Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là gì? Điều trị như thế nào?

2024-08-22 09:49:56

Là một nỗi ám ảnh tâm lý nặng nề và kéo dài, khiến người bệnh rơi vào sợ hãi, hoảng loạn mỗi khi ở trong bóng tới, hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người bệnh, gây ra chứng mất ngủ, lo âu kéo dài. Vậy cần phải làm gì khi mắc phải hội chứng này?

I - Hội chứng sợ bóng tối Nyctophobia là như thế nào?

Sợ bóng tối (Nyctophobia) là một hội chứng được miêu tả là nỗi sợ hãi kéo dài (khoảng từ 6 tháng trở lên), kèm theo đó là trạng thái hoảng loạn, run sợ, rối loạn tâm lý mỗi khi người bệnh phải ở trong bóng tối. Hội chứng này sẽ có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và có thể gây ra thêm nhiều vấn đề khác về tâm lý khác cho người bệnh.

Để tránh nhầm lẫn hội chứng này với các nỗi sợ bình thường, người bệnh nên nắm rõ thông tin cũng như không được chủ quan để có thể sớm nhận ra tình trạng bệnh, từ đó sớm có cho mình giải pháp khắc phục.

hội chứng sợ bóng tối nyctophobia

II - Nguyên nhân gây ra chứng sợ bóng tối Nyctophobia

Dù cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nguyên nhân chính xác nào được kết luận cho tình trạng này, nhưng bệnh thường xuất hiện ở những người có những yếu tố như:

  • Bị ám ảnh từ những câu chuyện trong quá khứ: Những kí ức đau buồn, không vui về quá khứ lại xảy ra vào ban đêm hay tại những nơi không có ánh sáng như bị đánh dập, bỏ rơi, bị cưỡng bức, bóc lột… khiến người bệnh sinh ra cảm giác lo lắng, từ đó có thể làm xuất hiện hội chứng sợ bóng tối.
  • Bị ảnh hưởng từ yếu tố gia đình: Với những người có người thân đã mắc hội chứng này hoặc mắc các bệnh lý về tâm thần, hay sống trong gia đình có bố mẹ bảo vệ một cách thái quá cũng có thể là yếu tố gây ra nỗi sợ bóng tối.
  • Bị ảnh hưởng từ yếu tố tâm linh: Ở những người “yếu bóng vía”, có nỗi sợ lớn về chuyện ma quỷ, tâm linh huyền bí cũng có thể gây ra nỗi sợ hãi khi ở trong bóng tối của họ, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.

III - Triệu chứng, biểu hiện ở người mắc chứng sợ bóng tối

Người mắc chứng sợ bóng tối thường có những biểu hiện chính gồm:

  • Từ 6 tháng hoặc hơn gặp phải tình trạng bị lo lắng, sợ hãi rất nhiều đến mức vô lý khi phải ở trong bóng đêm.
  • Không thể ở trong bóng tối 1 mình bởi khi đó luôn có cảm giác bất an.
  • Khi phải ở trong bóng tối sẽ xảy ra hoảng loạn, có thể kèm theo choáng váng, mặt tái đi, khó thở, thậm chí là ngất xỉu.
  • Không muốn ra ngoài vào ban đêm hay tới những nơi có ánh sáng ít.
  • Luôn để đèn sáng mỗi khi ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ rất dễ gặp ác mộng, sợ phải ngủ một mình, thậm chí có người còn chọn ngủ vào ban ngày thay vì ban đêm.

Có thể thấy, những biểu hiện của hội chứng này rất dễ nhận biết. Chính vì vậy, người bệnh nên sớm có giải pháp kéo dài, tránh để những biểu hiện này kéo dài hay trở nên ngày càng nặng nề hơn.

biểu hiện chứng sợ bóng tối nyctophobia

IV - Hội chứng sợ bóng tối Nyctophobia gây ra những ảnh hưởng gì?

  • Ảnh hưởng tới giấc ngủ: Có thể khiến người bệnh bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ… khi họ không được thư giãn mà luôn cảm thấy sợ hãi vào ban đêm, có thể kèm theo chứng đau nửa đầu, chóng mặt.
  • Ảnh hưởng tới học tập và công việc: Vì bệnh có thể ảnh hưởng tới trí nhớ và khả năng tập trung của người bệnh.
  • Ảnh hưởng tới giao tiếp: Bệnh có thể khiến người bệnh ngày càng trở nên ngại giao tiếp, cô lập bản thân vì không muốn ra ngoài vào ban đêm.
  • Có thể gây ra nhiều bệnh lý khác: Như chứng trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cảm xúc… nếu bệnh không được điều trị đúng và kịp thời.

V - Điều trị chứng sợ bóng tối Nyctophobia thế nào?

Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Liệu pháp trò chuyện: Tâm sự, nói chuyện với các nhà tâm lý trị liệu.
  • Kỹ thuật chánh niệm: Chỉ nhận thức và quan sát môi trường hiện tại, không nghĩ tới quá khứ hay tương lai.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Là một phương pháp trò chuyện để giúp những suy nghĩ trở nên tích cực hơn.
  • Tăng dần mức độ tiếp xúc với bóng tối: Dần khiến người bệnh có cảm giác an toàn hơn khi ở trong bóng tối.
  • Thực hiện các hoạt động thư giãn: Như tập yoga, thiền định…
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng những loại thuốc giúp chống lo âu.

Nếu tình trạng sợ bóng tối ngày càng trở nên trầm trọng, khiến người bệnh xuất hiện những cơn hoảng loạn vô cùng nặng nề, khiến họ mất ngủ, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, người bệnh nên sớm tìm đến bác sĩ.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ