Khí huyết hư là gì? Cách khắc phục chứng huyết hư hiệu quả

2024-04-11 11:40:40

Khí huyết hư là thuật ngữ được dụng rộng rãi trong y học cổ truyền liên quan đến sức khỏe của mọi người. Chứng bệnh liên quan đến máu tác động lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Vì vậy những thông tin ở bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về chứng huyết hư, ư trệ nhé!

I - Khí huyết hư là gì?

Theo y học cổ truyền, khí huyết là cội nguồn nuôi dưỡng duy trì mọi hoạt động sự sống của cơ thể, bao gồm có “khí” và “huyết”.

Khí bắt nguồn từ các loại thức ăn đồ uống, khí trời được thu nhận tạo ra huyết dịch để chuyển hóa nhằm khởi động chức năng của cơ thể. Còn huyết là một dạng vật chất có nguồn gốc từ thức ăn chuyển đổi mà thành, rất có giá trị dinh dưỡng. Bởi vậy mà khi huyết tốt thì cơ thể cũng thịnh, còn khi huyết suy thì cơ thể cũng suy yếu.

Chứng khí huyết hư là bệnh liên quan đến máu tạo nên trạng thái nhức đầu, hoa mắt, tim đập nhanh, uể oải, khó đi ngoài. Ngoài ra chứng khí huyết hư nhược còn để chỉ nội thể suy yếu, hoạt động của tạng phủ kém hiệu quả khiến chân khí bị hao tổn.

khí huyết hư là gì

Khí và huyết vận chuyển kém khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu

II - Nguyên nhân gây nên chứng khí huyết hư

Khí hư huyết ứ khiến thể trạng cơ thể suy nhược, tinh thần gặp trở ngại lớn. Căn cứ vào các nhân tố gây bệnh dưới đây bạn dễ dàng lên phương án cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

1. Suy nhược cơ thể

Theo y học cổ truyền, suy nhược cơ thể là bệnh thuộc phạm trù tác động của cơ địa, hậu thiên không hài hòa. Ở người suy nhược cơ thể yếu đuối, lục phủ ngũ tạng bị suy yếu rối loạn, âm dương bị mất cân bằng sinh ra mệt mỏi uể oải, bệnh tật liên miên.

Phần lớn người bệnh ốm yếu trong thời gian dài không được bồi bổ đúng cách khiến Tỳ vị tổn hại, sinh hóa khí huyết bất túc. Chứng suy nhược ngoài xuất hiện ở người ốm lâu ngày còn xảy ra ở người sức khỏe yếu bẩm sinh, dinh dưỡng kém, bị các bệnh mạn tính hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sức khỏe.

2. Cơ thể mắc bệnh lý nền

Khí huyết hư tổn xảy ra khi cơ thể có tiền sử mắc các bệnh nên liên quan đến tim mạch, gan, huyết áp với các tác động cụ thể như sau:

  • Bệnh thiếu máu: cơ thể không sản sinh đủ lượng hồng cầu dẫn đến các cơ quan trong cơ thể không thu nhận đủ các chất thiết yếu. Khi thiếu máu người luôn trong trạng thái mệt mỏi, yếu ớt, da xanh như tàu lá chuối.
  • Rối loạn máu: chứng nhiễu loạn khí huyết do bẩm sinh hoặc giun sán tấn công cũng gây cản trở đến việc cung cấp khí huyết cho cơ thể.
  • Bệnh lý tim mạch: các bệnh lý suy tim, hở van tim làm cản trở đến tốc độ lưu thông máu trong cơ thể dẫn đến khí hư huyết ứ nghiêm trọng.
  • Bệnh về thận: cơ quan thận thực hiện chức năng chuyển hóa của cơ thể, nếu thận hoạt động yếu thì sẽ tồn tại nhiều chất cặn dư thừa. Các chất độc hại đó sẽ tồn đọng ở trong máu làm cản trở việc khí huyết lưu chuyển.
  • Bệnh về tiểu đường: Người có tiền sử đái tháo đường thì lượng tiểu cầu dễ tích tụ tại 1 điểm gây tổn thương mạch máu sinh ra huyết hư, ứ trệ.
  • Bệnh về huyết áp: Chỉ số huyết áp tăng - giảm đột ngột làm cản trở đến hoạt động lưu chuyển máu huyết dẫn đến phát sinh chứng huyết ứ nghiêm trọng.
nguyên nhân khiến khứ hư huyết ứ

Các bệnh liên quan đến huyết áp làm khí huyết lưu thông kém

3. Lối sống không lành mạnh

Khí huyết hư tổn còn bắt nguồn từ nếp sinh hoạt, lối sống không lành mạnh của người bệnh. Điều này làm cản trở tốc độ lưu thông khí huyết khiến chứng bị ứ đọng nghiêm trọng.

  • Vận động ít: Việc rèn luyện khoa học giúp hệ cơ quan hoạt động trơn tru, linh hoạt đồng thời tăng cường hoạt động trao đổi chất. Tuy nhiên người lười vận động thể chất khiến khí huyết lưu thông kém, phát sinh hiện tượng ứ đọng.
  • Ăn uống không đúng cách: Cơ thể thu nhận nhiều chất béo xấu, đạm và đường làm rối loạn hoạt động của cơ thể. Khi đó người bệnh dễ phát sinh hiện tượng tăng cân, khí hư huyết ứ và mức năng lượng thiếu ổn định.
  • Thiếu ngủ: Người bị mất ngủ trong thời gian dài, thời gian ngủ không đủ dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, tinh thần khó tập trung đi kèm khí huyết lưu thông kém.
  • Thói quen uống bia rượu và hút nhiều thuốc: Dùng đồ uống có cồn, chất kích thích đều gián tiếp ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu. Đồng thời gia tăng nguy cơ hình thành các bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp.

4. Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng

Một số chất cần thiết như sắt, vitamin B12, folic acid và protein có nhiệm vụ quan trọng để sản xuất và duy trì khí huyết cơ thể. Nếu thiếu hụt sắt, vitamin B12 dẫn đến hoạt chất hóa học ở máu và nhóm tế bào hồng cầu giảm sút nghiêm trọng. 

Ngoài ra, folic acid và protein còn tiến hành vận chuyển các mạch máu và lưu thông khí huyết trơn tru. Cơ thể không cung cấp đủ acid, protein sẽ làm thành mạch tổn thương, lưu thông máu kém khiến khí huyết hư và khó vận chuyển đến hệ cơ quan.

nguyên nhân khí huyết hư tổn

Người ăn uống không đủ chất khiến khí huyết bị giảm sút nhanh chóng

5. Căng thẳng quá mức

Tâm trạng căng thẳng gây trở ngại tới sức khỏe và tốc độ di chuyển của khí huyết. Cơ thể chịu căng thẳng thời gian dài sẽ liên tục sản sinh hormone cortisol và adrenaline làm cản trở nghiêm trọng đến khả năng điều chuyển khí huyết.

Ngoài ra, stress kéo dài sẽ tác động đến các dây thần kinh tự chủ làm gia tăng co bóp ở mạch máu làm cho lượng mái di chuyển tới các hệ cơ quan giảm nhanh. Việc căng thẳng liên tục khiến bạn đối diện với các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, nhịp tim không đều.

III - Triệu chứng của người bị khí huyết hư

Khí hư huyết ứ được hiện hữu dưới nhiều biểu hiện khác nhau căn cứ vào các nhân tố gây nên hiện trạng. Phần lớn người bệnh có trạng thái mặt trắng nhợt vàng bủng, hoa mày chóng mặt, mất ngủ, chân tay tê dại. Tuy nhiên dưới mỗi nhân tố gây bệnh thì sẽ các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Người huyết ứ do chứng suy nhược có biểu hiện mệt mỏi, đoản hơi, mồ hôi ra nhiều, cân nặng giảm đột ngột, lưỡi nhạt đi kèm phần rêu lưỡi mỏng.
  • Bệnh khí huyết tổn hại do khí huyết bất túc có triệu chứng người gầy còn, thở hụt hơi, trạng thái nôn nao khó chịu, tay chân tê dại...
  • Khí huyết hư do bệnh huyễn vậng có trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, sắc mặt không tươi, ngủ mê nhiều, đi ngoài lỏng.
  • Bệnh kinh quý chính sung có huyết ứ thống nhận diện qua hiện tượng lo âu kéo dài, trí nhớ kém, mất ngủ, tinh thần chán nản, lưỡi nhạt.
  • Bệnh bất mị có biểu hiện huyết hư gồm chứng mệt mỏi sức yếu, rêu lưỡi mỏng, khó ngủ, khi ngủ thì mê man, trí nhớ giảm sút trầm trọng.
  • Chứng Nuy gây tổn khí huyết với các biểu hiện tay chân yếu ớt, cơ bắp hao mòn, tinh thần uể oải, nhức đầu hoa mắt, lưỡi đỏ nhạt, miệng đắng khó chịu.
  • Bệnh Tiện huyết gây ra khí hư huyết ứ với các dấu hiệu điển hình như choáng váng, đi đại tiện phân đen, đầy chướng vùng bụng, lưỡi nhạt, tinh thần ủ rũ.
triệu chứng khí huyết hư

Người luôn trong trạng thái uể oải, đau nhức toàn thân

IV - Cách điều trị chứng khí huyết hư hiệu quả

Để cải thiện chứng khí huyết hư nhược ổn định sức khỏe thì người bệnh nên quan tâm đến một số biện pháp bắt nguồn từ dinh dưỡng và các bài thuốc bổ trợ sức khỏe.

1. Sử dụng dược thiện nâng cao khí huyết

Các món ăn được chế biến từ nguyên liệu bổ khuyết, ổn định phủ tạng giúp loại bỏ nhanh tình trạng khí hư huyết ứ. Dưới đây là một số món ngon giàu dưỡng chất giúp người bệnh cải thiện hoạt động lưu chuyển khí huyết.

1.1 Trứng gà nấu kỷ tử

  • Chuẩn bị: táo tàu, kỷ tử 30g, trứng gà 3 quả.
  • Trứng rửa sạch rồi cho lên nồi nước luộc chín sau đó lột vỏ.
  • Kỷ tử và táo đỏ rửa sạch sau đó cho lên bếp nấu 7 - 10 phút rồi thêm trứng gà vào nấu cùng.
  • Sau 5 phút thì điều chỉnh gia vị phù hợp sau đó múc ra bát để sử dụng.

1.2 Chè trứng gà, hà thủ ô

Món chè thơm ngon sử dụng dược liệu hà thủ ô kết hợp cùng trứng gà giúp cải thiện khí huyết hư tổn, ổn định sức khỏe toàn diện.

  • Chuẩn bị: hà thủ ô 80 - 90g, táo tàu 25 quả, trứng gà 2 quả, đường phèn.
  • Các nguyên liệu rửa sạch, táo bỏ hạt còn trứng thì luộc chín và bóc cẩn thận.
  • Trứng, hà thủ ô lần lượt xếp vào bát sau đó cho lên nồi chưng cách thủy khoảng 1 giờ.
  • Cuối cùng cho đường phèn vào đến khi đường tan thì nêm vừa khẩu vị là được. 
cách điều trị khí huyết hư

Dùng trứng gà và hà thủ ô giúp lưu thông khí huyết ổn định

1.3 Canh long nhãn hồ đào

Long nhãn là dược liệu giúp bồi bổ khí huyết, an thần định chí, cải thiện khí hư huyết ứ hiệu quả. Cách làm món canh tốt cho sức khỏe được tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị: long nhãn 40g, hồ đào 30g, 6 quả đại táo, đường trắng và nước.
  • Rửa sạch các nguyên liệu sau đó cho lên nồi nước đun khoảng 40 phút thì tắt bếp.

1.4 Canh óc lợn nấu táo tàu

Canh óc lợn kết hợp với táo tàu giúp bổ não, dưỡng tâm an thần, tiêu trừ mọi phiền muộn. Những người bị chóng mặt hoa mắt, ngủ kém, mồ hôi đổ ra nhiều, khí huyết hư dùng sẽ cực hiệu quả.

  • Chuẩn bị: óc heo, táo tàu 30g, tiểu mạch khoảng 30g và đường trắng.
  • Óc heo loại bỏ bỏ gân, máu và tiểu mạch để rửa sau đó để cho ráo nước.
  • Táo tàu đem ngâm vào trong nước nóng sau đó rửa lại cẩn thận.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu sôi trong thời gian 15 - 20 phút sau đó múc ra để dùng.
canh chữa khí hư huyết ứ

Canh óc heo cùng táo đỏ cải thiện chứng khí hư huyết ứ cực tốt

1.5 Canh cá mè xuyên khung

Cá mè kết hợp với xuyên khung giúp bổ não tủy, cải thiện các chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt do huyết khí trong mạch máu bị hao tổn, chứng ngoại cảm phong hàn.

  • Chuẩn bị: đầu cá mè tươi làm sạch, xuyên khung, bạch chỉ mỗi loại 70g.
  • Cá bổ làm đôi rồi nấu cùng với nước gừng để khử tanh.
  • Các vị thuốc rửa sạch sẽ rồi nấu cùng nước vừa đủ đến khi chín nhừ.
  • Ăn cá kèm với uống nước canh để thu nhận dưỡng chất hiệu quả.

2. Dùng các bài thuốc trị khí huyết hư

Hiện nay Đông y sử dụng các bài thuốc kết hợp từ các dược liệu quý để cải thiện chứng khí hư huyết ứ nhanh trong. Một số bài thuốc tiêu biểu được người bệnh ứng dụng hiệu quả gồm:

2.1 Bài thuốc Ngự y Mật Phương chữa suy nhược

Ngự y mật phương là phương thức bào chế hiệu nghiệm nhất “quốc bảo” y học cổ truyền, từng được các Ngự y trong Thái y viện dùng để chữa trị riêng cho các vua chúa thời xưa. Phương pháp mang lại hiệu quả thần kỳ vượt trội, thực sự khác biệt ngay cả đối với những bệnh nan y từng chạy chữa nhiều nơi không khỏi.

Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất là sản phẩm duy nhất hiện nay được bào chế theo Ngự y mật phương. Sản phẩm với bảng thành phần an toàn và lành tính, các cây thuốc có dược tính cao được chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện khí huyết hư, khôi phục chức năng của các cơ quan tạng phủ.

  • Các vị thuốc thục địa, đẳng sâm, đương quy, bạch thược, xuyên khung đều có công dụng bổ huyết, dưỡng huyết, hoạt huyết, điều dưỡng tâm can đều đặn, ổn định.
  • Phục linh giúp dưỡng tâm an thần, trấn tĩnh, tăng cường hệ thống miễn dịch, có lợi cho đường tiêu hóa.
  • Bạch truật nâng cao khí huyết, cải thiện hiện tượng uể oải, ăn kém ở người suy nhược.
  • Ngoài ra còn có các vị thuốc cam thảo, hoàng kỳ… công dụng bổ tỳ, thanh nhiệt tiêu độc, cải thiện khí hư huyết ứ.

Dược phẩm Nhất Nhất áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại với những thành phần dược liệu trên. Sau đó đưa vào sản xuất quy mô công nghiệp tại nhà máy tiêu chuẩn GMP – WHO, sản xuất dưới dạng viên nén tiện lợi làm tăng khả năng hấp thụ vào sâu bên trong cơ thể, vừa đỡ mất công đun sắc thuốc.

Các viên nén được đóng vào từng gói nhỏ gọn dễ dàng bảo quản và mang theo sử dụng, đáp ứng nhu cầu cao nhất của người dùng hiện đại. Sản phẩm Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 bổ khí huyết, hoạt huyết, bổ dương là giải pháp điều trị hiệu quả các vấn đề:

  • Các triệu chứng suy nhược cơ thể như người hay gầy yếu, mệt mỏi, vã mồ hôi, xanh xao, ăn ngủ kém…
  • Cải thiện khí huyết hư, ổn định chức năng tạng phủ giúp cơ thể khỏe khoắn, ngăn ngừa bệnh tật, sống khỏe trường thọ.
  • Thay đổi cơ địa - căn nguyên chủ yếu dẫn đến suy nhược trở về cơ địa như người bình thường, khỏe mạnh, giúp cơ thể tự phục hồi lại các tác nhân gây bệnh. 
thuốc bồi bổ khí huyết

Viên suy nhược giúp khắc phục chứng khí huyết không ổn định nhanh chóng

2.2 Bài thuốc bổ tâm an thần

Khí hư huyết ứ sinh ra rối loạn nhịp tim, nhớ trước quên sau, giấc ngủ chập chờn mộng mị liên miên ngày này qua ngày khác, sắc mặt buồn nhợt nhạt. Bài thuốc sau đây giúp dưỡng huyết, bổ tâm an thần rất tốt cho người bệnh.

  • Chuẩn bị: vị hắc táo nhân là 21g, dưỡng tâm thang và hoàng kỳ mỗi vị 17g, xuyên khung 9g, vị nhục quế 11g.
  • Các vị thuốc phục thần, bán hạ, bá tử nhân và nhân sâm, bạch linh mỗi vị là 13g.
  • Cam thảo và sinh khương, mỗi vị 5g.
  • Hai vị thuốc ngũ vị tử và viễn chí là 11g.
  • Vị đương quy 18g và 4 quả đại táo.

Người bệnh mỗi ngày uống một thang thuốc, sắc uống làm ba lần và thời điểm uống phù hợp là dùng trước khi ăn. Ngoài sắc thuốc ra thì có thể tán thành bột nặn thành viên hoàn mật ong để uống cho tiện lợi.

2.3 Bài thuốc bổ huyết dưỡng can

Khí huyết hư dẫn đến can (gan) hư, người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt ù tai, đau ở phía hai bên mạn sườn, tâm trạng hay sợ sệt bồn chồn, da nhăn nheo, chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Dưới đây là bài thuốc giúp cải thiện chứng bệnh nhanh chóng.

  • Chuẩn bị: Thục địa 130g, xuyên quy và bạch thược mỗi vị 90g, xuyên khung là 70g, ngũ vị tử, hắc táo nhân…
  • Cho các dược liệu vào máy xay hoặc cối giã để làm nhuyễn thành bột mịn rồi trộn với mật ong. Người bệnh sử dụng 3 lần/ngày, mỗi lần dùng khoảng 2 - 3 viên để thu nhận các chất tốt nhất.

2.4 Bài thuốc ích khí dưỡng huyết

Bài thuốc mang lại tác dụng cải thiện khí hư huyết ứ, trị hiệu nghiệm các chứng chóng mặt quay cuồng đứng không vững, da mặt trắng nhợt nhạt, môi tái, màu móng chân móng tay bị nhợt không hồng hào, tinh thần mệt mỏi, hay hụt hơi, bồn chồn, hồi hộp, mất ngủ kéo dài.

Bài thuốc quy tỳ thang giúp bổ tâm và tỳ, khắc phục khí huyết hư dùng các dược liệu như:

  • Các vị thuốc nhân sâm vị ngọt, hơi đắng. Bạch truật ngọt hơi đắng, mùi thơm nhẹ và phục linh vị ngọt, hơi nhạt đều mang lại tác dụng bổ khí, ích khí rất tốt. Mỗi loại chuẩn bị 12g là hợp lý.
  • Hoàng kỳ và đương quy 13g, đây đều là những vị thảo dược quý điều khí, nuôi dưỡng huyết rất tốt.
  • Táo nhân 17g và ba quả đại táo dưỡng tâm rất tốt, người bị mất ngủ lâu ngày dùng thấy cải thiện rõ rệt.
  • Chọn lấy 3 lát mỏng củ gừng tươi, long nhãn và viễn chí mỗi vị là 9g.
  • Còn mộc hương và cam thảo mỗi vị là 5g, cả hai đều mang lại hiệu quả tuyệt vời. Cam thảo tính bình, thanh nhiệt tiêu độc còn mộc hương vị cay, tính ấm hành khí hoạt huyết, khí huyết lưu thông ổn định bình thường.
khí huyết hư nên làm gì

Các vị thuốc giúp ích khí dưỡng huyết nhanh chóng

2.5 Bài thuốc bổ âm dưỡng huyết

Táo bón thể huyết hư gây ra nhiều trở ngại như phân rắn, cố gắng hết sức để rặn nhưng mãi không ra, khí sắc da dẻ yếu, môi lưỡi khô nhợt, hay bị thiếu máu. Mọi người áp dụng bài thuốc nhuận tràng hay dùng như sau:

  • Hai vị thuốc đương quy và sinh địa mỗi vị 17g, giúp bổ máu, chữa suy nhược cơ thể tốt.
  • Hỏa ma nhân 13g vị ngọt, tính bình và đào nhân cũng 13g nhuận huyết, hoạt huyết, tăng lưu lượng máu huyết.
  • Thục đại hoàng 9g tốt cho các trường hợp bị thiếu máu, kém ăn, rối loạn đại tiện, nóng trong người.

Các vị thuốc làm nhuyễn thành bột mịn rồi vo thành viên hoàn cùng với mật ong để uống cho tiện lợi, Một ngày chia ra uống làm 3 lần, mỗi lần uống một viên với nước lọc để nguội.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chứng khí huyết hư. Đồng thời người bệnh biết cách nhận biết và vận dụng các bài thuốc để giải quyết trạng thái khí hư huyết ứ nhanh chóng nhằm khôi phục sức khỏe toàn diện, ổn định tinh thần.

Lên đầu trang
Loading