hệ miễn dịch

2. Giấc ngủ và vắc-xin

Giấc ngủ có chất lượng tốt còn có thể làm tăng tác dụng của vắc xin phòng các loại bệnh nhiễm trùng.

Vắc xin là một loại sinh phẩm y tế giúp đưa kháng nguyên đã được làm yếu độc lực hoặc mất hẳn độc lực vào cơ thể, để từ đó giúp hệ thống miễn dịch ghi nhớ, phát hiện và tiêu diệt các mầm bệnh.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giấc ngủ có thể giúp cải thiện hiệu quả vắc xin, điển hình là vắc xin phòng cúm A H1N1. Những người tiêm vắc xin phòng cúm H1N1 và bị thiếu ngủ thường không cho hiệu quả cao bằng những người đã ngủ đủ giấc.

Với người có vấn đề rối loạn giấc ngủ thì cần tiêm thêm mũi vắc xin phòng bệnh cảm cúm nhắc lại để tăng khả năng bảo vệ cơ thể.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng người tiêm phòng vắc xin và ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày thì hiệu quả của vắc xin đem lại thường không cao. Người bị thiếu ngủ có thể khiến cho cơ thể không đủ thời gian để phát triển trí nhớ miễn dịch, dễ khiến cho cơ thể mắc phải nhiễm trùng dù họ đã được tiêm phòng trước đó.

3. Giấc ngủ và dị ứng

Dị ứng là phản ứng quá mẫn cảm của hệ miễn dịch trước tác nhân từ môi trường hoặc hóa chất từ bên ngoài. Nếu hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc suy yếu thì có thể dẫn đến dị ứng ngày càng nặng nề.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy giấc ngủ có tác động lớn đến phản ứng dị ứng, cụ thể là quá trình điều chỉnh phản ứng của cơ thể với các hợp chất gây dị ứng. Khi giấc ngủ bị rối loạn, làm đảo lộn nhịp sinh học có thể khiến cho quá trình dị ứng ngày càng nghiêm trọng.

III - Hệ thống miễn dịch có ảnh hưởng tới giấc ngủ không?

Hệ miễn dịch cũng có sự tác động không nhỏ tới giấc ngủ. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch cần nhiều năng lượng hơn để giúp bảo vệ, chống lại các tác nhân gây bệnh. Do vậy mà cơ thể rơi vào trạng thái thiếu năng lượng, gây ức chế hệ thần kinh và có thể gây buồn ngủ. Do vậy, người đang mắc bệnh truyền nhiễm thường cảm thấy buồn ngủ, ngủ nhiều hơn.

Bên cạnh đó, giấc ngủ của người bệnh khi mắc nhiễm trùng cũng có sự thay đổi. Ở người mắc bệnh nhiễm trùng, giai đoạn giấc ngủ sâu thường kéo dài hơn. Điều này cho phép hệ miễn dịch tập trung được nhiều nguồn năng lượng để chống lại nhiễm trùng nhiễm khuẩn.

Hơn nữa, sự thay đổi về thời lượng của giấc ngủ sâu giúp cơ thể phản ứng lại tác nhân gây bệnh thông qua triệu chứng sốt, để từ đó kích hoạt hàng loạt các tuyến phòng thủ của cơ thể để chống lại mầm bệnh.

Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện triệu chứng run rẩy để tạo điều kiện giúp duy trì phản ứng sốt và tăng thân nhiệt nhằm đối chọi lại sự gây hại của mầm bệnh.

hệ thống miễn dịch ảnh hưởng tới giấc ngủ thế nào

IV - Làm sao để cải thiện hệ thống miễn dịch và giấc ngủ

Hệ miễn dịch và giấc ngủ có sự tác động lẫn nhau, để cải thiện hai vấn đề này thì bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

  • Hạn chế dùng điện thoại di động, máy tính và các loại thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này khiến cho người bệnh dễ bị trằn trọc, khó ngủ, người mệt mỏi và suy kiệt sức khỏe.
  • Cần giữ không gian ngủ nghỉ luôn yên tĩnh, có nguồn ánh sáng phù hợp và luôn sạch sẽ thoáng mát. Điều này giúp tạo điều kiện cho người bệnh chìm vào trong giấc ngủ tốt hơn.
  • Trước khi đi ngủ, bạn cần hạn chế uống nhiều nước, hoặc tránh dùng các loại đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích. Biện pháp này giúp bạn có thể duy trì giấc ngủ ổn định, sức đề kháng vượt trội.
  • Giữ tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng và tránh suy nghĩ quá nhiều trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt và hạn chế mất ngủ, thiếu ngủ, khó ngủ.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như: hạt sen, hạnh nhân, rau diếp cá, chuối, cá hồi, mật ong, rau cải xoăn…
  • Nếu như mất ngủ trầm trọng, người bệnh hay mắc phải các bệnh lý truyền nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm thì người bệnh có thể áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức để nâng cao chất lượng giấc ngủ và sức đề kháng cho cơ thể.

Mong rằng với những kiến thức đã được chia sẻ ở trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về giấc ngủ và khả năng miễn dịch. Hy vọng rằng đã giúp các bạn có giấc ngủ chất lượng, luôn khỏe mạnh và có sức khỏe sung mãn.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ